Các chức năng của quản trị nguồn nhân lực. Vai trò của nó
Theo dõi work247 tạiSức lao động là loại hàng hóa đặc biệt, là tài sản lớn nhất của con người. Việc quản trị nguồn nhân lực chính là quản lý loại tài sản này. Vậy các chức năng của việc quản trị nguồn nhân lực là gì. Mời bạn đọc những thông tin mà work247.vn tóm lược dưới đây nhé!
1. Định nghĩa thế nào là quản trị nguồn nhân lực?
Tài sản lớn nhất luôn luôn là con người chúng ta. Và quản trị nguồn nhân lực chính là việc quản lý loại tài sản lớn nhất của công ty: Quản lý con người. Thật vậy, con người luôn luôn là yếu tố quan trọng nhất, chủ chốt. Nguồn nhân lực tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và đạt được những thành công vang dội. Ngược lại, nếu doanh nghiệp sở hữu một nguồn nhân lực chất lượng thấp thì hiệu quả kinh doanh sẽ thấp và có thể sẽ không bao giờ đạt được các mục tiêu đã đề ra. Từ những lập luận này, có thể khẳng định rằng nhân lực và việc quản trị nguồn nhân lực chính là hai trong các yếu tố chính làm nên sự thành công hoặc thất bại của một doanh nghiệp. Quản trị nhân lực là một bộ phận trong các bộ phận cấu thành quản trị kinh doanh. Các nhà quản trị doanh nghiệp cần thực hiện hoạt động quản trị nhân lực để có thể ngăn ngừa một trong các vấn đề sau:
- Thuê không đúng nhân sự cho công việc đang thiếu nguồn nhân sự của doanh nghiệp.
- Thuê nhân sự làm không đúng việc.
- Số lượng nhân sự nhiều hơn cầu nhân sự hiện tại của doanh nghiệp.
- Không phát huy được hết năng lực của người nhân viên.
- Những người nhân viên nghĩ rằng tiền lương không xứng với công sức học cống hiến cho công ty hay họ đang không được đối xử công bằng như những người khác.
Nếu thực hiện tốt việc quản trị nguồn nhân lực, doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều nhân viên giỏi, có các kiến thức, kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc mà họ được giao đồng thời họ cũng sẽ cống hiến cho công ty bằng tất cả sự nhiệt tình mà họ có. Một nguồn nhân lực mạnh sẽ là chìa khóa để doanh nghiệp có thể vươn mình hay cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
2. Trong doanh nghiệp quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng như thế nào?
Như đã trình bày ở phần trên, quản trị nhân lực là kim chỉ nam, là chìa khóa để thành công của doanh nghiệp. Vì vậy, bắt buộc các công ty, dù có quy mô hay tổ chức ra sao, thuộc bất kỳ lĩnh vực nào đều phải có hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Con người luôn là yếu tố đóng vai trò thiết yếu, là điểm khởi nguồn của bất kỳ hoạt động hay tổ chức nào. Vì thế một công ty dù đã có nguồn doanh nghiệp đông đảo về số lượng, có điều kiện áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến nhất vào sản xuất mà không có khả năng quản trị nguồn nhân lực thì dù có các yếu tố hỗ trợ tốt như thế nào cũng sẽ không thể thành công được.
“Tài nguyên đặc biệt nhất chính là nguồn nhân lực, con người có óc sáng tạo, năng lực trí tuệ riêng của họ. Đây chính là những yếu tố đóng vai trò đặc biệt trong sự thịnh vượng ở tương lai” - Một diễn giả lớn đã từng nói. Vai trò đặc biệt quan trọng của việc quản trị nguồn nhân lực có xu hướng tăng mạnh trong thời gian gần đây. Khi các doanh nghiệp phải trải qua sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt. Và họ đều nhận ra rằng yếu tố con người chính là yếu tố mang tính quyết định. Việc tìm ra đúng người để giao đúng việc đang là vấn đề nhận được sự quan tâm lớn nhất của các nhà quản trị nhân lực.
Vai trò của quá trình quản trị nguồn nhân lực là tạo ra sự tự điều chỉnh của mỗi cá nhân, sự hòa hợp giữa các cá nhân đó trong cùng một doanh nghiệp từ đó nó giúp hình thành nên nét văn hóa doanh nghiệp - thứ quyết định họ có thu hút và giữ được người tài làm việc cho doanh nghiệp của họ hay không. Đồng thời, văn hóa doanh nghiệp cũng là một yếu tố góp phần vào sự thành công của công ty.
3. Chức năng của hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là gì?
“Quá trình phát triển cần được thực hiện bằng con người, mục đích phát triển cũng chính là vì con người” - Đây chính là chủ trương phát triển của nhà nước ta. Con người hay nguồn nhân lực luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Quản trị nguồn nhân lực chính là các hệ thống chính sách, triết lý và các hoạt động nhằm mục đích đào tạo người tài, thu hút và giữ chân họ nhằm đạt được kết quả hoạt động tốt nhất cho tổ chức và nguồn nhân lực. Mang đến cho nhau những giá trị hệ thống lớn nhất.
Có thể nói các chức năng chính của quản trị nguồn nhân lực bao gồm: Chức năng thu hút thêm nguồn nhân lực tài giỏi cho công ty, chức năng đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp, chức năng giữ chân hay duy trì nguồn nhân lực mà doanh nghiệp đang sở hữu.
3.1. Chức năng thu hút thêm nguồn nhân lực
Nhóm chức năng này chú trọng nhất vào việc chắc chắn rằng có đủ số lượng nhân viên đang làm việc với các yêu cầu, phẩm chất, kỹ năng phù hợp. Chức năng thu hút thêm nguồn nhân lực gồm các hoạt động như: Tuyển dụng nhân viên, phân tích công việc cần làm, hoạch định nhu cầu nhân sự của công ty. Để có thể tuyển dụng được nguồn nhân lực phù hợp cho doanh nghiệp, thì chính doanh nghiệp sẽ cần căn cứ vào các kế hoạch khác đã được đề ra như kế hoạch marketing hay kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch bán hàng từ đó xác định được nhu cầu nhân lực của công ty, thực trạng nguồn nhân lực của các vị trí đó. Từ những căn cứ này, xác định được hiệu suất làm việc của nguồn nhân lực hiện tại, đưa ra được các vị trí công việc nào cần thuê thêm nhân lực.
Khi doanh nghiệp thực hiện việc phân tích công việc nó sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những số liệu về số lượng nhân viên cần tuyển thêm và yêu cầu cho mỗi vị trí cần tuyển thêm là gì. Việc áp dụng các hình thức phỏng vấn khác nhau hoặc kết hợp giữa chúng sẽ giúp doanh nghiệp có thể chọn ra ứng cử viên phù hợp nhất.
Nói tóm lại, nhóm chức năng thu hút thêm nguồn nhân lực có các hoạt động chính như: Phân tích công việc, dự báo, hoạch định nguồn nhân lực, phỏng vấn và xử lý các thông tin về tình trạng nguồn nhân lực của công ty.
3.2. Chức năng đào tạo cho nguồn nhân lực hiện có
Chức năng này trong quản trị nguồn nhân lực chính là việc làm sao để có thể nâng cao trình độ, năng lực xử lý các vấn đề chuyên môn của nhân viên.Đảm bảo rằng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp có các phẩm chất, kỹ năng, chuyên môn cần thiết để có thể hoàn thành một cách tốt nhất các công việc được giao. Đồng thời là tạo điều kiện cho nguồn nhân lực được phát triển tối đa các kỹ năng, năng lực cá nhân của họ.
Chức năng của nhóm đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp chính là huấn luyện, hướng nghiệp, đào tạo các kỹ năng cơ bản về thực hành cho họ, bồi dưỡng cho hệ thống nhân viên đồng thời cho họ được tiếp xúc với hệ thống công nghệ kỹ thuật hiện đại, tiên tiến.
3.3. Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực
Nhóm chức năng này chính là việc làm sao doanh nghiệp có thể giữ chân được nhân tài và khiến họ cống hiến cho công ty một cách tận tâm nhất. Nhóm chức năng này được chia ra làm hai loại nhỏ hơn: Một là khen thưởng, động viên khích thích nhân viên làm việc có hiệu quả, hai là phát triển và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên trong doanh nghiệp.
Nó có liên quan đến các chính sách lương thưởng, hoạt động đãi ngộ hay những cơ hội thăng tiến mà doanh nghiệp cung cấp cho nhân viên, từ đó kích thích họ phấn đấu và cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.
Qua nội dung bài viết, chúng tôi mong rằng quý độc giả đã hiểu rõ hơn về hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, vai trò của con người trong mọi hoạt động vận động phát triển của xã hội, các chức năng của quá trình quản trị nguồn nhân lực.
3409 0