Hạch toán doanh thu chưa thực hiện - Nghiệp vụ không thể thiếu
Tác giả: Trần Ngọc Chân 01-07-2024
Với các kế toán viên thì việc hạch toán doanh thu chưa thực hiện là một trong những nghiệp vụ chuyên môn thường thấy trong công việc của mình. Tuy nhiên, nếu như bạn là một kế toán còn khá non trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm thì cách hạch toán doanh thu chưa thực hiện sẽ có khá nhiều khó khăn và vướng mắc. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp những thông tin quan trọng xoay quanh hạch toán doanh thu chưa thực hiện để giúp các bạn vững vàng hơn trong công tác thực hiện nghiệp vụ chuyên môn của mình.
1. Tài khoản sử dụng cho hạch toán doanh thu chưa thực hiện
Doanh thu chưa thực hiện còn được biết đến là loại doanh thu mà khách hàng đã thực hiện việc trả tiền trước cho 1 kỳ hoặc cũng có thể là nhiều kỳ. Đây sẽ là những khoản lãi nhận được trước khi thực hiện việc cho vay vốn hoặc là các khoản doanh thu khác chưa được thực hiện dựa trên quy định ở Thông tư số 200 và số 133.
Qua đó, tài khoản sử dụng cho doanh thu chưa thực hiện mà các kế toán cần ghi nhớ chính là tài khoản 3387. Tài khoản này sẽ phản ánh về số doanh thu hiện có cũng như sự tăng, giảm ở những khoản doanh thu chưa thực hiện trong một kỳ kế toán bất kỳ của doanh nghiệp. Cụ thể thì doanh thu chưa thực hiện sẽ bao gồm các loại doanh thu nhận trước như:
- Số tiền mà khách hàng đã thực hiện việc trả trước cho 1 kỳ hay nhiều kỳ kế toán với việc cho thuê tài sản.
- Khoản lợi nhuận nhận được trước khi thực hiện việc cho vay vốn hay thực hiện việc mua các công cụ nợ.
- Những khoản doanh thu chưa thực hiện khác như khoản tiền chênh lệch giữa việc trả chậm và trả góp dựa trên cam kết với giá bán hàng thực hiện việc trả ngay lập tức, khoản doanh thu nhận được có giá trị tương ứng với giá trị thực tế của hàng hóa hay số tiền cần chiết khấu để giảm giá cho khách hàng trong các chương trình đặc biệt,...
Xem thêm: Chuyên gia hạch toán kế toán tổng hợp
Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý về những khoản doanh thu không được thực hiện việc hạch toán với tài khoản 3387 bao gồm:
- Số tiền mà khách hàng đã thực hiện việc trả trước nhưng doanh nghiệp chưa thực hiện việc giao sản phẩm, dịch vụ hay hàng hóa được giao dịch.
- Doanh thu nhưng chưa nhận được bất kỳ một khoản nào từ việc cho thuê tài sản hay cung cấp các dịch vụ trong nhiều kỳ khác nhau. (Khoản doanh thu được ghi nhận là doanh thu nhận trước chỉ khi đã được thu tiền và không được phép ghi đối ứng trong tài khoản 131, tài khoản phải thu của khách hàng).
Xem thêm: Cách hạch toán chênh lệch tỷ giá được sử dụng phổ biến hiện nay
2. Cách hạch toán doanh thu chưa thực hiện như thế nào?
Với các loại doanh thu chưa thực hiện khác nhau thì việc hạch toán cũng sẽ có những sự khác biệt trong cách thức thực hiện. Một vài trường hợp cụ thể với việc hạch toán doanh thu chưa thực hiện có thể kể đến như sau:
2.1. Đối với việc cho thuê tài sản cố định, bất động sản với phương thức cho thuê để hoạt động
Việc hạch toán doanh thu chưa thực hiện với khoản doanh thu về việc cho thuê các TSCĐ hay BĐS dựa trên phương thức cho thuê để hoạt động thì khi đó, doanh thu của kỳ kế toán sẽ được tính bằng tổng số tiền cho thuê đã thu được chia cho số tiền thu ở kỳ trước với hoạt động cho thuê tương ứng (điều này sẽ ngoại trừ với trường hợp được ghi nhận là có doanh thu 1 lần với toàn bộ số tiền đã nhận trước đó).
Cụ thể về các bước hạch toán như sau:
- Khi kế toán nhận được số tiền mà khách hàng đã thực hiện việc trả trước về vấn đề cho thuê tài sản cố định hay BĐS đầu tư trong thời gian nhiều năm liền thì:
+ Nợ các tài khoản là 111, tài khoản 112,... (tài khoản ghi nhận tổng số tiền đã nhận trước).
+ Có tài khoản 3387 là khoản doanh thu chưa thực hiện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
+ Có tài khoản 3331 là thuế giá trị gia tăng cần phải nộp (33311).
- Việc tính hàng kỳ và ghi nhận các khoản doanh thu của từng kỳ kế toán tương ứng như sau:
+ Nợ tài khoản 3387 là khoản doanh thu chưa thực hiện.
+ Có tài khoản 511 là khoản doanh thu từ việc làm bán hàng và cung cấp các dịch vụ (tương ứng với 5113 và 5117).
- Trong trường hợp hủy hợp đồng và không tiếp tục thực hiện việc cho thuê nữa thì sẽ phải hoàn trả lại tiền cho khách hàng, khi đó, kế toán sẽ cần phải ghi như sau:
+ Nợ tài khoản 3387 là khoản doanh thu chưa thực hiện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
+ Nợ tài khoản 3331 là thuế giá trị gia tăng cần phải nộp (là số tiền trả lại cho khách hàng về thuế giá trị gia tăng tương ứng của việc cho thuê TSCĐ nhưng không thực hiện).
+ Có các tài khoản là 111, tài khoản 112,...(khoản tiền trả lại).
Xem thêm: Việc làm kế toán kiểm toán
2.2. Đối với việc bán hàng trên phương thức trả chậm, trả góp
Với trường hợp bán hàng theo phương thức là trả chậm hay trả góp thì doanh thu được ghi nhận của kỳ kế toán sẽ tính theo giá bán với việc trả tiền ngay ở thời điểm bán. Khi đó, phần chênh lệch giữa giá bán của việc trả chậm, trả góp với việc trả tiền luôn sẽ được kế toán ghi vào tài khoản 3387 là khoản doanh thu chưa thực hiện. Chi tiết như sau:
+ Nợ các tài khoản là 111, tài khoản 112, tài khoản 131,..
+ Có tài khoản 511 là khoản doanh thu của việc bán hàng và thực hiện việc cung cấp các dịch vụ (tính theo giá bán trả tiền luôn avf chưa có thuế giá trị gia tăng).
+ Có tài khoản 3387 là khoản doanh thu chưa thực hiện (đây chính là phần chênh lệch của giá bán hàng trả chậm, trả góp với giá bán trả luôn chưa tính thuế giá trị gia tăng).
+ Có tài khoản 333 là khoản thuế phải thực hiện nộp cho Nhà nước (3331).
- Việc xác định, tính toán hàng kỳ và thực hiện việc kết chuyển khoản doanh thu tiền lãi từ việc bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp ở trong kỳ kế toán được ghi như sau:
+ Nợ tài khoản 3387 là khoản doanh thu chưa thực hiện.
+ Có tài khoản 511 là khoản doanh thu về hoạt động tài chính liên quan (lãi từ việc trả chậm hay trả góp).
- Khi thực hiện việc thu tiền bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp bao gồm với việc tính cả phần chênh lệch giữa việc bán trả chậm, trả góp với bán trả luôn thì sẽ được ghi như sau:
+ Nợ các tài khoản là 111, TK 112,...
+ Có tài khoản 131 là khoản phải thu từ khách hàng.
Lúc này, kế toán sẽ cần phải đồng thời ghi nhận về giá vốn của mặt hàng được bán.
- Nếu như bán mặt hàng là các sản phẩm, hàng hóa thì sẽ ghi:
+ Nợ tài khoản 632 là giá vốn của mặt hàng bán.
+ Có các tài khoản là 154 (hay 631), TK 155, TK 156, TK 157,...
- Nếu đó là BĐS đầu tư thì sẽ ghi là:
+ Nợ tài khoản 632 là giá vốn bán hàng (là giá trị còn lại của bất động sản được đầu tư).
+ Nợ tài khoản 214 là sự hao mòn của tài sản cố định (2147).
+ Có tài khoản 217 là bất động sản đầu tư.
Đó là một vài trường hợp cụ thể về việc hạch toán doanh thu chưa thực hiện các bạn có thể tham khảo cho mình. Ngoài ra còn có việc hạch toán doanh thu chưa thực hiện với số tiền chiết khấu và giảm giá cho khách hàng là những khách hàng truyền thống hay trường hợp bán và thực hiện việc thuê lại tài sản cố định là việc thuê tài chính,...
Đọc thêm: Kiểm toán năng lượng là gì ? Quy trình kiểm toán năng lượng
3. Lưu ý với hạch toán doanh thu chưa thực hiện
Việc thực hiện hạch toán doanh thu chưa thực hiện sẽ không khó nếu như các bạn hiểu được bản chất của vấn đề cũng như phân biệt được khoản doanh thu chưa thực hiện với việc người mua trả tiền trước. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau thế nhưng lại rất dễ bị nhầm lẫn.
Các bạn cần nắm được bản chất chính của doanh thu chưa thực hiện đó là việc thỏa mãn cùng lúc 2 yếu tố sau đây:
- Doanh nghiệp đã thực hiện việc trao trả hàng hóa hay dịch vụ cho người mua.
- Người mua đã chấp nhận thực hiện việc thanh toán.
Chỉ khi đồng thời đáp ứng được 2 điều kiện này thì kế toán mới có thể sử dụng tài khoản 3387 và thực hiện hạch toán doanh thu chưa thực hiện cho doanh nghiệp mà thôi.
Trên đây chính là những thông tin về hạch toán doanh thu chưa thực hiện. Hy vọng bài viết đã thực sự mang đến các chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.