Cách viết CV chuyên viên bất động sản chuẩn chỉnh cho bạn

Tác giả: Bùi Nguyệt 22-07-2024

Bạn đang cần một “khúc dạo đầu” hoàn hảo để gửi đến nhà tuyển dụng bất động sản cho vị trí chuyên viên, nhưng chưa rõ cách viết CV chuyên viên bất động sản như thế nào? và cần chú ý những gì? Nếu vẫn đang băn khoăn, hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây của Bùi Nguyệt để hiểu rõ hơn nhé.

1. Tầm quan trọng của CV chuyên viên bất động sản 

Trong cơn sốt về nhà đất, đặc biệt là tại các vùng ven đô, ngày càng nhiều người định vị được tầm quan trọng của CV ứng tuyển vị trí chuyên viên bất động sản, khi tài liệu này trở thành yêu cầu đầu vào bắt buộc của rất  nhiều đơn vị kinh doanh ngành này. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được CV chuyên viên bất động thực sự là gì và viết như thế nào.

Về cơ bản, cũng như nhiều bản CV ở những ngành khác, CV chuyên viên bất động sản chính là một bản tóm lược những thông tin cá nhân nổi bật nhất về mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, học vấn, kinh nghiệm liên quan trực tiếp và hỗ trợ đắc lực cho vị trí chuyên viên bất động sản để giúp các nhà tuyển dụng dễ dàng chọn mặt tìm vàng cho vị trí này. 

Tầm quan trọng của CV chuyên viên bất động sản 

Đóng vai trò là “giấy giới thiệu” đầu tiên gửi đến nhà tuyển dụng, cho nên CV chuyên viên bất động sản có vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu trình bày chuyên bày chuyên nghiệp, thuyết phục...rất nhanh chóng cơ hội gặp gỡ đại diện doanh nghiệp trong vòng phỏng vấn sẽ đến với bạn. Nhưng nếu non nớt trong kinh nghiệm viết CV, rất có thể vị trí trở thành chuyên viên bất động sản trong những doanh nghiệp tầm cỡ như Đất Xanh, Novaland, Thế kỷ...hay những cơ hội đổi đời trong cơn sốt đất trở nên xa vời. 

Dù bạn từng viết CV cho vị trí này trước đó nhưng không thành hoặc là lần đầu tiên để thử vai trò mới trong ngành bất động sản với các vị trí từ chuyên viên kinh doanh, chuyên viên tư vấn bất động sản hay chuyên viên quan hệ khách hàng trong ngành bất động sản thì những thông tin về hướng dẫn cách viết CV nhân viên bất động sản sau đây mà Bùi Nguyệt mang đến bạn sau đây là vô cùng cần thiết. Đừng bỏ qua và hãy tự mình kiểm chứng nhé. 

Xem thêm; Mô tả công việc Nhân viên kinh doanh bất động sản đầy đủ nhất

2. Cách viết CV chuyên viên bất động sản chuẩn chỉnh

 Cách viết CV chuyên viên bất động sản chuẩn chỉnh

Làm nên một bản CV chuyên viên bất động sản chuyên nghiệp, ngoài về hình thức ưa nhìn, nội dung thuyết phục phản ánh đúng đẳng cấp chuyên viên trong lĩnh vực về nhà đất, bố cục của bản CV đóng vai trò lớn. Tùy theo yêu cầu của mỗi đơn vị bất động sản mà các ứng viên có thể lựa chọn cho mình cách viết CV file word, viết tay hoặc tạo CV trực tuyến.

Trong đó, một số thành phần cần thiết xuất hiện trong CV ứng tuyển vị trí chuyên viên bất động sản bao gồm: thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng làm việc, trình độ học vấn trong CV xin việc, kinh nghiệm và một số thông tin khác như hoạt động tham gia, sở thích trong CV xin việc, người tham chiếu nhé. Tuy nhiên, không phải khi nào, những thông tin này cũng sẽ trình bày giống nhau. Bản thân ứng viên, nên căn cứ vào thế mạnh của mình và phát huy đúng lúc trong CV để thuyết phục nhà tuyển dụng. Cụ thể hơn về bí quyết viết CV chuyên viên bất động sản, mời bạn cần theo dõi cụ thể hơn trong nội dung dưới đây để nắm rõ nhé. 

Xem thêm: Việc làm giám đốc kinh doanh bất động sản

2.1. Thông tin cá nhân phải rõ ràng, khoa học 

Bí quyết viết CV chuyên viên bất động sản hoàn hảo

Cv online

Như những CV khác, trong thông tin cá nhân của chuyên viên bất động sản trình bày không khác nhiều so với những vị trí khác. Tuy nhiên, mấu chốt ở đây là bạn phải đảm bảo đầy đủ và khoa học vì nội dung này là điểm nhìn của nhà tuyển dụng và là thông tin giúp họ liên hệ đến bạn dễ dàng nhất.

Trong đó một số nội dung căn bản nhất không thể thiếu bao gồm: Họ và tên, vị trí ứng tuyển, giới tính, địa chỉ, số điện thoại, email, ảnh đại diện. Hãy đặc biệt lưu ý phần email và phần email và ảnh đại diện, để có thể hiện được rõ nét nhất độ phù hợp với vị trí chuyên viên, hãy để những email và ảnh đại diện nghiêm túc, chuyên nghiệp và lột tả được điều đó nhé. 

2.2. Chú trọng vào triển khai mục tiêu nghề nghiệp cụ thể

Trước khi triển khai mục tiêu nghề nghiệp trong CV chuyên viên bất động sản, Bùi Nguyệt muốn nhấn mạnh rằng, bản thân mỗi người khi ứng tuyển vị trí này phải tự khu biệt rõ nét giữa một hai vị trí công việc “người môi giới bất động sản” và “đẳng cấp chuyên viên bất động sản”.

Chuyên viên sẽ là người thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng khác nhau từ xây dựng, phát triển dữ liệu khách hàng đến tư vấn cho khách hàng về tình hình bất động sản cũng như xây dựng giá thị trường cạnh tranh.

Họ đóng vai trò là chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản và quyết định đến khả năng thành bại của cả doanh nghiệp, do vậy, mục tiêu nghề nghiệp đặt ra trong CV chuyên viên bất động sản là cực kỳ quan trọng. Mục tiêu nghề nghiệp của chuyên viên bất động sản có thể nói hộ bạn với nhà tuyển dụng về những phẩm chất, kỹ năng có thể hỗ trợ đắc lực cho việc đưa doanh nghiệp phát triển và phản ánh được rằng, bạn là con người có kế hoạch, mục tiêu. 

 Chú trọng vào triển khai mục tiêu nghề nghiệp cụ thể

Để có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn hãy chia mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc của mình thành hai khía cạnh: ngắn hạn và dài hạn và cố gắng súc nhất có thể, tránh trình bày dài dòng, lan man thiếu tính trọng tâm. Bạn có thể viết vào đây những nội dung chất lọc nhất theo gợi ý của Bùi Nguyệt ngay dưới đây nhé.

- Mục tiêu ngắn hạn cho vị trí chuyên viên bất động sản: Học hỏi thêm được nhiều kỹ năng từ đồng nghiệp để nâng cao nghiệp vụ và trở thành một chuyên gia quan hệ khách hàng trong doanh nghiệp bất động sản. 

- Mục tiêu dài hạn: Nỗ lực phát huy tốt nhất nghiệp vụ và kỹ năng của mình để giúp doanh nghiệp vươn lên và gặt hái được nhiều thành công, nâng cao doanh số bán hàng cho doanh nghiệp. 

2.3. Tập trung vào những kỹ năng mềm 

Kỹ năng cũng là một trong những trường thông tin cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp, tuy nhiên, đối với vị trí chuyên viên bất động sản, từ khóa giúp bạn chiếm được thiện cảm tuyệt đối với nhà tuyển dụng đó chính là những kỹ năng mềm. Dễ hiểu điều này, bởi lẽ chuyên viên dù là chuyên viên tư vấn, chuyên viên môi giới đến những chuyên viên kinh doanh...có đặc thù chung là khai thác, gặp gỡ khách hàng, biết sắp xếp lịch trình, thời gian tốt. Do đó, hãy chắt lọc những kỹ năng mềm đặc biệt của bạn phục vụ trực tiếp cho từng vị trí chuyên viên bất động sản và viết và CV nhé.

Nhưng thay vì trình bày một cách dài dòng, chỉ cần list theo gạch đầu dòng. Ngoài những kỹ năng mềm, một số kỹ năng hỗ trợ như ngoại ngữ, tin học văn phòng kết hợp với chứng chỉ cũng sẽ trình bày theo nguyên tắc này nhé.

Xem thêm: Việc làm nhân viên bất động sản

2.4. Bí quyết để viết kinh nghiệm trong CV chuyên viên bất động sản

Bí quyết để viết kinh nghiệm trong CV chuyên viên bất động sản

Bất động sản là một ngành đặc thù, chỉ mới phát triển tại Việt Nam khoảng chục năm trở lại đây, do vậy, chưa có quá nhiều trường lớp đào tạo bài bản. Lại là vị trí chuyên viên bất động sản nên không ít ứng viên lo lắng về cách triển khai kinh nghiệm như thế nào mới ưng lòng nhà tuyển dụng. Thực ra, bạn cũng đừng quá lo lắng. Một nhân viên chưa từng có “tiền sử” làm việc trong ngành bất động sản vẫn đủ tầm thuyết phục được nhà tuyển dụng khi thấy ở bạn những kiến thức nền tốt và có thể đào tạo được bước công việc nhà đất.

Phần lớn các công ty trong lĩnh vực này sẽ tiến hành đào tạo nhân viên của mình một cách bài bản. Sự tiềm năng này toát lên từ cách ghi kinh nghiệm. Bạn từng làm việc như một công tác viên bán hàng trong một doanh nghiệp liên quan đến nhà đất, bạn từng là nhân viên tư vấn trong một công ty về du học Nhật Bản hay bạn từng tiếp xúc và gặp gỡ khách hàng trong công việc trước đó...Dù không thể đạt đến đẳng cấp chuyên viên, những những trải nghiệm đó sẽ giúp bạn củng cố một bước nền tảng tốt để làm quen với công việc liên quan trực tiếp đến bất động sản khi được đào tạo.

Ngoài ra, để kinh nghiệm của bạn tạo được sự chú ý hãy trình bày theo giúp họ trả lời đầy đủ những câu hỏi: Bạn làm ở đâu, vị trí nào, trong quãng thời gian nào và với những câu việc gì. Hãy trình bày chi tiết nhất nhé. 

2.5. Đừng bỏ qua sở thích và hoạt động tham gia

Dù với một số CV yêu cầu kinh nghiệm và chuyên môn cao, những thành tố này có thể bị bỏ qua, những trong CV chuyên viên bất động sản, những thành tố tưởng như phụ này chính là một điểm sáng. Như đã nhấn mạnh, tính chuyên nghiệp và đẳng cấp của chuyên viên bất động sản được các nhà tuyển dụng nhìn ra từ những kỹ năng mềm, thái độ và những phẩm chất. Cùng với kỹ năng và mục tiêu nghề nghiệp, thì sở thích và hoạt động tham gia cũng hỗ trợ cho họ thấy được điều này một cách rõ nét. 

Đừng bỏ qua sở thích và hoạt động tham gia

Bạn thích giao lưu, gặp gỡ, bạn từng là thành viên của câu lạc bộ diễn thuyết và từng tham gia nhiệt tình các hoạt động tình nguyện...Đừng vội bỏ qua tất cả chúng, vì đấy có thể là những căn cứ để nhà tuyển dụng vị trí chuyên viên bất động sản nhận thấy sự nhiệt tình, năng lực thuyết phục người khác và kỹ năng giao tiếp và thấu hiểu tâm lý người khác - những khía cạnh cực kỳ quan trọng đối với vị trí chuyên viên trong ngành bất động sản.

3. Một số lưu ý trong quá trình viết CV nhân viên bất động sản 

Bên cạnh cách trình bày đầy đủ và có điểm nhấn về nội dung, trong CV dành cho chuyên viên bất động sản ấn tượng còn yêu cầu một hình thức ưa nhìn. Nếu như không thể tự mình tạo một CV file word, bạn có thể truy cập vào một số trang tạo CV trực tuyến nổi bật như work247.vn để lựa chọn một thiết kế CV cho vị trí này ưng ý nhất. Cùng với đó là đảm bảo đã đọc kỹ và sửa lại những lỗi chính tả, diễn đạt trước khi gửi CV đến nhà tuyển dụng. Bởi lẽ, một bản CV chuyên nghiệp cho vị trí này chỉ dao động từ 1 - 1,5 trang A4 mà thôi, việc sai chính tả trong dung lượng ngắn như vậy sẽ làm nhà tuyển dụng dễ dàng nhìn thấu các lỗi sai và mặc định rằng, bạn là người thiếu cẩn thận. 

Hi vọng rằng, những thông tin trên đây về cách viết CV chuyên viên bất động sản mà Bùi Nguyệt chia sẻ sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn và giúp bạn nhanh chóng có được một vị trí công việc như ý nhé.