Kinh nghiệm bán hàng quần áo vỉa hè dành cho người mới vào nghề
Theo dõi work247 tạiỞ Việt Nam, chắc hẳn bạn không còn cảm thấy xa lạ khi trông thấy những hàng hóa, đồ ăn được bày bán trên vỉa hè. Tuy hình thức kinh doanh này mang lại nguồn thu vô cùng lớn nhưng cũng gặp phải những khó khăn không hề nhỏ. Vậy có nên kinh doanh quần áo vỉa hè hay không? Nên chuẩn bị những gì trước khi bán quần áo ở vỉa hè? Cùng tìm hiểu các kinh nghiệm bán hàng quần áo vỉa hè qua bài viết dưới đây nhé!
1. Nên hay không nên bán hàng quần áo vỉa hè?
1.1. Lợi ích và khó khăn khi bán quần áo vỉa hè
Nghề nào cũng sẽ có những lợi ích và thách thức khác nhau, bạn cần phải biết được những khó khăn mà bản thân có thể gặp phải với việc kinh doanh quần áo để sẵn sàng “đương đầu” với việc kinh doanh này nhé!
1.1.1. Bán quần áo vỉa hè có phải nghề dễ dàng?
Ở Việt Nam, những mặt hàng buôn bán ở các vỉa hè đường phố giống như “món ăn quen thuộc” hàng ngày của nhiều người. Trong đó, đồ ăn vặt và quần áo là 2 mặt hàng được bán chạy nhất tại vỉa hè. Chỉ cần bỏ ra một khoản vốn nho nhỏ, bạn đã có thể kinh doanh quần áo vỉa hè và thu về một khoản thu nhập không hề nhỏ.
Bởi khi bán hàng vỉa hè, bạn sẽ không cần phải chi trả tiền vốn cho việc thuê mặt bằng, đầu tư mua các vật dụng cho giống như shop quần áo. Nguồn vốn của bạn chủ yếu sử dụng cho việc nhập quần áo và phí “bảo kê”. Vỉa hè cũng là nơi có nhiều người qua lại, do đó bạn có thể kinh doanh vô cùng tốt.
1.1.2. Một số thách thức khi bán hàng quần áo vỉa hè
Tuy mức thu nhập khá cao, tuy nhiên bán quần áo tại vỉa hè gặp phải một số thách thức và khó khăn lớn, bởi khi bạn sử dụng vỉa hè làm nơi kinh doanh, bạn có thể bị cơ quan chức năng dẹp bỏ vì chiếm đường đi của những người tham gia giao thông.
Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều người lựa chọn hình thức kinh doanh là bán hàng quần áo trên vỉa hè, do đó nên việc cạnh tranh vô cùng lớn. Nhìn chung, bán quần áo ở vỉa hè sẽ có những khó khăn và thách thức riêng, bạn cần tìm hiểu kỹ càng các kinh nghiệm bán hàng quần áo vỉa hè trước khi quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh này nhé!
1.2. Liệu có nên bán hàng quần áo vỉa hè?
Khi bán quần áo ở vỉa hè, bạn không cần đầu tư quá nhiều trang thiết bị và không cần thuê mặt bằng kinh doanh mà chủ cần chuẩn bị một vài tấm biển và một khung treo quần áo. Những tấm biển này có thể ghi giá của từng món hàng hoặc ghi hàng đồng giá như 9k, 19k, 49k, 99k… Bởi bán hàng ở vỉa hè nên bạn chỉ nên nhập những mặt hàng giá rẻ thì mới có thể thu hút khách hàng.
Đây cũng là hình thức kinh doanh thu hút được nhiều khách hàng khác nhau, do đó mà mức thu nhập vô cùng hấp dẫn. Bạn không nên nhập những mặt hàng quá đắt đỏ bởi vì khách hàng sẽ không mua những món quần áo quá đắt tại vỉa hè đâu nhé!
2. Tổng hợp những kinh nghiệm bán hàng quần áo vỉa hè
2.1. Thuê vỉa hè bán quần áo
Trên thực tế, nếu bạn muốn bán quần áo ở vỉa hè trước cửa nhà của người khác thì bạn cần thuê vỉa hè, và giá thuê vỉa hè tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh khá đắt đỏ. Tuy vậy, nếu bạn mới bắt đầu kinh doanh, chưa có kinh nghiệm và chưa có nhiều vốn thì bạn không nên đầu tư quá nhiều vào tiền thuê vỉa hè.
Bạn có thể tham khảo những khu vỉa hè ở nơi vừa phải, có nhiều người qua lại để có thể kinh doanh quần áo. Bên cạnh đó, bạn nên thỏa thuận kỹ các điều khoản với chủ nhà, quan tâm tới các hợp đồng, giấy tờ và đảm bảo nội chung của chúng minh bạch, rõ ràng.
Tuy vậy, dù bạn thuê ở vỉa hè có diện tích nhỏ nhưng vẫn khá tốn kém. Do đó, nếu mới bắt đầu kinh doanh, bạn nên chọn những địa điểm ở có thể cơ động, linh hoạt trong việc di chuyển như cổng các trường Đại học, khu chung cư,... Tuy đây chỉ là hình thức tạm thời, nhưng bạn sẽ không phải thuê mặt bằng kinh doanh.
2.2. Chú ý tới luật bán quần áo vỉa hè
Khi nhắc tới luật kinh doanh ở vỉa hè, bạn cần quan tâm tới luật của Nhà nước và luật ở thế giới “ngầm”.
Trước tiên, theo quy định của Nhà nước về Luật giao thông đường bộ thì vỉa hè chỉ được phục vụ cho mục đích giao thông, còn nếu bạn muốn kinh doanh buôn bán thì cần không ảnh hưởng tới trật tự an toàn giao thông và cần được sự cho phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Thứ hai, khi bạn kinh doanh bán hàng vỉa hè thì bạn cần hiểu được luật trong thế giới “ngầm”và chú ý tới những người đứng phía sau khu phố này. Bạn cần phải nộp phí “bảo kê” để việc kinh doanh trở nên trót lọt, thuận lợi và không bị quấy phá.
2.3. Dự trù trước các khó khăn
Khi kinh doanh quần áo vỉa hè, một điều bạn nên quan tâm hơn cả đó chính là thời tiết, trời nắng nóng, lạnh, mưa gió, bão có thể khiến việc buôn bán của bạn bị ảnh hưởng. Do đó, bạn nên chuẩn bị trước ô dù, bạt để che chắn cho khách và quần áo của mình.
Khi cảm thấy trời sắp có bão, bạn nên nhanh chóng dọn dẹp đồ, bởi nếu không, mưa to có thể khiến quần áo của bạn bị ướt hết, khó khăn trong việc hong khô quần áo. Chưa hết, bão to có thể khiến quần áo của bạn bị “bay” mất hay trời mưa quá to có thể khiến vỉa hè, đường xá bị lụt, khiến quần áo có thể bị hỏng hóc…
Ngoài thời tiết thì công an phường cũng là một vấn đề khiến những người bán quần áo vỉa hè khá e ngại. Một trong những kinh nghiệm bán hàng quần áo vỉa hè bạn cần biết được đó là luôn cảnh giác, chuẩn bị tinh thần dọn đồ đạc ở bất cứ đâu, nếu không bạn sẽ phải “bỏ của chạy lấy người”.
Hiện nay, những người “bảo kê” ở khu vực đó sẽ thông báo trước cho bạn nếu có công an kiểm tra, và bạn muốn vào danh sách được thông báo thì cần chi trả một khoản phí. Tuy vậy, một số nơi dù đã được thông báo nhưng nếu chẳng may, quần áo mà bạn kinh doanh có thể lên xe của công an phường như thường và bạn có thể mất trắng cả gốc lẫn lãi.
2.4. Luôn cảnh giác với kẻ trộm
Khi bán quần áo ở vỉa hè, nhiều người qua lại và đôi lúc khách cũng sẽ rất đông, do đó để tránh kẻ gian ăn cắp đồ đạc thì bạn nên cảnh giác và tự bảo quản tài sản cá nhân của mình. Những tài sản giá trị như ví, điện thoại nên luôn treo bên mình và luôn chú ý tới những đối tượng khả nghi, tránh mất trộm đồ.
2.5. Tích hợp bán quần áo online
Ngoài ra, để kiếm thêm thu nhập, bạn có thể mở rộng hình thức kinh doanh bằng việc bán hàng online qua sàn thương mai điện tử như Shopee, Lazada, Tiki… hay bán hàng qua mạng xã hội như Facebook, TikTok, Instagram, Zalo…
Khi bạn đã tích góp đủ số vốn nhất định, khoảng 10-20 triệu thì bạn hoàn toàn có thể chuyển sang việc bán hàng online hoặc kết hợp cả 2 hình thức bán hàng nhưng mở rộng quy mô. Khi đó, bạn chỉ cần tiếp cận khách hàng bằng nhiều hình thức, nhận đơn và giao quần áo cho khách, giúp bạn tăng thu nhập nhanh chóng.
Bên cạnh đó, khi bạn đã bán hàng theo hình thức online thì nên sử dụng phần mềm hỗ trợ quản lý bán hàng, bạn có thể tham khảo phần mềm quản lý bán hàng 365, hỗ trợ bạn quản lý doanh thu, hàng hóa dễ dàng, giúp bạn dễ dàng hơn trong việc kinh doanh.
Trên đây là những kinh nghiệm bán hàng quần áo vỉa hè giúp bạn “bỏ túi” và tự mình kinh doanh. Bán quần áo ở vỉa hè là một hình thức kinh doanh có cả thuận lợi và khó khăn, do đó để kinh doanh hiệu quả, bạn cần tìm hiểu địa điểm thật kỹ, chọn lựa mặt hàng để bán chất lượng, đồng thời cũng nên tìm hiểu các khoản phí “bảo kê” xung quanh khu vực đó. Ngoài ra, bạn nên hòa đồng, thân thiện với những người bán hàng cạnh đó để tránh bị ghét bỏ và cô lập nhé! Chúc bạn may mắn!
820 0