Mô tả công việc chuyên viên tài chính cho ứng viên chính xác nhất
Tác giả: Nguyễn Minh Tâm 14-05-2024
Công việc chuyên viên tài chính luôn được biết đến là một việc làm khá hấp dẫn cả về đặc tính công việc cho đến mức lương và đãi ngộ. Vậy nên có thể hiểu vì sao mà tin tuyển dụng của việc làm này luôn thu hút ứng viên. Tuy nhiên không phải ứng viên nào yêu thích, đam mê công việc cũng có thể ứng tuyển thuận buồm xuôi gió. Vậy nên bài viết này sẽ mách bạn mô tả công việc chuyên viên tài chính đầy đủ và chính xác nhất. Từ đó, nó có thể giúp bạn tiếp thêm sức mạnh để ứng tuyển thành công.
1. Giới thiệu chung về công việc chính chuyên viên
Chuyên viên tài chính là những người làm trong lĩnh vực về tài chính, tiền tệ và đầu tư. Vị trí công việc này thường có ở những tập đoàn lớn, công ty đầu tư hoặc những cơ quan về tài chính, ngân hàng thuộc quản lý của nhà nước. Đôi khi, vị trí này cũng có thể là một bộ phận chuyên chính của một công ty tư vấn tài chính tư nhân. Chân dung của một chuyên viên tài chính hiện lên là những con người có tầm hiểu biết sâu rộng về kinh tế, chứng khoán, bất động sản, ngân hàng. Chính vì vậy mà một chuyên viên tài chính mới có đủ “tầm” để tư vấn cũng như hỗ trợ khách hàng về vấn đề vay vốn, hay đầu tư phục vụ mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng cá nhân. Trách nhiệm cuối cùng của các chuyên viên này đối với khách hàng và doanh nghiệp của mình đó là làm sao đối tượng có thể thu về nguồn lời nhiều nhất.
Chuyên viên tài chính còn có tên tiếng Anh đó là Finance specialist. Ngay ở tên gọi của nó đã cho thấy năng lực đặc biệt của các chuyên viên này. Không những thế, tên gọi tiếng Anh này còn thể hiện nó là một nghề được công nhận không chỉ ở Việt Nam mà ở trên toàn thế giới. Các chuyên viên tài chính làm việc 8 tiếng một ngày vào các giờ hành chính, thế nhưng công việc của họ có thể diễn ra đến hơn 10 tiếng một ngày do họ phải luôn nghiên cứu cũng như phân tích để có thể đưa ra các giải pháp tài chính tốt nhất. Chính vì điều này mà ở một vài nơi, họ còn tạo điều kiện cho các chuyên viên tài chính không cần trực tiếp phải đến công ty và có thể làm việc ở bên ngoài.
2. Mô tả công việc chuyên viên tài chính
Như đã nhận ở trên tài chính chuyên viên có thể phải bảo đảm rất nhiều trách nhiệm kèm theo đó là các chi tiết công việc, cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ đó. Công việc này được chia theo nhiệm vụ nhóm sau:
2.1. Lập kế hoạch tài chính
Đối với bất kỳ một hình thức làm việc chuyên viên tài chính thì nhiệm vụ đầu tiên luôn là lập kế hoạch tài chính. Các chuyên viên sẽ nhận yêu cầu từ lãnh đạo hoặc khách hàng về các chiến lược hoặc ý tưởng về đầu tư, phát triển doanh thu. Sau đó họ sẽ phải lập một bản kế hoạch cụ thể và chi tiết về những gì cần làm cũng như cần chuẩn bị cho cuộc đầu tư này. Bên cạnh đó, trong kế hoạch tài chính, chuyên viên tài chính cũng đồng thời thực hiện việc tính toán về các khoản chi phí hay khả năng rủi ro của các dự án này. Các khoản đầu tư có thể gồm có:
Đầu tư thay đổi sản phẩm
Đầu tư nâng cấp thiết bị
Đầu tư mở rộng chi nhánh
Đầu tư tài chính bên ngoài
Đầu tư tăng chi phí nhân sự
Dựa vào các tính toán và kế hoạch đề ra, chuyên viên tài chính sẽ tham mưu cho ban quan trị doanh nghiệp những đường đi an toàn và mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Đây sẽ là những căn cứ quan trọng để một doanh nghiệp quyết định các giao dịch hay đầu tư vào một dự án, chiến lược nào đó.
2.2. Quản lý tài chính hoạt động
Là một chuyên viên tài chính cho nên vị trí công việc không thể bỏ qua trách nhiệm về quản lý các hoạt động tài chính cho doanh nghiệp. Chuyên viên tài chính đóng vai trò giám sát các chương trình tài chính cũng như việc thực hiện sử dụng các dòng tiền, dòng vốn của doanh nghiệp, gồm có: Vốn cố định và vốn lưu động, vốn đầu tư tài chính. Trong nhiệm vụ này, chuyên viên tài chính cũng bao gồm cả trọng trách về chuyển nhượng tài chính của công ty. Bên cạnh đó thì các bạn cũng là người quản lý việc lập ngân sách, kết hợp với kế toán thực hiện các công việc thu chi đầu ra đầu vào thật rành mạch, rõ ràng. Mục đích của nhiệm vụ này chính là đảm bảo nguồn tiền được sử dụng hợp lý, tránh lạm phát và tham nhũng.
Xem thêm: Bạn có biết quản trị tài chính doanh nghiệp là gì?
2.3. Tính toán các chi phí, doanh thu doanh nghiệp
Nhiệm vụ thứ ba không thể thiếu với một chuyên viên tài chính đó là việc tính toán các chi phí doanh nghiệp, gồm có:
Chi phí sản xuất kinh doanh
Giá thành sản phẩm
Chi phí nhân lực
Chi phí tiêu thụ sản phẩm
Chi phí hao tổn
Doanh thu doanh nghiệp
Lợi nhuận doanh nghiệp
Các chi phí doanh nghiệp phát sinh khác
Đối với việc tính toán này, trên thực tế chuyên viên tài chính không phải một mình đảm nhiệm tất cả mà thường sẽ làm việc với các bộ phận liên quan khác. Song điều quan trọng góp phần tạo nên trách nhiệm cao cả của các chuyên viên tài chính ở công việc này đó chính là khả năng dự báo tình hình tài chính của doanh nghiệp trong thời gian tới. Thông qua các kết quả tính toán, các bạn sẽ có một bản lề, căn cứ để có thể thực hiện chuyên môn về phân tích tài chính của mình chứ không đơn thuần chỉ là các công việc của một nhân viên kế toán.
2.4. Báo cáo về tình hình tài chính
Thư tư, chuyên viên tài chính sau khi làm các công việc giám sát, quản lý cũng như nghiên cứu tài chính của doanh nghiệp và thị trường sẽ có nhiệm vụ báo cáo lại các kết quả đó. Việc báo cáo vừa để trình lên cho ban quản trị cũng vừa để tổng kết lại các hoạt động về tiền, vốn, lời, từ đó làm tài liệu quan trọng cho việc xây dựng hay đầu tư các kế hoạch phát triển tiếp theo của doanh nghiệp. Thông thường nhiệm vụ báo cáo tính hình tài chính sẽ diễn ra định kỳ: theo tuần, theo tháng, theo quý và theo năm. Trong đó, chuyên viên tài chính phải có các kỹ năng để lập báo cáo giấy lẫn báo cáo bằng biểu đồ để có thể thuyết trình trong các cuộc họp về tình hình kinh doanh và tài chính doanh nghiệp. Cũng trong nhiệm vụ báo cáo này, bạn sẽ phải thẳng thắn chỉ ra những sai phạm hoặc việc thất thoát vốn doanh nghiệp để có thể kịp thời xử lý.
2.5. Chỉ dẫn các hoạt động kế toán, kiểm toán, tính lương
Cuối cùng, không thể thiếu một trong những nhiệm vụ, công việc quan trọng không kém cạnh của chuyên viên tài chính đó chính là hướng dẫn nhân viên về hoạt động kế toán và kiểm toán. Có thể nói kế toán và kiểm toán là hai bộ phận giúp việc cho các chuyên viên tài chính cấp cao là không sai. Bởi lẽ để có thể đảm nhiệm được các công việc về phân tích tài chính thì rõ ràng các việc tính toán lương, hóa đơn, bán hàng, … của kế toán và kiểm toán chuyên viên tài chính sẽ thường nắm rõ. Chính vì vậy mà nếu làm việc ở vị trí này, hãy sẵn sàng để làm người chỉ dẫn cho các nhân viên kế toán của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bạn cũng là người đề xuất việc đào tạo và là vị trí người phỏng vấn chuyên môn đối với các ứng viên kế toán, kiểm toán doanh nghiệp.Các bạn có thể tham khảo một bản mô tả công việc chuyên viên tài chính mẫu ở đây.
3. Quyền lợi và mức lương của chuyên viên tài chính
Một chuyên viên tài chính ngoài các quyền lợi tương đương với các vị trí việc làm khác thì vẫn có những đặc quyền do tính chất công việc khá “căng thẳng”. Nhìn chung, tổng hợp lại, khi bạn trúng tuyển vào vị trí này, bạn sẽ nhận được:
Đầy đủ phúc lợi về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN
Được trợ cấp ăn trưa, xe đưa đón mỗi khi đi thị trường hoặc đi công ty
Được nhận công tác phí cũng như các quyền lợi đặc biệt khi đi đàm phán tài chính với đối tác
Được làm việc trong môi trường cầu tiến và có nhiều khả năng đột phá
Thông thường vị trí chuyên viên tài chính được tuyển dụng nhiều ở các doanh nghiệp lớn nên không bỏ qua khả năng bạn đang làm việc ở môi trường làm việc tốt
Cuối cùng về mức lương, có thể nói là mức lương của vị trí này so với mặt bằng chung là rất cao. Ở mức trung bình là khoảng 16 triệu đồng 1 tháng, mức lương dành cho học việc, thử việc đã “khởi động” từ 8 triệu, và cao nhất hiện nay đó là khoảng 40 triệu, thường là ở vị trí chuyên viên tài chính thuộc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó thì chuyên viên tài chính còn có lương thứ 13 khá hấp dẫn, có thể gấp đôi gấp ba số lương cứng hiện tại.
Xem thêm: Tìm việc làm thực tập sinh tài chính
4. Các yếu tố cần có khi ứng tuyển chuyên viên tài chính
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng vậy, khi tuyển dụng cũng đều đặt ra các yêu cầu cho ứng viên của mình. Việc làm chuyên viên tài chính cũng không ngoại lệ với các yếu tố cần có khi ứng tuyển sau:
Có bằng Cử nhân trở nên thuộc các chuyên ngành Tài chính, kinh tế của các Trường đại học (bao gồm bằng đại học trong nước và chứng chỉ tài chính nước ngoài)
Có kiến thức và hiểu biết về các dịch vụ tài chính lẫn thuần thục việc sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành
Đã có kinh nghiệm làm nhân viên tài chính tại các doanh nghiệp tư nhân và trong nước ít nhất từ một năm trở lên
Thành thạo các kỹ năng về tin học, các phần mềm, website phân tích và nghiên cứu tài chính
Có sự am hiểu và yêu thích khám phá về các lĩnh vực liên quan như tiền tệ, chứng khoán, bất động sản, …
Ngoài những điều kiện trên thì tuyển dụng rất mong muốn ở ứng viên chuyên viên tài chính có thể có được các kỹ năng mềm như:
- Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin
- Kỹ năng phán đoán
- Kỹ năng tạo dựng niềm tin
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng quản lý
Và các đức tính khác trong công sở như: chăm chỉ, cẩn thận, hòa động, tinh tế, trung thực, …
Bài viết trên đây là những thông tin về bản mô tả công việc chuyên viên tài chính đầy đủ và chính xác nhất. Các bạn có thể thông qua các mô tả này kết hợp cùng tính năng tìm việc làm siêu nhanh của website work247.vn để “đặt gạch” cho mình một vị trí việc làm chuyên viên tài chính hấp dẫn nhất nhé!