Bí quyết mở cửa hàng sữa bỉm giúp bạn thành công nhanh chóng nhất
Tác giả: Hoàng Châu Lâm
Sữa bỉm là mặt hàng kinh doanh được nhiều người lựa chọn vì đem lại hiệu quả kinh tế cao và lợi nhuận lớn, chỉ cần bạn biết nắm lấy cơ hội về tay của mình và biết được cách kinh doanh hiệu quả. Vậy mở cửa hàng sữa bỉm cần những thủ tục và lưu ý gì hay không? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được làm thế nào để mở cửa hàng sữa bỉm nhé!
1. Mở cửa hàng sữa bỉm cần có những thủ tục nào?
Để mở cửa hàng kinh doanh về sữa bỉm, để các thủ tục đơn giản, bạn nên đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể. Bạn chỉ cần nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh tại quận huyện nơi bạn mở cửa hàng giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
Bên trong giấy đề nghị, bạn cần cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết như:
- Các thông tin về tên cửa hàng, địa chỉ kinh doanh của cửa hàng, các thông tin liên lạc như fax, điện thoại hay email.
- Ngành nghề kinh doanh bạn điền là sữa bỉm.
- Tổng số nhân viên bên trong cửa hàng.
- Số vốn kinh doanh.
- Các thông tin đầy đủ về người thành lập hộ kinh doanh kèm chữ ý và người đại diện cần có 1 trong các bản sao của các giấy tờ chứng thực cá nhân.
- Nếu là một nhóm cá nhân thành lập để kinh doanh sữa bỉn thì cần có biên bản họp về việc mở cửa hàng.
Khi bạn đã chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, bạn hoặc người đại diện hộ kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh sẽ gửi hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt cửa hàng kinh doanh. Trong thời hạn 5 ngày làm việc của cơ quan, nếu giấy tờ của bạn hợp lệ, tên hộ kinh doanh phù hợp, ngành nghề kinh doanh không thuộc danh mục cấm và nộp đủ lệ phí thì bạn sẽ được trao Giấy biên nhận và Giấy chứng nhận hộ đăng ký kinh doanh cá thể cho cửa hàng của bạn.
Trong trường hợp nếu giấy tờ trong hồ sơ của bạn không hợp lệ, người thành lập hộ kinh doanh cá thể sẽ nhận được thông báo của cơ quan bằng văn bản những thông tin cần sửa đổi. Nếu người đăng ký hộ kinh doanh không nhận được thông báo về việc sửa đổi giấy tờ hay Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong 5 ngày cơ quan làm việc, người kinh doanh có quyền khiếu nại.
Kinh doanh sữa bỉm là kinh doanh có điều kiện, nên bạn cần phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong cửa hàng thì mới có thể đáp ứng đủ các điều kiện mở cửa hàng kinh doanh.
2. Mở cửa hàng sữa bỉm và những lưu ý cần biết
2.1. Kinh doanh sữa bỉm có lãi không?
Đây là câu hỏi của rất nhiều người khi muốn kinh doanh mặt hàng bỉm sữa. Tuy mặt hàng này dao động thị trường nhưng không quá đáng kể và nhiều đầu báo thị trường đã chắc chắn rằng bán sữa bỉm trẻ em có thể thu về lợi nhuận gấp 6.
Sữa bỉm là mặt hàng tiêu dùng cần thiết và dân số ngày càng phát triển, giúp bạn có thể tiêu thụ các sản phẩm nhanh chóng. Do đó, mặc dù lãi của các sản phẩm chỉ có vài chục hay vài trăm nhưng nếu được mua nhiều lần thì bạn sẽ nhận được lợi nhuận cao.
2.2. Một số lưu ý khi mở cửa hàng sữa bỉm
Khi muốn mở cửa hàng sữa bỉm, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
2.2.1. Số lượng nhân viên
Đối với nhân viên trong cửa hàng, vì bạn đăng ký hộ kinh doanh cá thể nên chỉ có số lượng tối đa là 10 người và số lượng người làm sẽ được ghi cụ thể trong giấy đề nghị đăng ký kinh doanh.
2.2.2. Tên cửa hàng
Trước khi đăng ký kinh doanh, bạn cần đặt tên cửa hàng sữa bỉm của mình và tên của cửa hàng bạn không được trùng với tên các cửa hàng trong địa bàn khu vực quận, huyện đã đăng ký kinh doanh trước đó.
Khi đặt tên, bạn không để tên như “công ty” hay “doanh nghiệp” và các tên của cửa hàng cần được viết bằng chữ cái tiếng Việt có dấu, kèm theo chữ số hay ký hiệu. Tên cửa hàng của bạn có thể viết tắt, dùng tên tiếng Anh và kèm theo các chữ J, F, W, Z trong tên cửa hàng.
Đồng thời, tên cửa hàng của bạn cần đầy đủ loại hình, tên riêng và không được sử dụng những từ ngữ, ký hiệu thiếu thuần phong mỹ tục hay thiếu văn hóa.
2.2.3. Số lượng cửa hàng
Bạn chỉ được mở một cửa hàng trên cả nước nếu bạn đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Trong trường hợp bạn muốn mở nhiều cơ sở hay các chuỗi cửa hàng thì bạn cần thành lập công ty theo đúng quy định do Luật doanh nghiệp đưa ra.
2.2.4. Tiền thuế cần đóng
Khi bạn đã đủ điều kiện kinh doanh sữa bỉm và cửa hàng của bạn đã đi vào hoạt đồng, bạn cần phải đóng thuế theo đúng quy định do pháp luật đề ra. Cửa hàng bỉm sữa của bạn cần đóng các loại thuế như: Thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế môn bài.
Đối với thuế môn bài: Nếu cửa hàng có thu nhập từ 100 triệu đến 300 triệu trong 1 năm, bạn cần nộp mức thuế là 300.000 đồng; Thu nhập từ 300 triệu đến 500 triệu trong 1 năm sẽ phải nộp 500.000 đồng và thu nhập từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng sẽ phải nộp thuế môn bài là 1 triệu đồng.
2.2.5. Chuẩn bị đủ vốn
Để xác định được số vốn ban đầu cần nhập, bạn cần tìm hiểu tiềm năng của thị trường xung quanh nơi bạn sống. Đồng thời, bạn nên dựa vào tình hình chung của cửa hàng để xác định số vốn mà mình muốn nhập. Chẳng hạn mỗi loại bỉm chỉ nhập khoảng 5 loại và sữa nhập khoảng 3 hộp mỗi dòng.
Bạn cũng cần phải xác định loại sữa mà thị trường ưa chuộng và loại bỉm được nhiều người tin dùng để có thể xác định được số lượng hàng cần nhập và số vốn cần mở.
2.2.6. Hình thức và chu kỳ nhập hàng bỉm sữa
Có hai hình thức nhập hàng hiện nay là nhập hàng đại lý và nhập hàng công ty. Nhập hàng của đại lý là bạn sẽ thực hiện nhập bỉm sữa từ các đại lý trung gian và nhập hàng công ty là hình thức mà bạn sẽ nhập hàng trực tiếp tại công ty nào đó phân phối nhãn hiệu độc quyền trong khu vực.
2.2.7. Chọn hãng sữa bỉm chất lượng
Đối với hãng sữa bỉm, bạn cần lựa chọn những mặt hàng có chất lượng tốt, tránh hàng giả hàng nhái và số lượng tiêu thụ phải tốt, từ đó tốt cho việc kinh doanh của bạn hơn.
Khi chất lượng sản phẩm tốt, bạn đã đáp ứng được 1 nửa nhu cầu của người dùng, ngoài giá cả. Các sản phẩm bán được nhiều và bán chạy có nghĩa là lượng tiêu thụ nhiều. Từ đó, việc kinh doanh của bạn sẽ phát triển và giúp bạn đạt được lợi nhuận cao.
2.2.8. Đầu tư trang thiết bị
Cung cấp các trang thiết bị đối với cửa hàng bỉm sữa là điều vô cùng cần thiết. Bởi bỉm hay các loại sữa bột là mặt hàng có giá cao và có thời hạn sử dụng tối đa khoảng 3 năm. Còn các sản phẩm khác như sữa tươi, sữa chua có thời hạn sử dụng chỉ vài ngày hoặc vài tháng.
Do đó, với nhiều sản phẩm như vậy, bạn nên sử dụng các máy móc hay thiết bị để báo được thời hạn sử dụng của các sản phẩm. Các thiết bị như tủ đông, tủ lạnh, quầy kệ để đảm bảo cửa hàng của bạn hoạt động tốt.
Khi kinh doanh các sản phẩm bỉm sữa, khối lượng công việc vô cùng nhiều và các sản phẩm quá đa dạng khiến bạn cảm thấy khó khăn trong việc quản lý. Do đó, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng 365 để hỗ trợ bạn quản lý kinh doanh bỉm sữa hiệu quả như kiểm soát doanh thu, báo cáo tài chính, quản lý nhân viên hay cập nhật lãi, lỗ…
Hy vọng qua bài viết này, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin, thủ tục và lưu ý khi mở cửa hàng sữa bỉm. Đây là mặt hàng có giá trị cao và giúp bạn đem lại lợi nhuận nhanh chóng nếu lựa chọn đúng khu vực kinh doanh và mặt hàng kinh doanh. Do đó, nếu đã có đủ vốn và những điều kiện cần thiết, đừng quá đắn đo mà hãy bắt đầu kinh doanh ngay nhé!