Cách viết sơ yếu lý lịch học trung cấp chính trị chuẩn xác nhất

Theo dõi work247 tại
Trần Hải Minh tác giả work247.vn Tác giả: Trần Hải Minh

Việc học trung cấp chính trị đóng vai trò rất quan trọng trong việc trang bị cho các cán bộ, đảng viên những kiến thức toàn diện, hiểu biết sâu sắc hơn về lý luận chính trị. Tuy nhiên, đối với những bạn lần đầu tiên học lớp trung cấp chính trị sẽ khá bối rối trong việc chuẩn bị hồ sơ xin học, đặc biệt là tờ khai sơ yếu lý lịch. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn cách viết sơ yếu lý lịch học trung cấp chính trị một cách chuẩn xác nhất nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tầm quan trọng của tờ khai sơ yếu lý lịch học trung cấp chính trị

Sơ yếu lý lịch nằm trong hồ sơ xin học trung cấp chính trị là những giấy tờ quan trọng để bạn có thể làm thủ tục theo học lớp trung cấp chính trị. Trong bản sơ yếu lý lịch bạn có thể trình bày hết tất cả những thông tin cơ bản về cá nhân, gia đình một cách chi tiết và đầy đủ. Điều đó giúp cho đơn vị nhận hồ sơ xin học trung cấp chính trị của bạn có thể nắm được các thông tin xác thực làm tăng độ tin cậy của người nộp hồ sơ và đánh giá xem bạn có đủ điều kiện theo học lớp trung cấp chính trị hay không.

Tầm quan trọng của tờ khai sơ yếu lý lịch học trung cấp chính trị
Tầm quan trọng của tờ khai sơ yếu lý lịch học trung cấp chính trị

Việc học lớp trung cấp lý lịch đảng đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi cán bộ, đảng viên trong việc trang bị các kiến thức về lý luận chính trị, giữ vững bản lĩnh và cũng cố, tăng cường niềm tin vào tương lai của dân theo lý tưởng cách mạng. Bên cạnh đó, nó cũng là cơ sở để cán bộ và đảng viên có thể tự tin trong công tác và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Một lý lịch trong sạch sẽ là điều kiện tiên quyết cho việc bạn có đủ điều kiện để học lớp trung cấp chính trị hay không. Do vậy, việc khai bản sơ yếu lý lịch cần có độ chính xác cao và phải trùng khớp với các thông tin ghi trên giấy tờ bản gốc. Viết sơ yếu lý lịch học trung cấp chính trị thế nào là chuẩn? Theo dõi những gợi ý sau của work247 nhé.

Xem thêm: Sơ yếu lý lịch in 1 mặt hay 2 mặt? Lý giải thông tin chi tiết

2. Cách viết sơ yếu lý lịch học trung cấp chính trị

Với sơ yếu lý lịch trung cấp chính trị, để có thể hoàn thiện một cách tốt nhất thì các bạn cần nắm rõ cấu trúc cũng như các nội dung trong mẫu lý lịch của người xin học lớp trung cấp chính trị.

Vậy những nội dung trong sơ yếu lý lịch trung cấp chính trị là gì? Mời các bạn theo dõi các yếu tố cũng những nội dung cần viết trong sơ yếu lý lịch trung cấp chính trị dưới đây:

- Họ và tên khai sinh: yêu cầu viết chữ in hoa đúng theo họ và trên của bạn ghi trong giấy khai sinh.

- Tên gọi khác: còn có cách gọi là trên bí danh. Đây là những tên thường gọi hoặc được dùng trong lĩnh vực cách mạng, văn học nghề thuât, lĩnh vực báo chí,… (nếu có)

- Sinh ngày: ghi đầy đủ như trong giấy khai sinh là ngày, tháng, năm sinh. Giới tính của cán bộ hoặc viên chức điền Nam hoặc nữ.

Cách viết sơ yếu lý lịch học trung cấp chính trị
Cách viết sơ yếu lý lịch học trung cấp chính trị

- Nơi sinh: ghi tên xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thành phố trực thuộc tỉnh), tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) nơi các cán bộ hoặc viên chức được sinh ra (yêu cầu ghi đúng như trong giấy khai sinh). Nếu có thay đổi địa danh của đơn bị hành chính thì ghi “tên cũ”, nay là “tên mới”.

- Quê quán: ghi nơi sinh ra của cha mẹ hoặc ông nội của người khai sơ yếu lý lịch. Trong trường hợp đặc biệt có thể được ghi theo quê quán của mẹ đẻ hoặc người đã nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ cha, mẹ đẻ là ai). Cần ghi rõ quê quán theo xẫ (phường hoặc thị trấn), huyện (quận hoặc hành phố thuộc tỉnh), tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương).

- Dân tộc: ghi rõ dân tộc của công chức, viên chức theo quy đinh của Nhà nước như: dân tộc Kinh, Mông, Mường, Ê đê, Kh’me,…

- Tôn giáo: người đăng ký học trung cấp chính trị theo tôn giáo nào thì hãy ghi tên của tôn giáo đó như: Phật Giáo, Công Giáo, Hồi Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo,… Nếu bạn không theo bất cứ một tôn giao nào thì có thể điền bảo là “không”.

- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ghi đầy đủ theo thứ tự số nhà, đường phố, thành phố hoặc xóm, thôn, xã, huyện và tỉnh nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú.

Thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân

- Nơi ở hiện nay: ghi theo số nhà, đường/phố, thành phố, xóm, thôn, xã, huyện, tỉnh nơi bạn đang ở hiện tại

- Nghề nghiệp: ghi chính xác nghề nghiệp đang làm.

- Chức danh (chức vụ) hiện tại và kiêm nhiệm: ghi rõ chức danh lãnh đạo hoặc quản lý của công việc chính hiện tại đang được phân công đảm nhiệm về chính quyền (Đảng hoặc đoàn thể).

- Chức danh ngề nghiệp công chức/viên chức: ghi rõ chức danh nghề nghiệp công chức hoặc viên chức được bổ nhiệm. Cụ thể bao gồm: mã số (ghi rõ mã số chức danh nghề nghiệp công chức, viên chức được bổ nhiệm), ghi rõ bậc lương.

- Trình độ giáo dục phổ thông: ghi theo hệ đào tạo phổ thông, ví dụ như lớp 10/10 (đới những người tốt nghiệp hệ 10 năm) và lớp 12/12 (đối với những người tốt nghiệp hệ 12 năm).

- Trình độ chuyên môn cao nhất: bạn có thể ghi trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo và bồi dưỡng tại các thời điểm kê khai như: tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, tiến sĩ khoa học, cao đẳng, trung cấp,… thuộc chuyên ngành nào. Ví dụ, đối với những người có nhiều văn bằng đào tạo như bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ thì chỉ nên kê khai trình độ chuyên môn cao nhất là tiến sĩ đi kèm với chuyên ngành đào tạo.

Trình độ chuyên môn cao nhất
Trình độ chuyên môn cao nhất

- Trình độ lý luận chính trị: ghi trình độ chính trị cao nhất mà người đăng ký học đã được đào tạo.

- Trình độ quản lý nhà nước: bao gồm chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng theo ngạch công chức như: chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, cán sự. Ngoài ra còn có các chứng chỉ bồi dưỡng theo chức danh của công chức lãnh đạo như: cấp phòng, cấp sở, cấp vụ tương đương, thứ trưởng tương đương, chủ tịch, phó chủ tịch HĐN, chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,…

- Trình độ nghiệp vụ chuyên ngành: bao gồm chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành theo vị trí việc làm của chức danh nghề nghiệp viên chức.

- Trình độ ngoại ngữ: đối với viên chức hoặc công chức có chứng chỉ ngoại nhữ thì ghi tên ngoại ngữ cùng với trình độ đào tạo theo khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành. Với những trường hợp có bằng ngoại ngữ từ trình độ cử nhân trở lên thì ghi tên bằng văn bằng cùng với ngoại ngữ. Ví dụ các bạn ghi như: cử nhân Anh văn, thạc sĩ Anh văn,…

- Trình độ tin học ngoại ngữ: ghi trình độ trin học theo cao nhất theo văn bằng hoặc chứng chỉ được các đơn vị có thẩm quyền cấp theo kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Mẫu sơ yếu lý lịch
Mẫu sơ yếu lý lịch 

- Ngày vào đảng cộng sản Việt Nam: bạn hãy ghi rõ ngày, tháng, năm được kết nạp vào đảng và được công nhân làm Đảng viên chính thức (nếu có). Nếu kết nạp Đảng lần thứ 2 mà tuổi Đảng được tính liên tục thì sẽ được viết theo ngày vào đảng lần thức nhất và trong trường hợp tuổi Đảng không được tính liên tục thì sẽ ghi ngày vào Đảng lần thứ 2.

- Tóm tắt quá trình công tác: ghi theo trình tự thời gian từ tháng/năm này đến tháng/năm kia. Cùng với đó là chức vụ, đơn vị công tác kể cả thời gian được đào tào, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

- Đặc điểm lịch sử bản thân: đối với những người học trung cấp chính trị phải có lý lịch bản thân trong sạch và không được vướng tới tiền tán tiền sự hoặc tham gia vào các tổ chức chống đảng. Do vậy bạn phải khai rõ theo như trong sơ yếu lý lịch.

- Quan hệ gia đình: nêu rõ họ và tên, mối quan hệ, địa chỉ của cha (mẹ) đẻ, cha (mẹ) chồng và các anh chị em ruột.

Xem thêm: Xác nhận Sơ yếu lý lịch và những quy định mới nhất không thể bỏ qua

3. Những điều cần lưu ý khi ghi sơ yếu lý lịch học trung cấp chính trị

Đối với sơ yếu lý lịch nộp vào đâu cũng vậy, bạn đều phải chú ý những nguyên tắc sau:

- Thứ nhất, trung thực và có trách nhiệm trong từng lời khai.

Đây là điều rất quan trọng nói lên phẩm chất của một người cán bộ. Chắc chắn một bản lý lịch đẹp đẽ sẽ giúp bạn có cơ hội được xét duyệt cao hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên vì thế mà khai những thông tin sai sự thât. Bởi khi đơn vị duyệt hồ sơ của bạn có đủ điều kiện để học sơ yếu lý lịch trung cấp chính trị hay không sẽ xác thức các thông tin bạn ghi trong sơ yếu lý lịch. Nếu thông tin có sự sai lệch hoặc không đúng sự thật, hồ sơ của bạn sẽ bị loại.

Những điều cần lưu ý khi ghi sơ yếu lý lịch học trung cấp chính trị
Những điều cần lưu ý khi ghi sơ yếu lý lịch học trung cấp chính trị

- Thứ hai, không được phép tẩy xóa hay sửa chữa bất kỳ một chữ nào trong tờ khai sơ yếu lý lịch

Để đảm bảo độ chuyên nghiệp của một cán bộ đăng ký học lớp trung cấp chính trị thì yêu cầu không được tẩy xóa hay sửa chữa bất kỳ một vết nào. Chính vì vậy mà bạn cần hết sức cẩn thận trong quá trình khai. Để đảm bảo bản sơ yếu lý lịch được đẹp nhất thì bạn cũng có thể mua 2 bản và viết nháp trước một bản để chép lại không bị sai.

- Thứ ba, không nên nhờ người ngoài khai hộ sơ yếu lý lịch

Mọi thông tin trong bản sơ yếu lý lịch đều cần độ chuẩn xác nên nếu bạn nhờ người khác khai hộ các thông tin có thể bị sai lệch. Do vậy, bạn nên tự đối chiếu thông tin và điền vào sơ yếu lý lịch cho trùng khớp.

Mong rằng những chia sẻ của mình đã giúp các bạn có thể biết cách viết sơ yếu lý lịch học trung cấp chính trị một cách chi tiết nhất. Chúc các bạn sớm được duyệt hồ sơ vào học lớp trung cấp chính trị nhé!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2507 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT