Chi tiết bản mô tả công việc Kỹ sư công nghệ thực phẩm!

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Hà Linh tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Hà Linh

Bạn có đủ tố chất để trở thành một Kỹ sư công nghệ thực phẩm trong tương lai? Nhưng trên thực tế, vị trí này đảm nhiệm những trọng trách cụ thể gì ở các doanh nghiệp? Nắm rõ các thông tin từ bản mô tả công việc Kỹ sư công nghệ thực phẩm sẽ giúp các ứng viên hiểu rõ hơn về nhiệm vụ, bản chất công việc trước khi quyết định ứng tuyển. Ngoài ra, bản mô tả công việc được work247.vn cung cấp dưới đây cũng có thể trở thành nguồn tham khảo hữu ích cho các chuyên viên nhân sự đang có nhu cầu hoàn thiện bản tin tuyển dụng việc làm đấy nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Việc làm công nghệ thực phẩm

1. Tổng quan chung về vị trí việc làm

Tổng quan chung về vị trí việc làm
Tổng quan chung về vị trí việc làm

Sự quan tâm và chú trọng về vấn đề an toàn, vệ sinh thực phẩm đã trở thành động lực thúc đẩy ngành công nghệ thực phẩm phát triển. Minh chứng cụ thể cho thấy số lượng sinh viên đăng ký xét tuyển vào ngành này tại các cơ sở giáo dục rất đông đảo. Nhu cầu nhân lực cao, đa dạng vị trí việc làm, và hơn hết là mức thu nhập trung bình ổn định. Tất cả đều là các “nguyên nhân” khiến cho ngành học này trở nên hấp dẫn.

Kỹ sư công nghệ thực phẩm là một vị trí công việc điển hình sau khi tốt nghiệp chuyên ngành hấp dẫn này. Họ là những chuyên viên làm việc ở các doanh nghiệp cung cấp, sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm. Họ chịu trách nhiệm cho toàn bộ quy trình tạo ra một sản phẩm nhất định. Từ những khâu đầu tiên như chọn nguyên liệu, bảo quản và đảm bảo chất lượng đầu vào cho đến những khâu cuối cùng như đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, đóng gói và phân phối ra thị trường.

Bên cạnh đó, các Kỹ sư công nghệ thực phẩm cũng đảm nhận trọng trách nghiên cứu, tìm hiểu và phát triển các sản phẩm mới, sáng chế hoặc tìm ra các nguyên liệu mới. Quản lý, theo dõi và giám sát toàn bộ hoạt động liên quan đến lĩnh vực vận hành dây chuyền và nhân công sản xuất, đảm bảo tiến độ thực hiện cũng như kết quả cam kết cuối cùng.

2. Khám phá mô tả công việc Kỹ sư công nghệ thực phẩm

Khám phá mô tả công việc Kỹ sư công nghệ thực phẩm
Khám phá mô tả công việc Kỹ sư công nghệ thực phẩm

Trách nhiệm và chức năng của Kỹ sư công nghệ thực phẩm tùy thuộc vào lĩnh vực làm việc trong các doanh nghiệp nhất định. Nhiều ứng viên chưa có kinh nghiệm, thường khá bỡ ngỡ khi không biết họ sẽ phải làm gì khi tham gia vào vị trí này. Đó là lý do các ứng viên nên bám sát vào thông tin bản mô tả công việc Kỹ sư công nghệ thực phẩm. Điều này vừa có thể giúp bạn định hình bản chất, nhiệm vụ công việc. Vừa có thể xem xét mức độ phù hợp của bản thân đối với vị trí ứng tuyển ra sao để đưa ra quyết định có nên hay không nên ứng tuyển.

Những thông tin được cung cấp từ bản mô tả công việc, cũng đồng thời giúp ứng viên linh hoạt trả lời các câu hỏi trong vòng phỏng vấn với nhà tuyển dụng, gia tăng sự tự tin trước các ứng viên khác.

>>> Tải bản mô tả công việc đầy đủ của vị trí Kỹ sư công nghệ thực phẩm sau đây:

KỸ SƯ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM.docx

2.1. Theo dõi và kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm

Theo dõi và kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm
Theo dõi và kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm

Với tầm ảnh hưởng trực tiếp của thực phẩm đến chất lượng sức khỏe người tiêu dùng. Hơn hết, đảm bảo những tiêu chí từ A-Z cho sản phẩm trước khi tung ra thị trường để phân phối một cách công khai rất được các doanh nghiệp chú trọng và quan tâm. Kỹ sư công nghệ thực phẩm được tuyển dụng như một “lời cam kết” từ doanh nghiệp cho sản phẩm của mình. Vì chính các kỹ sư sẽ là người trực tiếp đảm bảo toàn bộ quy trình cho ra đời một sản phẩm. Họ có nhiệm vụ tiếp nhận các đơn hàng cung cấp nguyên liệu từ các đối tác. Trước đó, chính Kỹ sư công nghệ thực phẩm cũng là người xây dựng kế hoạch chi tiết về khối lượng nguyên liệu tương ứng để tạo ra sản phẩm.

Sau khi tiếp nhận, nhiệm vụ của họ là kiểm tra kỹ càng số lượng và chất lượng của nguồn nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất. Để làm được điều này, họ cần là người am hiểu và nắm vững các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá,... vệ sinh an toàn thực phẩm theo luật hiện hành và theo quy chuẩn của công ty. Quá trình kiểm tra nguyên liệu nếu phát hiện những dấu hiệu rủi ro hoặc không đáp ứng theo yêu cầu, họ cũng sẽ là người phụ trách báo cáo lên cho cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo.

Kiêm luôn trọng trách đảm bảo chất lượng đầu ra, Kỹ sư công nghệ thực phẩm cũng là người trực tiếp tham gia vào quá trình kiểm tra, giám sát thành phẩm sau khi được sản xuất. Trên cơ sở quan sát trực tiếp, kết hợp với hệ thống các tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng thực phẩm, các kỹ sư sẽ thực hiện các đối chiếu và so sánh để quyết định sản phẩm đó đã đạt điều kiện phân phối và sử dụng hay chưa.

Xem thêm: CV ngành công nghệ thực phẩm chinh phục nhà tuyển dụng tương lai

2.2. Theo dõi và hướng dẫn thực hiện công việc đảm bảo đúng nguyên tắc

Theo dõi và hướng dẫn thực hiện công việc đảm bảo đúng nguyên tắc
Theo dõi và hướng dẫn thực hiện công việc đảm bảo đúng nguyên tắc

Một sản phẩm được ra đời, không chỉ là công sức của một người, mà chính xác hơn là một tập thể, một vòng tròn nhân sự trong bộ phận sản xuất. Tuy nhiên, hệ thống nhân sự thực hiện từng khâu, từng nhiệm vụ cần phải có người giám sát, theo dõi và hướng dẫn. Và không ai khác đó chính là Kỹ sư công nghệ thực phẩm.

Kỹ sư công nghệ thực phẩm thường thực hiện các nghiên cứu và cho ra đời các công thức chế biến hoặc công thức sản xuất cụ thể cho một mặt hàng nào đó. Họ sẽ là người “cầm tay chỉ việc” cho những nhân sự chẳng hạn như: công nhân, kỹ thuật viên,... trong từng khâu thực hiện sản xuất (sơ chế, bóc tách nguyên liệu, chế biến, đóng gói, dán nhãn,...). Họ thường xuyên kiểm tra, theo dõi công suất thực hiện và kết quả làm việc của từng bộ phận trong dây chuyền sản xuất. Nhắc nhở và đốc thúc nhân viên làm việc, đảm bảo tiến độ đã đề ra và cam kết thỏa mãn các tiêu chuẩn, tiêu chí, quy định của công ty.

Trong một số doanh nghiệp, Kỹ sư công nghệ thực phẩm cũng có thể kiêm nhiệm vấn đề lên kế hoạch cho đội ngũ nhân sự và tuyển dụng nhân sự. Họ cũng là người có nhiệm vụ tiếp nhận, đào tạo, hướng dẫn và phân công các công việc cụ thể nhất cho các tổ, nhóm, bộ phận trong lĩnh vực sản xuất.

2.3. Giám sát và đảm bảo chất lượng thành phẩm cuối cùng

Giám sát và đảm bảo chất lượng thành phẩm cuối cùng
Giám sát và đảm bảo chất lượng thành phẩm cuối cùng

Trong bản mô tả công việc Kỹ sư công nghệ thực phẩm, nhiệm vụ quan trọng nhất có lẽ là giám sát và đảm bảo chất lượng thành phẩm cuối cùng. Chất lượng sản phẩm tác động trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng, do đó vấn đề đầu ra luôn luôn là sứ mệnh được quan tâm nhất trong các doanh nghiệp sản xuất.

Đóng vai trò như những chuyên viên QA và QC, Kỹ sư công nghệ thực phẩm cũng kiêm luôn nhiệm vụ kiểm soát và đảm bảo chất lượng ở mức an toàn và tối ưu nhất đối với sản phẩm vừa mới được sản xuất. Hơn hết, họ cần phải nắm rõ công thức, công dụng, đặc tính, vai trò và những thông số liên quan đến sản phẩm. Ngoài ra, các kỹ sư cũng cần nằm lòng các quy định và tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm như: các điểm cụ thể trong kế hoạch  HACCP.

Xem thêm: Tìm việc làm kỹ sư công nghệ thực phẩm

2.4. Quản lý toàn bộ tài liệu, hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp chuyên về sản xuất, hệ thống quản lý chất lượng là vô cùng quan trọng. Có thể nói, chúng như một công cụ nhằm đảm bảo những sản phẩm mà doanh nghiệp cung ứng luôn thỏa mãn tương ứng với mong muốn và thị hiếu của các đối tác khách hàng. Doanh nghiệp sẽ vận hành một cách chặt chẽ, có hiệu quả nếu như Kỹ sư công nghệ thực phẩm và các bên liên quan thiết lập được một hệ thống quản lý chất lượng tốt.

Một số hệ thống quản lý chất lượng mà Kỹ sư công nghệ thực phẩm cần quản lý cũng như kiểm soát như: Hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 9000, hệ thống toàn diện TQM, hệ thống HACCP, hệ thống Q-Base,...

Kỹ sư công nghệ thực phẩm cũng là cá nhân đảm nhiệm thực hiện và triển khai các hệ thống chất lượng, đi từ các bước bao gồm: Xây dựng và thiết kế; Triển khai thực hiện; Nghiệm thu; Kiểm soát và đo lường; Xem xét và cải tiến. Trước khi thiết lập và xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng, các kỹ sư cần xem xét và đảm bảo việc kết nối đa chức năng, cam kết mong muốn và sự thỏa mãn của người tiêu dùng luôn là một mục tiêu hàng đầu và xuyên suốt.

2.5. Một số công việc khác

Một số công việc khác
Một số công việc khác

Mô tả công việc Kỹ sư công nghệ thực phẩm thường đề cập đến khá nhiều nhiệm vụ đa dạng. Tùy thuộc vào lĩnh vực thực phẩm mà họ làm việc, trách nhiệm thường đi kèm với một vài quyền hạn nhất định. Một vài nhiệm vụ khác cũng được các doanh nghiệp giao phó cho Kỹ sư công nghệ thực phẩm như sau:

- Kiểm soát nguyên liệu thô, giá trị dinh dưỡng, chất lượng sản phẩm và những dấu hiệu bất ổn trong quy trình chế biến.

- Tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm thông qua việc hợp tác với các chuyên gia tiếp thị, chuyên gia về bao bì, nhãn mác, nhận sự cố vấn và tham mưu từ các chuyên gia vận hành dây chuyền sản xuất, chuyên gia hương vị, chẩn đoán công dụng sản phẩm,....

- Không ngừng cải thiện các khía cạnh để hoàn thiện sản phẩm ở mức tối ưu nhất. Chẳng hạn như: sự tiện lợi, giá trị dinh dưỡng, thành phần hóa học, công dụng, màu sắc, hương vị,...

- Phân tích và thực hiện thường xuyên các nghiên cứu về sản phẩm và những thành phần cấu trúc bên trong sản phẩm để cải tiến hoạt động bảo quản và lưu trữ.

- Chứng minh thành phẩm cho các đối tác hoặc người tiêu dùng.

Xem thêm: [Tiết lộ] Trọn Bộ câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thực phẩm

3. Yêu cầu công việc Kỹ sư công nghệ thực phẩm

Yêu cầu công việc Kỹ sư công nghệ thực phẩm
Yêu cầu công việc Kỹ sư công nghệ thực phẩm

Thông qua thông tin về bản mô tả công việc, có thể nhận ra mức độ phức tạp về nhiệm vụ, trách nhiệm cũng như khối lượng công việc của một Kỹ sư công nghệ thực phẩm. Không phải bất kỳ ai cũng có thể tham gia và tự tin hoàn thành tốt các nhiệm vụ trên. Do đó, các ứng viên cần hiểu rõ yêu cầu và các điều kiện bắt buộc được các nhà tuyển dụng đưa ra cho vị trí làm việc này:

- Về chuyên môn: Ứng viên cần sở hữu các chuyên ngành Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sinh học, hoặc các chuyên ngành liên quan gần như: Hóa học, Sinh học, Dinh dưỡng, Vệ sinh an toàn thực phẩm,...

- Về kinh nghiệm: Một số nơi không yêu cầu kinh nghiệm đối với vị trí này, tuy nhiên các ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong bộ phận sản xuất ở các ngành công nghiệp liên quan sẽ được ưu tiên.

- Về kỹ năng và các phẩm chất khác: Kỹ sư công nghệ thực phẩm cần trang bị những kỹ năng quan trọng về tiếng Anh (chú trọng viết và đọc), kỹ năng làm việc với máy tính thành thạo. Có kiến thức vững về luật pháp trong ngành thực phẩm. Ngoài ra, Kỹ sư công nghệ thực phẩm cần là người chăm chỉ, có trách nhiệm cực cao trong công việc, chịu được áp lực, trung thực và có tinh thần kỷ luật.

Xem thêm: Việc làm chế biến thực phẩm là gì? Yêu cầu cần có của công việc

4. Mức lương và quyền lợi được hưởng

Mức lương và quyền lợi được hưởng
Mức lương và quyền lợi được hưởng

Với độ khó trong công việc, Kỹ sư công nghệ thực phẩm có thể được thương lượng mức lương tùy vào khả năng thực tế và kinh nghiệm của bản thân. Đối với một sinh viên mới tốt nghiệp, bạn hoàn toàn có thể nhận về được mức thu nhập từ 5 - 7 triệu/tháng. Đối với những ai có kinh nghiệm, thị trường việc làm này ghi nhận công số lượng khủng lên đến 3000 USD. Ngoài ra:

- Được hưởng các chính sách ưu đãi, phúc lợi theo quy định của doanh nghiệp.

- Được tham gia đầy đủ các hình thức bảo hiểm bảo vệ người lao động.

- Cơ hội thăng tiến, làm việc với các chuyên gia đầu ngành, được xét tăng lương, xét thưởng theo định kỳ,...

Sau khi cập nhật bản mô tả công việc Kỹ sư công nghệ thực phẩm, bạn đã sẵn sàng cho một sự nghiệp với vị trí hấp dẫn này hay chưa? Nếu đã sẵn sàng, hãy truy cập vào work247.vn để nhận về tin tuyển dụng Kỹ sư công nghệ thực phẩm uy tín, chất lượng bạn nhé!

 

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem4634 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT