Phong cách lãnh đạo? Đâu mới thực sự là người lãnh đạo tài ba?
Theo dõi work247 tạiĐiều kiện môi trường thay đổi, kinh tế văn hóa ở mỗi đất nước lại có sự chênh lệch, khác nhau. Sự thành bại của bộ tổ chức đòi hỏi sự tài ba của nhà lãnh đạo và biểu hiện về phong cách lãnh đạo của anh ta ảnh hưởng đến sự thành công của cả tổ chức. Mỗi người sẽ có một yếu tố, tiêu chuẩn khác nhau để định hình phong cách cho mình. Dưới đây Work247.vn sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về phong cách lãnh đạo từ đó xác định phong cách lãnh đạo phù hợp cho bạn trong tương lai
1. Phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo được hiểu nôm na là cách thức làm việc của các nhà lãnh đạo, là sự hình thành, kết hợp giữa tâm lý chủ quan của nhà lãnh đạo và tác động về yếu tố môi trường xã hội trong một hệ thống quản lý để có thể thực hiện các kế hoạch lớn đồng thời tiếp thêm động lực cho nhân viên dưới quyền. Phong cách lãnh đạo có thể được thế hiện thông qua lời nói, những lời ngụ ý, qua hành động đối xử với nhân viên.
Có thể xem một nhà lãnh đạo tài giỏi đem lại nhiều thành công cho công ty là một người có phong cách lãnh đạo hợp lý với điều kiện môi trường, nhu cầu, nguyện vọng của nhân viên, biết khơi dậy sức mạnh tập thể...
2. Những đặc trưng về những kiểu lãnh đạo phổ biến
Trong lịch sử, Kurt Lewin là một nhà nghiên cứu về các phong cách lãnh đạo khác nhau, ông đã cho ra đời một nghiên cứu về phong cách lãnh đạo có tầm ảnh hưởng lớn trong quá khứ và kéo dài đến hiện tại. Theo như những thông tin mà ông đã thu thập được thì anh rút gọn được 3 phong cách lãnh đạo chính và chủ chốt nhất. Ngoài ra ở thời đại hiện nay, sự sáng tạo về cá tính và môi trường số tốt hơn, đã tạo ra nhiều phong cách mới nhưng không thể làm lu mờ di 3 phong cách chính này.
2.1. Phong cách lãnh đạo độc đoán
Phong cách này được xem là cha đẻ của câu nói “Tôi muốn anh phải làm …” Kiểu quản lý này giống như việc tập trung toàn bộ quyền lực và vào trong tay một người, họ có xu hướng lần áp tinh thần và áp đặt mong muốn của mình vào nhân viên mà không có sự chỉ dẫn, ít có sự lắng nghe từ phía nhân viên của mình. Và thông thường, lãnh đạo sử dụng phong cách này thường sẽ không mang lại được nhiều lợi ích tốt đẹp cho tổ chức.
Nếu khi người lãnh đạo áp đặt ý muốn quá mức của mình với nhân viên sẽ sinh ta một kiểu gọi là lạm dụng quyền, điều này dẫn đến việc mất tính chuyên nghiệp trong môi trường quản lý. Hơn thế nữa phong cách này sẽ hủy hoạt đi tính sáng tạo, kinh nghiệm làm việc của nhân viên trong một doanh nghiệp và chắc chắn đây sẽ không phải là phong cách làm việc của một nhà lãnh đạo tài ba.
Đặc điểm:
- Mối quan hệ đồng nghiệp, lãnh đạo xảy ra nhiều xích mích
- Hiệu quả làm việc không tốt khi không có lãnh đạo ở công ty, và ngược lại
- Không khí trong tổ chức thường có biểu hiện bất đồng, thiên về định hướng cá nhân
Tuy nhiên, phong cách này chỉ phù hợp và áp dụng trong trường hợp khi lãnh đạo đã chắc chắn có đủ thông tin để giải quyết vấn đề công việc, trường hợp kế hoạch bị thiếu thời gian hoặc anh ta đã có đủ lòng tin và tạo ra nguồn động lực lớn cho nhân viên của mình.
2.2. Phong cách lãnh đạo dân chủ
Nếu phong cách độc đoán lại không mang dáng vẻ của một nhà lãnh đạo tài ba, thì bạn hãy nghĩ đến phong cách dân chủ.
Đây được coi là kiểu quản lý không ngoan khi anh ta biết cách chia sẻ quyền lực của mình, đón nhận những ý kiến của cấp dưới bằng việc đưa học vào tham gia quá trình ra quyết định và việc của anh ta là chốt lại một quyết định cuối cùng.
“Hãy giải quyết vấn đề này cùng nhau…” là châm ngôn của anh ta. Khi mọi người nhìn vào sẽ có cảm giác đây có thể là một phong cách yếu đuối nhưng thực chất việc tận dụng, tạo cơ hội cho nhân viên của mình sáng tạo và phát biểu ý kiến sẽ tạo ra bầu không khí tích cực giữa cấp trên và cấp dưới. Đồng thời có thể thấy anh ta đã và đang nắm giữ trong tay một sức mạnh to lớn khiến cho các nhân viên của mình phải nể phục.
Việc khai thác những sáng kiến, kinh nghiệm của tập thể không chỉ giúp cho hiệu quả công việc tăng cao mà còn tạo được động lực to lớn cho cấp dưới. Họ sẽ cảm thấy mình quan trọng, có tiếng nói khi được tham gia vào hoạt động đánh giá kết quả công việc.
Ngược lại, nếu người có phong cách dân chủ có thái độ nhu nhược sẽ dẫn đến tình trạng không bắt kịp với tập thể, gây mất thời gian ra quyết định, bỏ lỡ nhiều cơ hội giúp tập thể có thể phát triển trong tương lai.
Đặc điểm:
- Mối quan hệ giữa cá nhân, lãnh đạo có sự cải thiện rõ rệt
- Không khí trong công ty vui vẻ, sôi nổi hơn
- Năng suất làm việc cao kể cả khi không có lãnh đạo
- ĐỊnh hướng nhóm và nhiệm vụ được đảm bảo đúng tiến trình.
2.3. Phong cách lãnh đạo tự do
Người theo phong cách tự do là người chịu trách nhiệm cuối cùng, cho phép nhân viên của mình đưa ra quyết định Người lãnh đạo sẽ lựa chọn những nhân viên có kiến thức, khả năng phân tích vấn đề logic, biết cách thực hiện những việc làm phải làm và quan trọng trước.
Đôi khi, khối lượng công việc quá nhiều khiến cho nhà lãnh đạo khó có thể quản lý hết, nên một số nhà lãnh đạo sẽ lựa chọn việc phân chia việc của mình cho nhân viên mình tin tưởng để thực hiện nhiệm vụ đó. Điều này khiến cho hệ thống được hoạt động tự do, nhân viên được tự do thoải mái sáng tạo.
Tuy nhiên, phong cách lãnh đạo này chỉ hiệu quả khi anh ta là một người khôn ngoan. Trái lại, hệ thống rất dễ xảy ra tình trạng bất ổn, thân ai người nấy lo, chia bè kết phái.
Đặc điểm:
- Lãnh đạo thường xuyên vắng mặt dẫn đến năng suất thấp hơn
- Môi trường tự do thoải mái nên nhân viên có thời gian vui chơi
- Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên không tốt.
Việc làm nhân viên kinh doanh
3. Cách để xác định phong cách lãnh đạo cho bản thân
Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ cá tính người lãnh đạo và môi trường anh ta sống. Có rất nhiều cách để có thể xác định phong cách cho mình tuy nhiên bạn có thể thông qua những cách sau:
3.1. Quan sát mối quan hệ xung quanh
Bạn có thể dựa vào cá tính của chính mình, sau đó quan sát xung quanh bản thân về bạn bè, gia đình, đồng nghiệp… Từ đó ra quyết định xác định phong cách của chính mình. Bạn cũng có thể hỏi ý kiến của mọi người về tính cách của mình để có thể chắc chắn hơn trong việc ra quyết định.
3.2. Sử dụng các bài test về tính cách
Thay gì hỏi thăm anh chị em đồng nghiệp thì có một cách hiệu quả hơn cả mà được nhiều người sử dụng để định vị tính cách của chính đó là các bài test về trắc sinh học, các bài test về tính cách để có thể biết được mình là người như thế nào. Thông thường các bài test này sẽ đúng đến khoảng 75 - 80% tính cách mỗi cá nhân nhờ việc sử dụng chuỗi câu hỏi tưởng như không liên quan nhưng lại cho ra một kết quả hợp lý.
4. Tác dụng của một phong cách lãnh đạo hợp thời
Đứng ở vị trí là nhà lãnh đạo khôn ngoan, họ sẽ xây dựng cho mình một phong cách là chủ đạo với xung quanh là các phong cách khác được sử dụng linh hoạt, kết hợp cả 3 phong cách lãnh đạo trên. Đối với từng tình huống, từng giai đoạn và trình độ nhân viên thì phong cách lãnh đạo càng cần có sự linh hoạt hơn để xử lý tất cả các vấn đề.
Xét về quá trình từ thành lập đến phát triển của công ty
Khi bắt đầu thành lập công ty cần nhà lãnh đạo phải quyết đoán và dám chịu trách nhiệm về quyết định của mình nên lúc này, ta lại cần phong cách độc đoán hơn. Tuy nhiên, khi vào giai đoạn phát triển, việc thúc đẩy động lực, tạo điều kiện làm việc thoải mái và tự do, dân chủ cho nhân viên thì vai trò của phong cách lãnh đạo dân chủ trở nên quan trọng hơn.
Xét về trình độ của nhân viên
Việc sử dụng phong cách tự do sẽ giúp cho nhân viên hiểu rõ hơn về công việc thực sự của một nhà lãnh đạo. Công việc của một nhà lãnh đạo đôi khi không thể ôm hết mọi việc, thế nên quản lý cần xác định những công việc nào cần thiết và quan trọng nhất để làm trước, những công việc sau có thể giao cho nhân viên có năng lực thực hiện.
Xét về tính cách của nhân viên
- Bạn có thể sử dụng phong cách độc đoán với những người nhỏ tuổi hơn và phong cách tự do cho những người lớn hơn.
- Hãy để ý đến tính cách của nhân viên dưới quyền. Nếu họ là người ưa chống đối, không có tính tự chủ và thiếu nghị lực, yếu tố sáng tạo bị hạn chế thì đừng ngần ngại sử dụng phong cách dân chủ
- Nếu như các cá nhân trong tổ chức là người có lối sống vì tập thể nhiều hơn, có tinh thần hợp tác phát triển thì phong cách dân chủ là đúng đắn
- Còn với đối tượng còn có nhiều hạn chế về giao tiếp, không thích giao thiệp với mọi người và mang tư tưởng các nhân chủ nghĩa thì lối phong cách tự do là phù hợp nhất.
Việc làm hành chính văn phòng
Xét về các tình huống khẩn cấp
Ví dụ việc bất đồng quan điểm giữa các cá nhân trong tổ chức không bao giờ có thể tránh khỏi, có những đối tượng đang có ngụ ý chia rẽ nội bộ thì nhà quản trị lại cần phải phát huy tối đa sức mạnh về quyền lực của mình.
Có rất nhiều trường hợp mà nhà quản lý phải linh hoạt đưa ra những quyết định đúng đắn nhất cho mình và phải hành động thật khẩn trương và kịp thời đúng lúc. Vai trò của người lãnh đạo tài ba đó là việc ra quyết định thật chính xác và hợp lý như vậy doanh nghiệp mới có thể phát triển một cách thuận lợi và có được thành công trong tương lai.
Thông qua bài viết này, bạn cũng đã hiểu được tầm quan trọng của Phong cách lãnh đạo và tác dụng của nó đối với nhà quản lý là như thế nào. Khó khăn nhất chính là đưa ra quyết định thật chính xác là đúng lúc nhưng mọi khó khăn nào cũng sẽ được đền đáp một cách xứng đáng nên hãy rèn luyện nó mỗi ngày để khả năng của bạn được đi xa hơn. Work247.vn sẵn sàng đưa ra có bạn thật nhiều cẩm nang tìm việc, các bí quyết làm việc siêu đẳng để có thể giúp bạn hướng đến tương lai.
2694 0