[Bật mí] Nghề khảm trai là gì? - Nét độc đáo hàng nghìn năm tuổi
Theo dõi work247 tạiXuyên suốt dòng thời gian lịch sử cùng sự phát triển các ngành nghề có lẽ chúng ta không nên bỏ qua về nghề khảm trai truyền thống thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt với nhu cầu làm đẹp, trang trí đã có sự biến đổi và gia tăng mạnh mẽ như hiện nay thì các sản phẩm của nghề khảm trai lại có sự khác biệt. Vậy để nắm bắt được nghề khảm trai là gì? Công việc thực hiện của nghệ nhân khảm trai ra sao? Cùng cơ hội việc làm khi nắm bắt thì hãy cùng giải đáp ngay dưới đây nhé!
1. Lội ngược dòng về nghề khảm trai cùng sự phát triển
Có thể biết đến nghề truyền thống cẩn xà cừ là một nghề thủ công lâu đời tại Việt Nam. Cùng với địa thế về vị trí địa lý có đường bờ biển dài đem lại nguồn nguyên liệu dồi dào mà nghề khảm trai đã phát triển từ lâu trước đó vươn rộng cho tới tận hiện tại. Để nhắc tới cái nôi sản sinh ra nghề khảm trai thì có lẽ chúng ta không thể bỏ qua về làng nghề chuôn ngọ ở phía nam của thành phố Hà Nội.
Về lịch sử của nghề thì nghề khảm trai được nhắc tên trong sử sách từ thế kỷ 3 - thế kỷ 5 từ thời Bắc thuộc với tổ nghề sống tại triều Lý với xưng danh là đức Trương Công Thành. Một người được biết đến với tài nghệ văn võ song toàn, cũng từng tham gia quân đội nhưng sau khi rời ngũ ông đã lui về để nghiên cứu và phát triển nghề khảm trai.
Tuy nhiên, với trước đây thì khảm trai chỉ được sử dụng phổ biến trong điều đình và các nhà quan lại có địa vị, thương gia giàu có còn với tầng lớp thấp hơn lại chưa được phổ biến. Hơn nữa cũng chính bởi sự chiếm đóng của pháp thuộc và thay đổi theo chiều lịch sử thì nghề khảm trai đã thực sự phát triển hơn, sử dụng thay thế linh hoạt các nguyên liệu. Đặc biệt với hiện nay nghề khảm trai đã thật sự phổ biến và trình độ phát triển hơn rất nhiều cùng sự tinh xảo khó có thể rời mắt.
Từ đó có thể thấy nghề khảm trai đóng vai trò rất quan trọng cho việc trang trí, thể hiện nghệ thuật. Nhưng để nhắc tới công việc của một người nghệ nhân khảm trai ra sao? Cùng các yêu cầu cần tới như thế nào? Hãy cùng giải đáp cùng các thông tin được cung cấp ngay dưới đây.
2. Nhiệm vụ cho việc hoàn thành một bức tranh khảm trai
2.1. Vẽ mẫu cho bức tranh
Tất nhiên để hoàn thành một tác phẩm nghệ thuật ngoài việc đưa ra các ý tưởng thì người nghệ nhân còn cần tới việc phác họa và thể hiện được ra ngoài thực tế, đó chính là việc vẽ mẫu bức tranh - vẽ kiểu. Thông qua việc vẽ mẫu này nghệ nhân có thể truyền tải được nguồn cảm hứng của mình cùng sự sáng tạo “bất biến” biến hóa.
Cùng đó gắn với sự quan trọng mà việc các nét vẽ cần được trình bày một cách chi li, tính toán cẩn thận nhất tạo nên sự cân đối cảnh vật với bố cục bức tranh. Hơn nữa ngoài việc đáp ứng theo ý tưởng của mình người nghệ nhân cũng cần bám sát về nhu cầu cần tới của khách hàng cùng các yêu cầu họ đề ra. Từ đó có thể linh hoạt, kết hợp hai nguồn yếu tố tạo nên tác phẩm khảm trai hoàn chỉnh.
2.2. Cưa trai theo nét vẽ
Đầu tiên để có thể cưa trai được theo nét đó là việc mà người nghệ nhân chọn lọc về nguyên liệu. Việc lựa chọn tưởng chừng như dễ mà lại khó yêu cầu tới sự tỉ mỉ và người lựa chọn có bề dày về kinh nghiệm vì mỗi một miếng trai được lựa chọn sẽ làm toán lên được vẻ đẹp của bức tranh.
Việc cưa nét trai này không hề dễ dàng và đơn thuần là việc cắt mà người thực hiện cần cưa, đục làm sao để các mảnh trai khảm không bị vỡ. Sau đó nghệ nhân cần mài thủ công mảnh cắt đó rồi đem đi ngâm rượu và hơ lửa để chẻ, đẽo dóc.
Ngay sau đó sẽ là việc chọn lựa các mảnh trai sao cho phù hợp với bức tranh cần hoàn thiện bề mặt. Việc chọn lựa đôi lúc chỉ là vài miếng nhưng có khi với các bức tranh lớn hơn, nhiều họa tiết sẽ cần hàng trăm hàng nghìn miếng trai nhỏ cùng sự đa dạng về màu sắc để tạo nên điểm nổi bật.
Chính sự chọn lựa kỹ càng theo những công đoạn này mà bức tranh được tạo ra luôn đạt chất lượng cao nhất về độ phẳng, tạo độ khít và không vỡ các mảnh khi được ghép lại. Điều đó giúp bức tranh trở nên rất sống động cùng nét đặc sắc về ý tưởng mà người khảm trai bày tỏ trong bức tranh.
2.3. Đục gỗ (vẽ mẫu lên gỗ)
Đối với công đoạn đục gỗ đối với nghề khảm trai rất quan trọng vì đây là sợi dây liên kết giữa tác phẩm hiện thực và ý tưởng vẽ ra của người muốn truyền đạt. Bởi vậy mà việc khắc họa, đục lại từng chi tiết theo bản vẽ mẫu sẽ luôn cần tới sự tỉ mỉ và khéo léo tới từng chi tiết nhỏ nhất tạo nên bức họa.
Người thực hiện công đoạn vẽ mẫu này được dân trong nghề gọi một cách giản dị, mộc mạc đó là “thợ cưa”. Để có được những đường đục, khắc một cách sắc nét thì việc bản thân người thợ cưa sẽ phải tự rèn luyện rất nhiều về tay nghề. Thời gian lành nghề và đảm bảo được việc hoàn thành không có sự sai sót sẽ thường là 4 - 6 năm đối với một thợ cưa.
2.4. Gắn trai vào gỗ
Gắn trai đó chính là công việc ghép ghép các miếng trai lại theo mẫu đã được khắc trên gỗ. Từng miếng xà cừ đã được chọn lọc kỹ càng trước đó được đem ghép lại theo từng chi tiết để tạo nên một hình họa cụ thể cho bức tranh.
Ví dụ như việc ghép từng cánh hoa tạo nên một bông hoa, những lá cây ghép thành tán cây, mảnh thân cây nhỏ tạo thành cây lớn hoàn chỉnh,...
Bởi vậy mới thấy được việc ghép sẽ luôn cần tới sự tỉ mỉ và chuyên nghiệp từ ứng viên và công đoạn này sẽ yêu cầu tới sự nghiêm túc của ứng viên rất nhiều. Cùng đó là việc sáng tạo để có những cách ghép mới lạ với sự lạ mắt thổi hồn cho bức tranh mà vẫn đúng với bản thiết kế được bàn giao thực hiện.
Ngoài ra việc gắn hay khảm xà cừ cũng có sự khác biệt theo các hình thức khác nhau. Có thể tùy theo việc khảm chìm hay khảm nổi mà các kỹ thuật sử dụng cũng được linh hoạt, khảm chìm là việc xà cừ được gắn chìm xuống bề mặt gỗ còn với khảm nổi thì xà cừ sẽ được tạo hình 3 chiều và gắn nổi trên bề mặt.
2.5. Mài khảm thể hiện đường nét
Sau khi hoàn tất quá trình việc tạo hình, gắn khảm trai thì tiếp đó chính là việc mài khảm và đánh bóng thô cho những miếng ghép trên gỗ. Cùng đó với thao tác chuyên môn cho việc tỉa, làm nổi bật hơn về đường nét của miếng khảm trai được gắn vào thể hiện được ý tưởng của bức tranh. Việc mài dũa đường nét này sẽ yêu cầu rất cao từ chính người nghệ nhân để hoàn thành nên tác phẩm do đó việc trau dồi học tập kiến thức từ những người đi trước là điều nên.
2.6. Dùng bột đen làm rõ các bức tranh
Dùng bột đen hay chính là việc làm tinh giúp cho bức tranh như được phủ một lớp bóng sáng làm rõ hơn về các đường nét được chạm khắc thể hiện được sự nổi bật. Rồi sau đó để khô 1 ngày sau đó thực hiện về việc mài và đánh vecni cho tác phẩm, có lẽ đây cũng chính là công đoạn cuối cùng để giúp người nghệ nhân có thể hoàn thành tác phẩm của chính mình.
Bởi vậy mới thấy được để hoàn thành được một sản phẩm khảm trai thì người nghệ nhân theo nghề sẽ cần đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ. Có sự chọn lọc kỹ càng, sàng lọc ngay từ khi bắt đầu cho tới lúc kết thúc. Tuy nhiên, sự đặc biệt là đối với công đoạn cẩn xà cừ được cho là quan trọng nhất đồi hỏi thao tác liên hoàn ở người thực hiện với chế độ rất cao. Cũng như chính nhờ các nét vẽ linh hoạt đó nghệ nhân mới có thể đục gỗ và gắn nguyên liệu để tới khi cẩn tranh có thể tỉa gọn và dễ dàng đánh bóng vẽ nét.
>>> Click mẫu mô tả công việc nghề khảm trai tại đây: Mô tả công việc nghề khảm trai.docx
3. Yêu cầu đối với nghề khảm trai
Nghề khảm trai độc đáo như vậy nên các yêu cầu được đặt ra cho ứng viên theo đuổi cũng cần tới sự khác biệt, ưu tiên nhiều hơn cho sự thiên phú, trau dồi kiến thức về mỹ thuật và điêu khắc. Cùng đó nắm chắc cho bản thân những tố chất và kỹ năng cần thiết như:
+ Để theo đuổi được nghề khảm trai thì người nghệ nhân cần có sự tỉ mỉ, nhu mì và kỹ tính cho từng đường nét.
+ Phân định được về nguyên liệu khảm thông thường được lấy từ ốc, trai và vỏ trai được yêu thích nhất là vỏ trai ngọc môi vàng với kích cỡ lớn cùng màu sắc óng ánh.
+ Chính bởi việc dùng về các vỏ trai mà người nghệ nhân sẽ cần rất tỉ mỉ, cho từng công đoạn vẽ cắt khắc của chính mình. Hay chính là cách hiểu được về thứ tự cho việc hoàn thành một bức tranh chạm hoàn chỉnh.
+ Hơn nữa nghề khảm trai cũng đòi hỏi rất lớn về tính thẩm mỹ của người thợ, cùng năng khiếu bẩm sinh vì công đoạn sản xuất nhiều chi tiết phức tạp.
+ Có thể hiện tại với sự phát triển của công nghệ đã giúp hỗ trợ rất lớn cho quá trình mài dũa khảm trai. Tuy nhiên, người nghệ nhân vẫn cần có sự sáng tạo, đồi hỏi về bàn tay khéo léo, cùng sự tinh xảo để thực hiện công đoạn đặc biệt là có sự nhẫn lại với các công đoạn tiêu tốn thời gian cần tới bàn tay thủ công.
+ Bên cạnh đó là một nghệ nhân khảm trai bạn cũng sẽ cần am hiểu sâu sắc về nền văn hóa, nắm chắc bản sắc dân tộc để có thể giữ gìn và truyền đạt tạo nên các tác phẩm sống mãi với thời gian.
Xem thêm: Nghề đúc đồng truyền thống và những cơ hội phát triển nghề
4. Cơ hội việc làm nghề khảm trai vươn ra thế giới
Một điều dễ nhận thấy rằng không chỉ đơn thuần là một người thợ khảm trai hay một làng chuyên khảm trai với quy mô nhỏ như trước đây nữa. Sự phát triển đó đã vươn xa hơn, rộng hơn theo làng, theo xã, theo quy mô công nghiệp,...với các sản phẩm tạo ra cũng có sự biến đổi nắm theo xu thế của hội nhập.
Cùng sự phát triển rầm rộ, không chỉ phục vụ nhu cầu thị yếu trong nước mà còn cả xuất khẩu đi nước ngoài đặc biệt về thị trường khó tính như Châu âu hay Mỹ đều yêu thích sản phẩm. Chính đó là điều kiện thúc đẩy tạo ra công ăn việc làm cho người lao động nhiều hơn, không chỉ là con ông cháu cha theo nghề truyền lại mà đến chính lao động bên ngoài cũng tới để tham gia.
Bởi vậy mới thấy được cơ hội việc làm đem lại lớn thế nào và nếu bạn có sự yêu thích sáng tạo, đam mê điêu khắc thì đừng bỏ qua về công việc này. Giúp bản thân thỏa mãn được ước niềm đam mê cạnh đó còn giúp chính mình có một khoản thu nhập ổn định trang trải cuộc sống. Có lẽ sự phát triển ngành nghề này cũng sẽ cần tới sự quan tâm nhiều hơn nữa từ chính nhà nước giúp cho nền văn hóa dân tộc được truyền bá mạnh mẽ hơn.
Tất nhiên việc nắm bắt cơ hội việc làm cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn lựa chọn nơi gửi gắm sự tin tưởng như work247.vn hiện nay. Hy vọng với các thông tin được chia sẻ về nghề khảm trai này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một ngành nghề truyền thống với sự phát triển độc đáo.
1763 0