Gợi ý cách viết CV tiếng anh ngành bếp ấn tượng khi xin việc
Tác giả: Quỳnh Trang
Bạn đã tốt nghiệp chuyên ngành lĩnh vực ẩm thực, bạn đang có ý định theo nghề bếp và chưa biết phải chuẩn bị gì để ứng tuyển nghề này. Trước sự cạnh tranh nghề nghiệp gay gắt hiện nay lời khuyên hữu ích cho bạn chính là chuẩn bị một bản CV tiếng anh ngành bếp trước khi xin việc để gia tăng cơ hội cho mình. Nếu chưa biết phải viết CV như nào thì hãy đọc ngay bài viết này để tìm câu trả lời cho mình thôi.
1. Giải đáp về khái niệm và vai trò quan trọng của CV tiếng anh ngành bếp
1.1. Khái niệm CV ngành bếp
Hiện nay có rất nhiều ngành nghề có mức lương cao tại Việt Nam và đem lại cuộc sống ổn định cho nguồn nhân lực trẻ trong đó có thể kể tới ngành bếp. Tuy là một ngành không mới nhưng hàng năm số lao động ứng tuyển trong ngành nghề này vẫn luôn chiếm tỷ lệ lớn trong các ngành làm việc. Nguyên nhân không chỉ bởi mức lương hấp dẫn mà còn bởi môi trường làm việc thoải mái, nhiều đãi ngộ trong ngành.
Trước sức ép cạnh tranh ngày càng lớn trong lĩnh vực này thì để tham gia ứng tuyển vào nhà hàng hay khách sạn hiện nay đều đòi hỏi ứng viên phải có CV. Bởi CV là một bản khái quát nhất về thông tin cá nhân, điểm mạnh, điểm yếu của ứng viên để nhà tuyển dụng có thể nhìn khái quát và duyệt ứng viên nhanh hơn quy trình tuyển dụng thông thường. CV ngành bếp tuy không đòi hỏi quá nhiều yếu tố khắt khe như nhiều công việc khác nhưng muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng doanh nghiệp các ứng viên cũng cần làm một bản CV chỉnh chu, hoàn chỉnh để tạo dựng cơ hội nghề nghiệp cho mình trước sự cạnh tranh của hàng triệu người trong nghề này.
1.2. Vai trò của CV tiếng anh ngành bếp
Thời đại 4.0 như hiện nay, tiếng anh càng trở nên phổ biến và là ngôn ngữ phổ cập trên toàn thế giới đặc biệt trong ngành bếp có tiếng Anh là một lợi thế so với nhiều đối thủ nặng ký khác. Việc chuẩn bị một bản CV tiếng anh ngành bếp trước khi làm việc là công việc rất quan trọng và sẽ giúp các bạn có được cái nhìn thiện cảm, ấn tượng hơn so với các bản CV bình thường.
Chưa hết việc sở hữu CV tiếng anh vừa cho thấy khả năng làm nghề và năng lực ngôn ngữ của bạn từ đó sẽ tạo cho bạn cơ hội làm việc tại những môi trường cao cấp với mức lương hấp dẫn dành cho bạn. Nào chần chờ gì mà không đọc ngay phần bên dưới để được hướng dẫn cách làm một bản CV tiếng anh trong ngành này ấn tượng nhà tuyển dụng của bạn nào.
2. Đặc trưng chủ yếu của CV tiếng anh ngành bếp
Như bao bản CV của các ngành nghề khác, CV ngành bếp bằng tiếng anh cũng được phân theo bố cục cơ bản từ thông tin cho đến kỹ năng làm việc và nhớ phải viết tất cả bằng Tiếng Anh. Các thông tin bạn đưa ra phải chính xác, hợp lý và khái quát để làm sao cho nhà tuyển dụng thấy được năng lực và phẩm chất làm việc của bạn để họ xem xét có phù hợp hay không và cho bạn vào vòng phỏng vấn trực tiếp( nếu qua vòng loại CV).
2.1. Thông tin giới thiệu cá nhân
Đây là phần rất cơ bản để nhà tuyền dụng nắm được thông tin cơ bản về bạn và bạn cần nêu rõ họ và tên( full name), ngày tháng năm sinh( date of birth), giới tính( gender), địa chỉ nơi ở( address), số điện thoại liên( phone numner) và email các nhân của bạn. Tuy là phần cơ bản nhưng cũng không nên nhầm lẫn, sai sót thông tin gì về phần thông tin cơ bản này bạn nhé.
2.2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp và kinh nghiệm làm việc
Đây là phần quan trọng nhất trong bản CV của ngành bếp bởi phần này sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được những mục tiêu phấn đấu và những kinh nghiệm đã có trong lĩnh vực ẩm thực của người ứng viên để từ đó họ sẽ xem người này có đáp ứng những chỉ tiêu mà bên họ đang cần tuyển hay không.
Mục tiêu nghề nghiệp và kinh nghiệm làm việc dù là 2 phần chính nhưng cũng không nên viết quá dài mà chỉ nên liệt kê những điều liên quan tới nghề để nhà tuyển dụng nắm đươc tiềm năng của ứng viên.
Với phần mục tiêu nghề nghiệp bạn chỉ nên viết trong khoảng 3-5 câu hoặc gạch đầu dòng để thể hiện bản thân ví dụ có thể dẫn những câu như sau:
Through the culinary knowledge to learn and practice in school, I want to become an official employee of the restaurant and develop more and more with the restaurant support team.
Có nghĩa là: Qua những kiến thức về ẩm thực để học và thực hành trong trường, em mong muốn được trở thành nhân viên chính thức của nhà hàng và cùng đội ngũ hỗ trợ nhà hàng ngày càng phát triển hơn nữa.
Hoặc cũng có thể viết như sau:
With my skills and experience in the industry for more than 2 years, I aspire to create unique delicious dishes for customers and rise to become a chef within the next 2 years.
Dịch ra nghĩa là: Bằng những kỹ năng và kinh nghiệm trong ngành hơn 2 năm của mình, tôi mong muốn tạo ra những món ăn ngon độc đáo tới khách hàng và vươn lên trở thành bếp trưởng trong vòng 2 năm tới.
Còn với phần kinh nghiệm làm việc bạn cũng đừng nên nêu quá nhiều công việc đã làm nhất là những công việc không liên quan gì tới ngành nghề này. Mà thay vào đó hãy nêu công việc đã làm trong nghề, những món đã tạo ra hay những thành tích đã đạt được tại nhà hàng/ khách sạn đó khi vào nghề.
Ví dụ như At restaurant A, I created dish X with the number of products sold is 100 orders/day(Tại nhà hàng A tôi đã tạo nên món X với số sản phẩm bán được là 100 đơn/ ngày)...Có rất nhiều cách viết kinh nghiệm làm việc và hãy nhớ viết các công việc bạn làm gần nhất sau đó mới nêu những công việc về trước và chỉ nêu những việc làm trên 6 tháng trở lên để nhà tuyển dụng thấy được sự gắn bó của bạn trong môi trường làm việc.
2.3. Kỹ năng của nghề
Là một công việc chuyên về làm trong bếp vậy nên công việc này cũng không quá đòi hỏi ứng viên về những kỹ năng như giao tiếp, thuyết trình, sử dụng tin học như các ngành nghề khác mà thay vào đó nhà tuyển dụng cần những người có kỹ năng làm bếp, kỹ năng chế biến và sáng tạo món ăn, kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề khi bếp hoặc nhà hàng gặp vấn đề gì đó. Vì thế bạn có thể nêu một vài kỹ năng trong bản CV của mình như: Work Independently, teamwork, problem solving…
2.4. Những thông tin khác cần nêu
Các thông tin này có thể kể đến như Education, Certifications, Activities and Hobbies. Với quá trình học tập của nghề bếp không yêu cầu quá cao mà để vào khách sạn hay nhà hàng ứng viên chỉ cần có bằng từ trung cấp nấu ăn trở lên là đáp ứng được yêu cầu. Nếu các bạn có những thành tích nổi bật tại trường hoặc các cuộc thi nấu ăn nào đó có thể nêu lên để thể hiện điểm mạnh cho nhà tuyển dụng thấy được. Hoạt động và sở thích cũng nêu hoặc không nêu cũng được nhưng phải nhớ nếu có nêu thì chỉ nêu những thông tin có liên quan tới nghề bếp.
3. Những điều cần lưu ý khi làm CV tiếng anh ngành bếp
Là CV nghề bếp hay bất cứ nghề nghiệp nào cũng cần nhớ viết xong phải kiểm tra chính tả sau đó đến nội dung và bố cục cũng nhưng thiết kế của bản CV. Bởi bản CV sẽ giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn khái quát về bạn và gia tăng cơ hội làm việc nếu bản CV của bạn được duyệt. Ngoài ra nên nhớ các thông tin sau:
- Hãy sử dụng thuật ngữ tiếng Anh ngành bếp trong bản CV
- Tạo bản CV tiếng anh phù hợp với doanh nghiệp ứng tuyển
- Dựa vào bản JD công việc để viết bản CV chỉnh chu, chuyên nghiệp
- Tránh sai dùng từ lặp lại quá nhiều lần trong bản CV tiếng anh của mình.
Trên đây là gợi ý của work247.vn về cách viết CV tiếng anh ngành bếp dành cho bạn. Mong rằng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bản tạo một bản CV ấn tượng và nắm bắt cơ hội việc làm cho bản thân. Hãy đón xem những thông tin chia sẻ vè các nghề nghiệp khác của chúng mình trong những bài đăng tiếp theo nhé.