Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – người anh cả trong hàng ngũ quốc gia!
Tác giả: Trương Ngọc Lâm 20-03-2024
Mặt trận tổ quốc Việt Nam là một trong những bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vậy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được ra đời như thế nào? Có vai trò gì trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng?
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Theo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành năm 2015, có ghi "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam bao gồm cả người Việt đang định cư ở nước ngoài".
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chính là cơ sở chính trị của nhân dân, là người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Tập hợp và phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, tăng cường tính cộng đồng trong liên kết xã hội, nhằm đoàn kết dân tộc, giám sát phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, nhà nước, hoạt động tích cực góp phần cùng nhân dân xây dựng và bảo vệ quốc gia dân tộc.
Trung cập ngay work247.vn nếu bạn đang có nhu cầu tim viec có rất nhiều việc làm và cơ hội hấp dẫn danh cho bạn.
2. Lịch sử hình thành
Tiền thân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, sau nhiều lần đổi tên và hình thức hoạt động, ngày nay tổ chức liên hiệp chính trị - xã hội của nhân dân mang một cái tên đầy đủ và trọn vẹn : Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Vậy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra đời và hình thành ra sao?
Đầu năm 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập, đây chính là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử dân tộc. Từ đây cách mạng Việt Nam đã có đảng soi đường trong công cuộc giải phóng dân tộc. Ngay từ đầu trong Luận cương vắn tắt, sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo trong hội nghị thành lập Đảng đã xác định: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Chính vì vậy ngay từ đầu Đảng ta đã chủ trương đoàn kết mọi lực lượng dân tộc dân chủ để cùng nhau chống lại kẻ thù. Sự ra đời của Đảng với lần diễn tập đầu tiền - cao trào 1930 – 1931 với đỉnh cao là phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã xây dựng được một nhà nước kiểu mới, nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Một lực lượng hùng hậu quần chúng nhân dân tham gia cách mạng, trước tình hình đó tháng 11 năm 1930 Ban Thường vụ Trung ương ĐCS Đông Dương đã ra chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng Minh, đây là hình thức đầu tiên, sau đó chính thức thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhằm tập hợp, khối đại đoàn kết dân tộc phấn đấu cho một nước Việt Nam thống nhất, độc lập, tự do. Sau đó thực dân Pháp đàn áp dã man, tiến hành chính sách khủng bố đã làm tổn thương nghiêm trọng lực lượng cách mạng, lực lượng ĐCS, nhiều người đã quay lưng với Đảng, Mặt trận Dân chủ Đông Dương giải thể lui vào hoạt động bí mật nhằm xây dựng lại lực lượng cách mạng.
Tại Đại hội Đảng lần thứ nhất tháng 3 năm 1935 đã thông qua nghị quyết Phản đế Liên minh, quyết định thành lập và thông qua tổ chức nhằm tập hợp lực lượng phản đế toàn Đông Dương. Đến tháng 10 năm 1935 Đảng Cộng Sản chủ trương thành lập một Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế Đông Dương để khắc phục những nhận thức sai lầm thời kì trước. Cũng trong thời kì này, ở Pháp Mặt trận Dân chủ lên nắm quyền đã thi hành một số chính sách tiến bộ đối với nhân dân thuộc địa, Đảng Cộng Sản Đông Dương lợi dụng điều này, đổi tên Mặt trận Nhân dân Phản đế Đông Dương thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương ( tháng 6 – 1938) nhằm tập hợp các lực lượng dân chủ không phân biệt giai - tầng, tôn giáo hay quan điểm chính trị.
Mặt trận Dân chủ Đông Dương từ đấu tranh bí mật chuyển sang đấu tranh công khai, hợp pháp và bất hợp phát kết hợp với đấu tranh bí mật bằng nhiều hình thức trên nhiều lĩnh vực khác nhau như báo chí, nghị trường, văn hóa, xã hội,…Nêu cao khẩu hiệu đấu tranh “ đòi tự do dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình”. Chính điều này đã tập hợp được một lực lượng cách mạng hùng hậu từ thành thị đến nông thôn. Những lực lượng này đã góp phần quan trọng vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lenin, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa cộng sản vào từng ngõ ngách của xã hội. Cũng nhờ vậy mà lực lượng của Đảng được phục hồi và tăng lên đáng kể.
Đầu năm 1939 Mặt trận dân chủ Pháp bị lật đổ, bọn phản động phát xít tìm cách ngóc đầu dậy. Đến tháng 9 năm 1939, chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra, nước Pháp bị kéo vào cuộc chiến tranh khốc liệt này, Mặt trận Dân chủ Đông Dương bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp. Tháng 11 năm 1939, Đảng ta chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, chuyển cuộc vận động Mặt trận Dân chủ Đông Dương thành Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế Đông Dương hướng mũi nhọn vào kẻ thù, nhằm cô lập kẻ thù.
Năm 1940, Nhật đưa một lực lượng hùng hậu quân lính vào chiến trường Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó bao gồm cả ba nước Đông Dương. Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, tại Pác – Bó ( Cao Bằng ), Người đã tổ chức Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 ( 19-5-1941) chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, xác định nhiệm vụ dân tộc là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất của cách mạng Việt Nam, nhiệm vụ dân chủ chỉ là nhiệm vụ thứ 2. Theo đó, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội gọi tắt là Việt Minh nhằm đoàn kết các lực lượng chính trị xã hội. Mặt trận Việt Minh đã thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, với mọi giai-tầng trong xã hội. Mặt trận Việt Minh là mảnh đất màu mỡ để tập hợp các lực lượng yêu nước chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa giải phóng dân tộc.
Mặt trận Việt Minh đóng vai trò quan trọng trong tiến trình giành lại độc lập của lịch sử dân tộc với tiêu biểu là cao trào kháng Nhật cứu nước, “phá kho thóc Nhật”, đặc biệt là trong Cách mạng tháng 8.
Cách mạng tháng 8 thành công, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời đứng trước muôn vàn khó khăn gian khổ, “ngàn cân treo sợi tóc”. Năm 1951, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước vào giai đoạn khó khăn gian khổ nhất, quyết liệt nhất. Hồ Chí Minh nêu cao khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến” đã tập hợp các tổ chức mặt trận để đoàn kết toàn dân, tập trung sức người sức của để đẩy mạnh kháng chiến. Hồ Chí Minh đã hợp nhất Hội Liên Việt và Mặt trận Việt Minh thành Mặt trận Liên Việt. Mặt trận Liên Việt đã góp phần động viên toàn dân, toàn diện lập nên chiến thắng Điện Biên Phủ, đưa đến việc chấp nhận kí hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 công nhận chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam.
Pháp đi, Mỹ vào xâm lược, Đảng và nhân dân ta tiếp tục quá trình đấu tranh thống nhất đất nước. Chúng chia nước ta ra thành hai miền với hai thể chế chính trị xã hội khác nhau, miền bắc là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, miền nam là Việt Nam Cộng Hòa với đứng đầu là chính quyền tay sai thân Mỹ Ngô Đình Diệm. Trong bối cảnh đó, ngày 10-9-1955 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời nhằm đoàn kết mọi lực lượng dân tộc và dân chủ cùng chiến đấu chống kẻ thù chung.
Ngày 20-12-1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời đã đoàn kết các lực lượng, chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Mặt trận đã không ngừng củng cố và được mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, động viên đồng bào, chiến sĩ miền Nam đấu tranh trên các mặt trận : chính trị, quân sự và ngoại giao.
Chuẩn bị cho cao trào nổi dậy tết Mậu Thân (1968), Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hoà bình Việt nam ra đời (20-4-1968). Kết quả các phong trào đấu tranh, phong trào yêu nước của giới học sinh, sinh viên, đồng bào tôn giáo,… giúp tăng thêm sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc. Ba mặt trận này đã luôn hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc phục vụ cho công cuộc thống nhất nước nhà.
Sau đại thắng 30-4 năm 1975 đất nước ta hoàn toàn thống nhất. ĐCS Việt Nam chủ trương thống nhất tất cả các tổ chức nhằm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Vì vậy tháng 2 năm 1977 ĐCS đã hợp nhất ba tổ chức Mặt trận ở hai miền Nam Bắc thành một tổ chức Mặt trận Dân tộc Thống nhất lấy tên chung là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tham khảo thêm nội dung, cách trình bày, sử dụng và vai trò của mẫu hợp đồng thời vụ tại work247.vn, nếu bạn quan tâm hay đang có nhu cầu ứng tuyển việc làm thời vụ ở một công ty, doanh nghiệp nào đó.
3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gồm những cơ quan nào?
Cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bao gồm nhữ cơ quan sau: Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ở cấp địa phương MTTQVN cũng có những cơ quan tương đương.
4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – người anh cả trong hàng ngũ lãnh đạo quốc gia.
MTTQVN là một trong những cơ quan nằm trong hàng ngũ lãnh đạo của quốc gia. Phối hợp cùng Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Mặt trận tham gia xây dựng, giám sát và bảo vệ Nhà nước như: vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện quyền làm chủ, bầu ra cơ quan dân cử, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ viên chức Nhà nước; tham gia xây dựng pháp luật và chính sách; đóng góp ý kiến với cơ quan Nhà nước các cấp, vận động nhân dân xây dựng các quy ước, quy chế trên địa bàn cư trú về các vấn đề liên quan đến đời sống nghĩa vụ và lợi ích của công dân phù hợp với pháp luật,…
Nhà nước phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc chăm lo lợi ích chính đáng của nhân dân, trong việc vận động các tầng lớp nhân dân đẩy mạnh phong trào hành động thực hiện thắng lợi các chương trình kinh tế xã hội.
Như vậy có thể nói Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như một người anh cả trong hàng ngũ lãnh đạo quốc gia, đưa quốc gia phát triển ổn định, phồn vinh.
Việc làm công chức - viên chức
Tìm hiểu thêm: trị giá tính thuế là gì trong ngành xuất, nhập khẩu, đây là ngành rất có tiềm năng phát triển mạnh mẽ tại nước ta trong những năm tới.
5. Quan hệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với nhân dân
Đối với quần chúng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đại diện, cũng là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân,đoàn kết Nhân dân, động viên, hỗ trợ Nhân dân thực hiện dân chủ, ...
''Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân", quần chúng nhân dân có vai trò quan trọng trong sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã và đang làm tốt nhiệm vụ vai trò đoàn kết các tổ chức chính trị - xã hội, là cơ quan bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dân. Góp phần xây dựng một nước Việt ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, thống nhất.