Cách viết CV tình nguyện viên cực hay và thuyết phục nhất

Tác giả: Nguyễn Minh Tâm 19-05-2024

Phải nói rằng, không đơn thuần chỉ là phục vụ cho xin việc, CV đôi khi còn là công cụ để các bạn ứng tuyển vào các chương trình, sự kiện xã hội. Thật vậy, CV tình nguyện viên là một loại CV như thế. Song cách viết của nó như thế nào và làm sao ứng viên có thể trở nên nổi bật hơn nhờ chiếc CV này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Các thông tin cần có trên CV tình nguyện viên 

Các thông tin cần có trên CV tình nguyện viên 

CV tình nguyện viên chính là bản tóm tắt ngắn gọn và đầy đủ về cá nhân tình nguyện viện đó. Thông qua những thông tin này, ứng viên có thể chứng minh được sự phù hợp của bản thân mình đối với những chương trình, sự kiện đang ứng tuyển. Đồng thời nó cũng là cách để nâng tầm giá trị của một ứng viên tình nguyện viên trong mắt ban tổ chức. 

1.1. Thông tin liên lạc 

Điều đầu tiên cần phải có trên CV tình nguyện viên chính là thông tin liên lạc của ứng viên để người tuyển dụng có thể biết được bạn là ai và cách thức liên lạc với bạn. Cụ thể, ứng viên cần kê khai các thông tin là: họ và tên, giới tính, địa chỉ, số điện thoại, email. Đặc biệt đối với tình nguyện viên, các tài khoản về mạng xã hội khá quan trọng trong việc truyền thông các thông điệp về chương trình/sự kiện. Cho nên ứng viên nên kê khai thêm một tài khoản mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram hoặc Twitter. Chú ý các thông tin liên lạc với chính xác và là những địa chỉ mà bạn thường xuyên sử dụng để tiện cho việc kết nối của ban tổ chức với bạn sau này. 

1.2. Thông tin năng lực 

Thông tin năng lực 

Sau phần thông tin liên lạc sẽ là thông tin về năng lực bản thân. Trong đó, nó thể hiện thông qua các trường thông tin như: trình độ chuyên môn, kỹ năng, giải thưởng, chứng chỉ, … Trong đó, trình độ chuyên môn luôn được đề cập đầu tiên về tên trường đại học/cao đẳng mà bạn đã hoặc đang theo học, loại bằng cấp, chuyên ngành. Kỹ năng ở đây được trình bày dưới dạng thang điểm với các kỹ năng cần thiết đối với một tình nguyện viên như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, khả năng chịu áp lực cao, kỹ năng sắp xếp thời gian, … Nó được đặt ngay dưới phần trình độ chuyên môn để nhằm nâng cao năng lực ứng viên hơn. 

Sau đó, kéo theo từ kỹ năng là những giải thưởng hay chứng chỉ mà bạn đã đạt được. Những giải thưởng này tập trung vào loại giải thưởng về hoạt động chuyên môn của bạn, chứng chỉ cũng là những chứng nhận cho những kỹ năng mà bạn đã được học. Nhìn chung lại thì nó như là cách để chứng thực hơn với các thông tin năng lực mà bạn đã đưa ra. Những chứng chỉ giải thích này có thể được đạt trong quá trình đào tạo, hoặc trong thời gian đi làm và cộng tác trước đó. 

1.3. Thông tin kinh nghiệm 

Thông tin kinh nghiệm 

Một phần thứ ba nữa không thể thiếu trong CV tình nguyện viên đó là thông tin kinh nghiệm. Đó là bạn tóm tắt sơ lược nhất về những gì bạn đã làm trong thời gian trước đó. Nó bao gồm cả công việc, các hoạt động ngoại khóa - xã hội hay dự án nghiên cứu, điều tra, … Phần kinh nghiệm sẽ làm dày hơn các kỹ năng mà bạn sở hữu ở trên, đồng thời nó cũng khiến nhà tuyển dụng/ban tổ chức tin tưởng hơn về hiệu suất làm việc của bạn. Đối với kinh nghiệm làm việc của tình nguyện viên sẽ được trình bày đầy đủ với:

  • Tên đơn vị/cơ quan/tổ chức làm việc
  • Thời gian làm việc/tham gia 
  • Vị trí đảm nhận 
  • Mô tả khái quát các nhiệm vụ và công việc cụ thể ở vị trí đó

Điều đặc biệt này, bạn nên đề cập đến chính những dự án hay hoạt động mà đã giúp bạn có được chứng chỉ và giải thưởng kể trên. Nó sẽ là cách để bạn thuyết phục hơn nhà tuyển dụng của bạn sẽ nhận bạn. 

Ngoài ra thì mỗi ứng viên cũng cần trang bị cho mình thêm những thông tin bổ sung khác để đầy đủ và chi tiết hơn bản CV tình nguyện viên của mình. Đó nên là các thông tin liên quan đến công việc tương tự trước đó hay các sự kiện, chương trình, dự án cùng chủ đề. Người tham chiếu cũng là một phần không nên bỏ qua trong CV tình nguyện viên vì đó sẽ là người xác thực cho những thông tin mà bạn đã nêu trong CV. 

Việc làm thời vụ

2. Chú ý trình bày của CV tình nguyện viên 

Chú ý trình bày của CV tình nguyện viên 

Bên cạnh một nội dung đầy đủ thì hình thức trình bày của CV tình nguyện viên cũng cần được chú ý. Bởi vì nó sẽ là bộ mặt của bạn, thay bạn đối diện với nhà tuyển dụng cho nên nó cũng cần được chỉn chu về giao diện thông qua các yếu tố như: màu sắc, bố cục, định dạng, … Cụ thể, đối với CV tình nguyện viên các bạn cần tập trung vào những chi tiết trình bày sau:

2.1. Thiết kế màu sắc 

Về thiết kế màu sắc, bạn nên chọn những gam màu thể hiện được sự nhiệt huyết và năng động của mình. Bởi lẽ nhắc đến tình nguyện viên người ta luôn nghĩ đến những hình ảnh hoạt động, đam mê và nhiệt tình như những con đuốc. Đó là lý do CV tình nguyện viên của bạn cũng phải thể hiện được tinh thần đó. Ưu tiên sử dụng những gam màu nóng hoặc sáng như màu đỏ, màu cam, màu vàng hay màu hồng. Ngoài ra các bạn cũng có thể chọn đúng gam màu chủ đạo mà chương trình và sự kiện mà bạn tham gia. Ví dụ nếu đó là chương trình về bảo vệ môi trường thì có thể chọn gam màu xanh, hay chương trình hiến máu nhân đạo sẽ chọn màu, hay một chương trình về biển đảo có thể chọn màu lam, ...

2.2. Bố cục trình bày 

Bố cục trình bày 

Cùng với màu sắc lựa chọn thì bố cục trình bày cũng khá ảnh hưởng đến phần “nhìn” của CV tình nguyện viên. Bạn nên sắp xếp một bố cục nội dung logic và dễ nhìn. Hai loại bố cục phổ biến được sử dụng trên CV gồm có: bố cục dọc, bố cục tự do. Trong đó bố cục dọc có thể được chia 1 cột hoặc 2, 3 cột với nội dung trình bày lần lượt từ trên xuống dưới. Còn với bố cục tự do nó hoàn toàn dựa vào phong cách thiết kế cũng như ý đồ sáng tạo hình vẽ, infographic của người làm CV. Đôi khi phần bố cục cũng sẽ thể hiện được đặc trưng của công việc tình nguyện viên nói chung và chương trình sự kiện đó nói chung. Từ đó nhấn mạnh hơn sự phù hợp của ứng viên đối với chương trình và sự kiện này. 

Cùng với đó, thay vì sử dụng nội dung chữ viết, nếu các phần quá trình hay kỹ năng của bạn có thể thể hiện bằng đồ họa, hình ảnh, bạn có thể ưu tiên sử dụng. Việc thể hiện nội dung thông qua đồ họa và hình ảnh khiến cho CV bớt nhàm chán, không những thế còn càng trở nên đặc biệt và thu hút nhà tuyển dụng hơn. Song bạn vẫn cần có một sự kết hợp với nội dung text hoàn hảo để giúp cho CV tròn vẹn hơn. 

2.3. Chính tả và định dạng 

Chính tả và định dạng 

Điều thứ ba mà bạn cần lưu ý đối với trình bày CV tình nguyện viên đó là chính tả và định dạng. Rất nhiều ứng viên mắc phải các lỗi cơ bản như: viết sai chính tả, lỗi phông chữ hay định dạng thò ra thụt vào gây mất thẩm mỹ trên CV. Vì vậy các bạn cần đảm bảo các yêu cầu chuẩn về định dạng văn bản trên CV như sau:

  • Thống nhất một phông chữ duy nhất cho phần nội dung
  • Phông chữ nên lựa chọn loại phông thẳng, không chân 
  • Cỡ chữ cân xứng với diện tích trình bày nội dung 
  • Căn đều khoảng cách giữa các dòng
  • Sử dụng các dấu chấm, gạch đầu dòng để thể hiện liệt kê 
  • Lùi tab đều đầu dòng cho tất cả các dòng 

Những điều này sẽ giúp cho CV của bạn mang một sự chỉn chu, hoàn chỉnh hơn. Đồng thời nó cũng thể hiện sự chuyên nghiệp trong tác phong làm việc thông qua cách trình bày CV. Đối với vị trí tình nguyện viên mà nói sự chăm chỉ, cẩn thận là hai yếu tố vô cùng quan trọng. Cho nên nhà tuyển dụng sẽ đánh giá phẩm chất này của bạn ngay từ CV tình nguyện viên của bạn. Những lỗi mà vừa kể trên hoàn toàn “vạch trần” bạn là một người cẩu thả, và đương nhiên điều đó khó mà giúp bạn vượt qua được vòng hồ sơ.  

Tạo CV online

3. Lưu ý khi viết CV tình nguyện viên 

3.1. Chú ý về chọn ảnh đại diện  

Chú ý về chọn ảnh đại diện  

Một CV đương nhiên không thể thiếu ảnh đại diện. Đó chính là bức ảnh chụp chân dung của bạn. Đương nhiên bạn sẽ phải chọn bức hình nào đó của mình thật rõ mặt và rạng rỡ. Song riêng với CV tình nguyện viên mà nói, nếu bạn có thể gắn vào đó là hình ảnh của bạn với trang phục hay background là một chương trình, sự kiện mà bạn đang tham gia với vai trò ban tổ chức thì điều đó sẽ giúp bạn thêm một điểm cộng. Đồng thời một chi tiết nữa mà bạn cần chú ý trong việc chọn ảnh đó là màu sắc chủ đạo của ảnh đại diện cũng phải cùng chủ đề với màu sắc trên thiết kế CV. Điều đó sẽ tăng thêm sự hài hòa về thiết kế trình bày của CV tình nguyện viên. 

3.2. Nhấn mạnh phần nội dung chính

Thứ hai, hãy nên nhớ một điều rằng, nhà tuyển dụng sẽ không có quá nhiều thời gian để nghiên cứu một CV. Đặc biệt là với vị trí tuyển dụng tình nguyện viên, với số lượng ứng tuyển có thể lên hàng trăm, hàng nghìn thì họ chỉ dành 1 phút để đọc lướt. Và việc của bạn là làm sao khiến nhà tuyển dụng đọc lướt đúng những ưu điểm, lợi thế của bạn. Và điều đó cũng đồng nghĩa là bạn phải biết cách nhấn mạnh cho các phần được xem là nội dung chính, bằng cách:

Thiết kế màu sắc nổi bật hơn cho phần trọng tâm 

Thêm icon hoặc chú thích đặc biệt cho phần chính 

Đặt nội dung chính ở phần điểm vàng trên CV 

Ngoài ra thì trong khi viết CV, các bạn cũng chỉ nên đề cập đến những vấn đề liên quan đến chuyên môn của mình. Tránh viết rườm rà những thông tin ngoài lề. Tóm gọn lại những thông tin nào nổi bật nhất của ứng viên. Đó cũng là lý do mà CV tình nguyện viên của bạn sẽ trông ngắn gọn và súc tích. Nó tối ưu giúp cho trình bày và thiết kế CV được dễ dàng hơn.

Nhấn mạnh phần nội dung chính

3.3. Đính kèm các tài liệu liên quan 

Kinh nghiệm tình nguyện viên thường luôn đính kèm các sản phẩm như: kế hoạch tổ chức, kịch bản chương trình, sản phẩm thiết kế, … Lúc này nếu như bạn có đính kèm những sản phẩm này cùng với CV của mình chắc chắn sẽ khiến CV trở nên uy tín hơn. Các tài liệu này là chứng cứ cho các kinh nghiệm, kỹ năng, tổ chức của bạn để thuyết phục được nhà tuyển dụng. Đồng thời nó cũng cho thấy sự thành thạo, tự tin cùng tính chuyên nghiệp cao trong công việc. Thông qua đó, nhà tuyển dụng thấy được rõ giá trị của ứng viên và sẵn sàng tuyển dụng bạn. 

Việc làm nhanh

Trên đây là toàn bộ các thông tin về CV tình nguyện viên dành cho bạn. Hy vọng rằng, các bạn sẽ có được những kinh nghiệm viết CV hoàn hảo nhất!