Phương pháp phỏng vấn sâu - Nắm bắt đặc trưng của Depth Interview
Theo dõi work247 tạiPhương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng khá rộng rãi trong cuộc sống cũng như nghiên cứu khoa học. Đặc biệt đây còn là một trong các phương pháp nghiên cứu quan trọng với các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Vậy để hiểu sâu hơn về phương pháp này thì hãy cùng bài viết tóm tắt ngắn gọn nhé!
1. Hiểu cơ bản về phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu (PVS) hay còn gọi tên tiếng anh là Depth Interview thể hiện về cuộc đối thoại với tính chất lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin. Từ đó hỗ trợ tìm hiểu về cuộc sống, nhận thức hay như kinh nghiệm của chính người cung cấp thông tin.
Bên cạnh đó PVS còn là phương pháp thu thập thông tin định tính được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu từ rất lâu, áp dụng trên nhiều lĩnh vực. Đến nay thì phương pháp này vẫn nhận được sự đánh giá về hiệu quả trong việc thu thập ý kiến của cá nhân.
Về điểm mạnh thì nghiên cứu có thể thu thập ý kiến quan sát về người phỏng vấn mà nhà nghiên cứu đưa ra sự khai thác cụ thể về nhiều khía cạnh của vấn đề. Bởi vậy mà khi tiến hành phương pháp này thì sẽ cần phác thảo trước về bộ câu hỏi phỏng vấn, từ đó hướng dẫn người trả lời với các câu hỏi mở kết hợp linh hoạt thu thập, xác minh thông tin.
Ngoài ra dựa theo chính cách thức thực hiện thì phương pháp phỏng vấn sâu được chia thành các hình thức như sau:
+ Thứ nhất, phỏng vấn có cấu trúc (structured in depth interview), bán cấu trúc (semi structured in depth interview).
+ Thứ hai là phỏng vấn tự do (unstructured in depth interview).
2. Điều cơ bản về phương pháp phỏng vấn sâu cần nắm
2.1. Về đặc trưng của phương pháp phỏng vấn sâu là gì?
- Các điểm mấu chốt của phương pháp PVS
+ Thời gian có sự lặp đi lặp lại của các cuộc đối thoại.
+ Bình đẳng trong cuộc đối thoại giữa nhà nghiên cứu và đối tượng.
+ Tìm về quan điểm của đối tượng ra sao.
+ Tìm hiểu đối tượng trong chính ngôn ngữ tự nhiên của họ.
- Điểm hạn chế của phương pháp PVS
+ Mọi câu trả lời không được chuẩn hóa từ đó mà khó có thể lượng hóa.
+ Các phỏng vấn viên cần có trình độ cao và kinh nghiệm dày dặn để có thể gây áp lực cung cấp thông tin cho người bị phỏng vấn.
+ Tiếp đó là việc phân tích kết quả của phương pháp tốn khá nhiều thời gian.
2.2. Vậy khi nào sẽ cần đến phương pháp phỏng vấn sâu?
Phương pháp phỏng vấn sâu sẽ cần được áp dụng theo trường hợp cụ thể về:
+ Chủ đề nghiên cứu là mới, chưa có sự xác định rõ ràng.
+ Thực hiện nghiên cứu thăm dò, chưa nắm bắt về khái niệm hay các biến số.
+ Áp dụng khi cần tìm hiểu sâu hơn về chủ đề.
+ Đặc biệt là khi cần tìm hiểu về ý nghĩa nhiều hơn là tần số.
2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu ai sẽ là người thực hiện?
Việc thực hiện hoàn tất phỏng vấn sâu cũng sẽ có những điều kiện nhất định vì từ đó mới tạo nên kết quả hoàn hảo nhất. Thay vì bất kỳ ai cũng có thể tiến hành và số liệu, thông tin thu thập sẽ không chính xác.
+ Người thực hiện PV là người nắm rõ về vấn đề đang nghiên cứu.
+ Người thực hiện cũng là phỏng vấn viên đã được huấn luyện.
+ Cá nhân có kinh nghiệm tiếp xúc với nhiều thành phần xã hội khác nhau.
+ Người PV cần có sự kiên nhẫn luôn biết lắng nghe về người khác.
2.4. Những câu hỏi thường gặp trong phương pháp PVS
Đối với phương pháp này thì các dạng câu hỏi thường bắt gặp đó là:
+ Câu hỏi mô tả với sự mô tả về sự kiện, địa điểm, người và kinh nghiệm tạo sự yên tâm và chủ động cho người phỏng vấn.
+ Câu hỏi cơ cấu xem xét đối tượng sắp xếp về kiến thức của họ.
+ Câu hỏi đối lập là việc so sánh các sự kiện cùng việc trao đổi về ý nghĩa các sự kiện.
+ Câu hỏi quan điểm hoặc hóa trị là việc tìm hiểu về tư duy, phân tích của đối tượng tức là việc học nghĩ gì về ai đó, vấn đề hay sự kiện nào.
+ Câu hỏi cảm nhận là khai thác về tình cảm của đối tượng.
+ Câu hỏi kiến thức xem xét và tìm hiểu về đối tượng cho những thông tin và quan điểm về chủ đề.
+ Câu hỏi cảm giác sẽ tìm hiểu về điều mà đối tượng nhìn thấy, nghe và cảm nhận được.
+ Câu hỏi tiểu sử là việc khai thác thông tin cá nhân của đối tượng được phỏng vấn.
3. Nắm bắt chi tiết về các kỹ thuật phỏng vấn sâu?
3.1. Về phỏng vấn có cấu trúc
PV có cấu trúc là việc thực hiện đúng như công cụ hướng dẫn được xây dựng từ trước. Còn về người thực hiện chỉ đảm nhận vai trò giải thích sáng tỏ cho người được phỏng vấn hiểu về chủ đề nghiên cứu là gì, các câu hỏi đặt ra đúng như đã chuẩn bị trước đó.
- Điểm mạnh của phương pháp này là việc thu thập thông tin một cách nhanh chóng và so sánh trực tiếp giữa các đối tượng phỏng vấn với nhau. Qua đó hỗ trợ việc tổng hợp và kiểm định về giả thuyết đưa ra.
- Nhược điểm của PV cấu trúc là việc phỏng vấn viên cần đảm bảo tuân thủ về theo trình tự, khó cho việc khai thác thông tin mở trong phỏng vấn. Đặc biệt là còn yêu cầu về việc sắp xếp trình tự câu hỏi tiến hành dựa theo cách thức chặt chẽ.
Xem thêm: Việc làm HR manager
3.2. Về phỏng vấn bán cấu trúc
Đối với phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc sẽ là việc dựa trên các công cụ hướng dẫn và có một số câu hỏi đã được chuẩn hóa. Còn về các câu hỏi khác có thể tùy ý dựa theo chính tình hình thực tế để linh hoạt đưa ra. Vậy nên, khi lựa chọn kỹ thuật này thì phỏng vấn viên sẽ có thể khai thác thông tin trên nhiều cấp độ khác nhau phù hợp với nội dung chủ đề.
- Ưu điểm của PV bán cấu trúc là việc giúp người thực hiện giải thích cho người được phỏng vấn dễ hiểu nhất về mục đích của cuộc phỏng vấn hay như nội dung các câu hỏi khơi gợi thông tin. Cùng đó người phỏng vấn còn có thể linh hoạt bổ sung thông tin, đánh giá toàn diện hơn về đối tượng qua bộ câu hỏi thiết kế sẵn.
- Nhược điểm của phương pháp bán cấu trúc đối với việc thực hiện chỉ có thể phỏng vấn số lượng hạn chế và sẽ cần chú ý đến việc kiểm soát thời gian. Chú ý là với lượng hóa thông tin, phân tích nhanh trong thời điểm phỏng vấn sẽ là yêu cầu khá cao với phỏng vấn viên để tạo kết quả tốt nhất.
Bởi vậy người thực hiện kỹ thuật này sẽ cần được đào tạo, biết cách làm chủ kỹ thuật hay như có nền tảng kiến thức chuyên môn cơ bản nhất để khai thác. Vì nếu phỏng vấn không khéo léo có thể dẫn đến sự mâu thuẫn hay không đồng tình từ đó làm cho họ từ chối trả lời hay đưa ra câu trả lời sai. Tất nhiên nếu phỏng vấn viên biết chi phối và luôn giữ đúng thái độ để xử lý thông tin nhanh hơn.
3.3. Về phỏng vấn không cấu trúc
Khi thực hiện PVS dưới kỹ thuật này thì còn được hiểu là phương pháp tự do. Vì trong công cụ hướng dẫn thì chỉ có các câu hỏi khung sẽ là cố định còn về những câu hỏi mang tính thăm dò phỏng vấn viên có thể thay đổi phù hợp theo thực tế ngũ cảnh.
- Ưu điểm của phương pháp đó là việc chất lượng thu thập thông tin phong phú hơn và tạo một tâm lý thoải mái với người thực hiện cũng như người được phỏng vấn.
- Nhược điểm của phương pháp không cấu trúc cũng sẽ cần đảm bảo như phương pháp bán cấu trúc.
Tham khảo: Các hình thức phỏng vấn thông dụng và bí quyết trả lời hay
4. Gợi ý về một số quy tắc khi thực hiện phương pháp PVS
- Cần tiến hành lựa chọn đối tượng cho phỏng vấn vì với các nghiên cứu định lượng số lượng về mẫu là tiêu chí quan trọng đảm bảo cho tính đại diện. Nếu phương pháp nghiên cứu định tính hay phỏng vấn sâu thì số lượng mẫu không phải là điều cần quan tâm mà sẽ cần hướng đến chất lượng thông tin. Tức là thông tin có đủ tin cậy và giải thích cho nguyên nhân dẫn tới nghiên cứu, thể hiện bản chất.
- Về việc chọn mẫu trong phỏng vấn sâu thì sẽ theo lựa chọn có chủ đích. Thông qua các yếu tố về nhân khẩu học hay đặc điểm riêng của chủ đề thực hiện.
- Ngữ cảnh phỏng vấn cũng cần được tiêu chuẩn hóa để đảm bảo về sự tương đối, thể hiện về sự tin cậy, nghiêm túc cũng như trung thực,...
- Cần tiến hành nghiên cứu về các đặc điểm ngôn ngữ giao tiếp và ứng xử với các tình huống phát sinh xảy ra.
- Nghiên cứu về các nội dung phỏng vấn từ lập các câu hỏi riêng, viết câu trả lời, sắp xếp trình bày khoa học.
Tựu chung lại hy vọng các thông tin được chia sẻ tại bài viết mà work247.vn đem đến sẽ giúp bạn hiểu hơn về phương pháp phỏng vấn sâu. Đặc biệt gợi ý sẽ giúp bạn có sự hỗ trợ tốt nhất để hoàn thành công việc liên quan trên nhiều lĩnh vực.
4028 0