Hệ thống mẹo và kỹ năng quản lý cửa hàng cần có ở một nhà quản lý
Theo dõi work247 tạiNguồn lực về con người luôn là thứ giúp cho một doanh nghiệp có thể có được lợi thế trong cạnh tranh. Một doanh nghiệp muốn phát triển vững mạnh thì cần chú trọng vào nguồn lực này ở từng khâu, từng mắt xích. Do đó, để từ một cửa hàng phát triển thành hệ thống chuỗi cửa hàng thì người quản lý cửa hàng đóng vai trò rất quan trọng. Vậy những kỹ năng quản lý cửa hàng nào là cần thiết ở một nhà quản lý? Webstie work247.vn sẽ cung cấp ngay cho bạn đọc hệ thống những kỹ năng quản lý cửa hàng và những mẹo quản lý cửa hàng đem lại hiệu quả cao.
1. Những kỹ năng quản lý cửa hàng cần có ở một nhà quản lý
Trước khi trình bày hệ thống những kỹ năng cần có ở một người quản lý cửa hàng thì kính mời quý bạn đọc tìm hiểu kỹ năng quản lý của người quản lý tốt sẽ đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích gì.
1.1. Người quản lý đem lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp thông qua kỹ năng của họ?
Như đã trình bày ở bên trên, nguồn lực con người luôn là chìa khóa khiến doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh. Do đó, nếu cửa hàng trưởng là người có hệ thống kỹ năng quản lý tốt thì người này hoàn toàn có thể đưa cửa hàng phát triển, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Từ đó, đem đến những lợi ích không ngờ cho cửa hàng.
Tiếp theo, người quản lý cửa hàng sở hữu những kỹ năng cần thiết sẽ giúp hoạt động kinh doanh của cửa hàng hoạt động một cách có hiệu quả hơn. Người quản lý có những kỹ năng cần thiết sẽ biết cách phân tích sản phẩm, nắm bắt tâm lý của người tiêu dùng đồng thời là giao đúng người đúng việc. Do đó, hoạt động của cửa hàng sẽ diễn ra một cách trơn tru và đem lại hiệu quả cao hơn.
Hơn nữa, một người quản lý cửa hàng có những kỹ năng phù hợp cũng giúp cửa hàng có thể đào tạo ra những nhân viên chất lượng cao, tạo ra lợi thế về lâu về dài cho sự phát triển của doanh nghiệp.
1.2. Hệ thống kỹ năng quản lý cửa hàng cần có
1.2.1. Quản lý cửa hàng cần có kỹ năng bán hàng
Dù bạn là quản lý cửa hàng, công việc của bạn sẽ thiên về kỹ năng quản lý hơn là chuyên môn. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải có cho mình một kỹ năng quản lý tốt. Vì bạn là người quản lý bạn đứng mũi chịu sào, do đó, khi có tình huống xảy ra mà nhân viên của bạn không thể xử lý thì chắc chắn rằng bạn sẽ phải là người đứng ra giải quyết đem lại câu trả lời thỏa đáng cho khách hàng.
Thêm vào đó, với vai trò là một cửa hàng trưởng thì bạn cũng cần phải có kỹ năng bán hàng để có thể đào tạo cho những người nhân viên bán hàng của mình. Thêm vào đó, việc bạn vừa có khả năng quản lý vừa có khả năng bán hàng tốt sẽ khiến bạn có thể nhận được sự tôn trọng từ nhân viên của mình.
1.2.2. Kỹ năng lãnh đạo là không thể thiếu ở nhà quản lý
Bạn là một quản lý cửa hàng, do đó, kỹ năng lãnh đạo là một thứ bạn không thể thiếu. Bạn có thể trao quyền cho nhân viên của mình nhưng đồng thời với đó bạn cũng cần phải giám sát họ để có thể nắm bắt được tình hình công việc và đưa ra những hướng giải quyết khi có những sự cố phát sinh một cách kịp thời.
Một nhiệm vụ mà bất kỳ cửa hàng trưởng nào cũng cần thực hiện đó là phân công nhiệm vụ cho người khác. Do đó, người quản lý cửa hàng bắt buộc phải có kỹ năng đánh giá được nhân viên của mình. Từ đó mới có thể giao đúng việc cho đúng người giúp hiệu suất làm việc và tinh thần làm việc tăng cao.
Bên cạnh đó, người cửa hàng trưởng phải có khả năng khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên. Nhuệ khí tốt thì kết quả công việc đạt được mới là tốt nhất.
1.2.3. Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng ở nhà quản lý
Kỹ năng giao tiếp luôn là một loại kỹ năng quan trọng và nó cần thiết ở bất kỳ vị trí nào. Kỹ năng này còn đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với cấp quản lý. Trưởng cửa hàng không chỉ phải giao tiếp với nhân viên của mình mà họ còn cần phải giao tiếp với cả khách hàng của cửa hàng. Kỹ năng giao tiếp giúp họ duy trì hài hòa được hai mối quan hệ này từ đó nâng cao năng suất lao động của cửa hàng.
Thật vậy, rèn luyện kỹ năng giao tiếp là một việc thiết thực nên được tất cả mọi người thực hiện. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp chúng ta có thể xử lý các tình huống xảy ra trong cuộc sống một cách tốt hơn.
1.2.4. Quản lý cửa hàng cần có kỹ năng chăm sóc khách hàng
Như đã đề cập ở nội dung đầu của bài viết, người quản lý cửa hàng không chỉ thực hiện mỗi nhiệm vụ quản lý. Họ sẽ là những người phải đối mặt và xử lý những tình huống nhân viên của họ không thể làm tốt được. Đặc biệt là trong quá trình chăm sóc khách hàng, để làm vừa lòng những khách hàng khó tính nhất thì đòi hỏi cửa hàng trưởng phải có kỹ năng chăm sóc khách hàng tốt.
Việc giữ chân khách hàng luôn quan trọng đối với bất kỳ tổ chức nào, dù tổ chức đó là cả một hệ thống hay chỉ là một cửa hàng nhỏ lẻ. Do đó, dù đang ở bất kỳ vị trí nào là nhân viên hay là quản lý cũng đều cần sở hữu cho mình kỹ năng chăm sóc khách hàng.
1.2.5. Tổ chức là một kỹ năng quan trọng
Mục đích của bất kỳ cửa hàng nào cũng là bán được nhiều hàng. Mà bán hàng là một công việc được đánh giá là có tính năng động cao. Do đó, bất kỳ người nào làm việc trong lĩnh vực này đều phải có cho mình kỹ năng tổ chức.
Cửa hàng trưởng có kỹ năng tổ chức tốt có thể phân bổ nguồn lực của cửa hàng một cách hợp lý. Từ đó đem đến cho doanh nghiệp hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.
2. Một số mẹo quản lý cửa hàng hiệu quả
2.1. Mẹo sắp xếp sản phẩm trong cửa hàng
Bạn có thể tham khảo một số cách sắp xếp các sản phẩm trong các siêu thị lớn hay là những chuỗi cửa hàng bán lẻ đã đạt được những thành công nhất định trong sản xuất kinh doanh. Hãy sắp xếp những mặt hàng khách hàng có nhu cầu lớn ở những vị trí dễ tìm, điều này có thể giúp cửa hàng của bạn tăng doanh số một cách tốt hơn đấy.
Đồng thời, hãy đem những đặc trưng riêng của cửa hàng mình vào cách sắp xếp đây chắc chắn là điều khiến khách hàng nhớ rõ hơn về cửa hàng của bạn.
2.2. Sử dụng chương trình khuyến mãi khiến việc quản lý hiệu quả hơn
Hãy thường xuyên sử dụng các chương trình khuyến mãi hợp lý cho cửa hàng của bạn. Vì đây sẽ là cách giúp thúc đẩy nhuệ khí và tinh thần làm việc cho nhân viên của bạn đấy.
Bạn có thể xem xét các chương trình mua 1 tặng 1, mua 2 tặng 1, mua 3 tặng 1 để giúp cửa hàng mình đẩy hàng tồn đi nhanh hơn. Điều này giúp quá trình quản lý cửa hàng của bạn diễn ra tốt hơn, đặc biệt là quản lý hàng tồn và quản lý kho hàng.
2.3. Giảm chi phí phải chi của cửa hàng
Một mẹo giúp nâng cao hoạt động quản lý cửa hàng đó là giảm các khoản chi phí cho cửa hàng mình là xem xét lại toàn bộ hoạt động và cắt giảm những khoản chi chưa hợp lý và không cần thiết.
Ví dụ, bạn có thể giúp cửa hàng tiết kiệm bằng cách tắt bớt các bóng điện của phòng thử đồ khi không có khách đối với cửa hàng quần áo, hoặc là xem xét lại toàn bộ nhân viên của cửa hàng, xem ai làm chưa tốt và có thể thay thế những nhân viên này. Một nhân viên có tốt đem đến hiệu suất làm việc cao hơn rất nhiều so với nhiều nhân viên làm việc chưa tốt.
2.4. Mẹo quản lý sản phẩm trong cửa hàng
Bất kỳ cửa hàng nào thì cũng đều có rất nhiều sản phẩm. Do đó, việc người quản lý cần làm là quản lý chúng một cách thật sát sao. Mẹo để quản lý sản phẩm tốt hơn đó chính là hãy gán mã cho chúng theo công dụng, kích cỡ hay là hạn sử dụng.
Quản lý cả về số lượng lẫn chất lượng để có thể tránh các khoản thất thoát cho doanh nghiệp. Hoạt động này sẽ đem đến những hiệu quả to lớn trong thời gian lâu dài. Đồng thời, bạn cũng cần làm công tác kiểm tra một cách thường xuyên và định kỳ. Đây là một mẹo rất hữu ích trong quản lý cửa hàng.
Hy vọng qua những nội dung mà chúng tôi vừa mới đề cập ở bên trên, quý bạn đọc đã có thể biết được một cửa hàng trưởng cần có kỹ năng quản lý cửa hàng gì và những mẹo hỗ trợ cho việc quản lý cửa hàng.
963 0