Quản lý nhân sự làm gì? Những công việc quản lý nhân sự cần thực hiện

Tác giả: Hoàng Châu Lâm 25-09-2024

Nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong các công ty, doanh nghiệp hiện nay. Vì vậy, quản lý nhân sự là bộ phận rất quan trọng, đóng vai trò giám sát, quản lý các công việc liên quan đến nhân sự trong công ty. Và quản lý nhân sự sẽ là bộ phận quyết định đến nguồn lực của doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu các công việc quản lý nhân sự nổi bật hiện nay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu về công việc quản lý nhân sự

Quản lý nhân sự đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công ty, doanh nghiệp.

1.1. Bạn đã biết quản lý nhân sự là gì chưa?

Quản lý nhân sự còn gọi là quản trị nhân sự hay quản trị nguồn nhân lực của một công ty, doanh nghiệp. Công việc của quản lý nhân sự sẽ bắt nguồn từ việc bắt đầu các mục tiêu làm việc và dẫn dắt các hoạt động.

Những người làm việc trong quản lý nhân sự sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ, phát triển các quy trình giúp doanh nghiệp, tổ chức đạt được những mục tiêu kinh doanh hiệu quả.

Tìm hiểu khái niệm quản lý nhân sự

Đồng thời, những người quản lý nhân sự còn có nhiệm vụ quan trọng là thu hút, tìm kiếm và giữ chân các nhân viên tiềm năng, cũng như sắp xếp những công việc phù hợp cho khả năng của họ. Đây là điều quan trọng với các công ty, doanh nghiệp.

Tóm lại, quản lý nhân sự sẽ là người sử dụng, khai thác nguồn nhân lực cho các công ty và doanh nghiệp sao cho thật hợp lý và hiệu quả. Quản lý nhân sự là một bộ phận cần có trong nhiều lĩnh vực chứ không chỉ có kinh doanh.

1.2. Những công việc mà quản lý nhân sự cần thực hiện

1.2.1. Quản lý hồ sơ 

Quản trị nhân sự là người nắm giữ, lưu trữ và quản lý hồ sơ của toàn bộ nhân viên trong công ty, gồm cả nhân viên đang làm việc tại công ty hay đã nghỉ việc. Đồng thời, công việc này lưu trữ hồ sơ cho các nhân viên ứng tuyển, dự tuyển và thống kê số lượng của toàn bộ nhân viên trong công ty.

Quản lý hồ sơ cho nhân viên

1.2.2. Chấm công và tính lương thưởng

Hàng ngày, quản lý nhân sự cần theo dõi ngày công cho nhân viên. Nếu tính thủ công thì họ cần phải ghi chép đầy đủ vào sổ sách. Còn nếu sử dụng máy chấm công, bạn cần tổng hợp số ngày công, ngày nghỉ, thời gian đi muộn và số lần đi muộn. Đồng thời, họ là người theo dõi lương thưởng cho nhân viên, có chính sách tăng lương phù hợp cho những người thâm niên hay năng suất làm việc tốt. Họ cũng là người đóng vai trò trong việc trả lương đúng ngày cho nhân viên.

1.2.3. Đánh giá năng lực và ý thức nhân viên

Bộ phận này đánh giá kết quả và năng suất làm việc của nhân viên dựa trên báo cáo của quản lý. Nếu nhân viên đưa ra khiếu nại, họ sẽ là người đứng ra xử lý và giải quyết các khiếu nại. Bên cạnh đó, họ sẽ xử phạt đúng các cá nhân vi phạm nội quy, mắc nhiều lỗi hay làm sai quy chế của công ty.

Đánh giá năng lực làm việc cho nhân viên

1.2.4. Tuyển dụng nhân sự

Quản lý nhân sự tiếp nhận các đề xuất của những trưởng phòng, bộ phận về việc tuyển dụng các nhân viên mới. Sau đó, họ sẽ tổng hợp và báo cáo các công việc về tuyển dụng cho ban giám đốc của công ty.

Sau khi được lãnh đạo đồng ý, quản lý nhân sự đăng các tin tuyển dụng ứng viên qua nhiều kênh khác nhau như mạng xã hội, website tuyển dụng, diễn đàn tìm việc, báo chí,...

Tiếp theo, sau khi có ứng viên ứng tuyển, họ sẽ xem xét các hồ sơ và lọc ra các hợp đồng phù hợp để tiến hành phỏng vấn. Phỏng vấn ứng viên thành công, họ sẽ ký hợp đồng thử việc và nếu người lao động làm tốt sẽ ký kết hợp đồng chính thức.

1.2.5. Đào tạo nhân sự

Theo định kỳ, quản trị nhân sự sẽ tổ chức đào tạo các nhân sự trong công ty, gồm cả nhân viên đang làm việc hoặc nhân viên mới, bằng việc tổ chức đào tạo ngắn hạn, dài hạn, đào tạo các khóa học tại công ty hoặc cho đi học ở trung tâm nào đó.

Đồng thời, các khóa học nghiệp vụ cần phong phú giúp nhân viên được đào tạo theo nhiều khóa học khác nhau, nâng cao hiệu suất công việc. Ngoài ra, quản lý nhân sự có thể thêm các chương trình như giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm xử lý công việc giữa các phòng ban trong doanh nghiệp.

Đào tạo các nghiệp vụ nhân sự

2. Một số vị trí công việc quản lý nhân sự

Dưới đây là một số công việc và vị trí mà người quản lý nhân sự có thể đảm nhiệm.

2.1. Giám đốc nhân sự

Giám đốc nhân sự là người giám sát một vài phòng ban hoặc một vài bộ phận. Những người làm giám đốc nhân sự cần là người có kinh nghiệm quản lý hay trình độ chuyên môn về lĩnh vực hoạt động nào đó trong quản trị nhân sự, chẳng hạn như mảng bồi dưỡng nhân viên, việc làm, lợi ích, đào tạo và phát triển hay xây dựng mối quan hệ trong nhân viên.

2.2. Nhân viên tuyển dụng

Nhân viên tuyển dụng là những người thực hiện các công việc chuyên về ứng tuyển nhân viên hay sắp xếp vị trí, công việc cụ thể cho nhân viên.

Người tuyển dụng nhân sự cần là người có mối quan hệ rộng và giữ các mối quan hệ tử trường phổ thông đến đại học để có thể tìm được những ứng viên có triển vọng trong công việc. Đặc biệt, họ cần là người thích di chuyển vì cần di chuyển nhiều.

Nhân viên tuyển dụng nhân sự

Nhân viên tuyển dụng cần sàng lọc ứng viên, phỏng vấn và kiểm tra trình độ của ứng viên. Những ứng viên này là người giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi để đảm bảo sự công bằng cho nhân viên và giúp nhân viên có cơ hội thăng tiến trong công ty. Họ cũng cần là người giải quyết những phàn nàn, khiếu nại của nhân viên và đưa ra những phương án xử lý cần thiết. Bên cạnh đó, họ cần soạn thảo và trình bày báo cáo về những vấn đề này lên cấp trên của mình.

2.3. Nhân viên về tiền lương và phúc lợi

Họ là người quản lý các vấn đề về tiền lương và phúc lợi, các khoản tiền có liên quan đến thu nhập cho toàn bộ toàn nhân viên trong công ty. Họ là người đề ra các kế hoạch chăm sóc phúc lợi và đời sống cho người lao động, các hồ sơ, hợp đồng lao động của nhân viên.

Họ cũng là người đưa ra các chế độ khen thưởng hợp lý cho nhân viên, đưa các mức phần thưởng cho các dự án, kế hoạch thành công để khuyến khích nhân viên nâng cao tinh thần làm việc.

Những công việc mà họ làm cần đảm bảo được tính công bằng về quyền lợi của những người lao động trong công ty với nhau, hay giữa công ty khác và công ty của họ, phù hợp với các chế độ lương thưởng và phúc lợi do Nhà nước đưa ra.

Ngoài ra, họ là người quản lý những chương trình liên quan đến lương bổng của nhân viên trong toàn công ty, đặc biệt là về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức khỏe và trợ cấp lương hưu.

Nhân viên tiền lương và phúc lợi cho doanh nghiệp

2.4. Chuyên gia phân tích

Chuyên gia phân tích là những người chuyên đánh giá, phân tích công việc cho nhân viên, người lao động trong công ty và có thể chuyên về lĩnh vực như phân loại vị trí cho nhân viên.

Họ thu thập, xem xét và kiểm tra những thông tin chi tiết về yêu cầu công việc của từng bộ phận để đưa ra bản mô tả công việc đầy đủ, từ đó đưa ra những yêu cầu tuyển dụng phù hợp.

Mỗi khi các tập đoàn hay công ty đưa ra những vị trí mới hay cần đánh giá lại những công việc đã có thì công ty cần phải nhờ đến chuyên gia phân tích công việc.

Hy vọng bạn đã nắm được các công việc quản lý nhân sự và những vị trí mà quản lý nhân sự có thể làm. Nếu bạn muốn trở thành một vị trí nào đó trong quản lý nhân sự thì ngoài các kiến thức chuyên môn, bạn cần là người đáng tin cậy, có khả năng phân tích và đánh giá, khả năng làm việc nhóm và làm việc độc lập… Đồng thời, bạn cần bảo mật các vấn đề về cần thiết về nhân viên trong toàn bộ công ty.