Những điều cần biết để trở thành chuyên viên tư vấn tâm lý

Theo dõi work247 tại
Phạm Hường tác giả work247.vn Tác giả: Phạm Hường

Ngày đăng: 16-08-2024

Tốc độ thay đổi của xã hội nhanh chóng, cường độ công việc cao khiến cho con người càng dễ rơi vào tình trạng bức bối về tâm lý. Bởi vậy nhu cầu về nhân lực của ngành tâm lý học ngày càng lớn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về chuyên viên tư vấn tâm lý để bạn có thể tham khảo ứng tuyển vào ngành này nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tìm hiểu chung về tư vấn tâm lý

Tư vấn tâm lý được hiểu là quá trình tương tác giữa nhà tư vấn tâm lý và người cần tư vấn. Thông qua cuộc tư vấn chuyên gia tư vấn tâm lý sẽ khai thác những nhận thức, hành vi cảm xúc của khách hàng để giúp đỡ họ cải thiện tâm trạng và giải quyết những vấn đề khúc mắc trong tâm lý của họ.

Tìm hiểu chung về tư vấn tâm lý
Tìm hiểu chung về tư vấn tâm lý

Trên cơ sở nghiên cứu các hành vi và cảm xúc của khách hàng, nhà tư vấn tâm lý sẽ đưa ra lời khuyên cho khách hàng. Đây không hề là những lời khuyên sáo rỗng mà nó sẽ giúp khách hàng nhìn nhận được vấn đề mình đang gặp phải. Kết hợp với các phương pháp điều trị mà chuyên viên tư vấn tâm lý đưa ra khách hàng sẽ bắt đầu giải quyết những vấn đề của mình.

Một nhà tư vấn tâm lý chuyên nghiệp không phải là người chỉ giải quyết tạm thời những vấn đề hiện tại của khách hàng. Họ phải là người đồng hành, là người chỉ dẫn, hỗ trợ để khách hàng có thể tự mình giải quyết những vấn đề mà họ đang gặp phải trong cuộc sống.

Xem thêm: Tâm lý học thi vào khối nào và những trường nào đào tạo ngành tâm lý học?

2. Một chuyên viên tư vấn tâm lý làm công việc gì?

Trong các cuộc tư vấn gặp gỡ nhiệm vụ của một nhà tư vấn tâm lý là làm chủ và dẫn dắt cuộc nói chuyện.

Công việc của một chuyên viên tư vấn tâm lý
Công việc của một chuyên viên tư vấn tâm lý

Họ lắng nghe khách hàng trong các cuộc tư vấn, sử dụng kỹ năng giao tiếp để khai thác những suy nghĩ, quan điểm và cảm xúc của người cần tư vấn. Khi thấu hiểu khách hàng chuyên viên tư vấn có thể xác định được các bước để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho khách hàng.

Chuyên viên tư vấn tâm lý sẽ giúp thân chủ hiểu được các sự kiện trong quá khứ bởi chính những sự việc đó là sự kiện tác động tới hiện tại. Giải quyết những vấn đề trong quá khứ có thể góp phần nào đó vào các vấn đề hiện tại. Điều này sẽ giúp thân chủ suy nghĩ và hành xử theo các hướng khác.

Những hướng đi này sẽ giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ các sự kiện trong quá khứ. Từ đó khách hàng có thể phân loại các vấn đề trong cuộc sống và có góc nhìn sâu hơn về bản thân mình. Khi khách hàng biểu lộ ra được các cảm xúc của họ, họ sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về tác động của cảm xúc này đến cách họ suy nghĩ, cư xử và đưa ra các quyết định.

Chuyên viên tư vấn họ luôn cần đảm bảo tính khách quan chuyên nghiệp bằng cách tôn trọng ranh giới chuyên môn giữa người được tư vấn và nhà tư vấn.

Đảm bảo tính khách quan trong công việc
Đảm bảo tính khách quan trong công việc

Nhà tư vấn tâm lý luôn phải tôn trọng tối đa các nhu cầu của khách hàng và đặt các nhu cầu của mình sang một bên. Xoay quanh các vấn đề của thân chủ, họ thực hiện hỗ trợ một cách tối đa.

Dựa trên các kỹ năng, sự quan tâm của bản thân họ giúp đỡ khách hàng của mình khai thác tình huống. Sau đó xác định rõ ràng những giải pháp và triển khai những giải pháp khả thi. Những giải pháp đó nằm trong giới hạn mà người được tư vấn không hề cảm thấy bị áp đặt và có thể thoải mái nhất sau cuộc nói chuyện.

Xem thêm: Ngành Tâm lý học – học xong ra làm gì?

3. Những kỹ năng chuyên viên tư vấn tâm lý cần có

- Khả năng trong giao tiếp

Một chuyên viên tư vấn tâm lý phải có khả năng trong việc lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với khách hàng của mình.

Khả năng trong giao tiếp
Khả năng trong giao tiếp

Để có được sự tin tưởng của khách hàng bạn phải có khả năng đồng cảm với những vấn đề của họ. Khi này giao tiếp sẽ là công cụ hữu dụng nhất để thể hiện sự đồng cảm đó. Nó sẽ giúp bạn thiết lập một mối quan hệ tích cực và chiếm được lòng tin từ khách hàng.

Khi quyết định làm việc trong lĩnh vực này bạn phải là người thích lắng nghe và đặc biệt nhạy cảm với những cảm xúc của khách hàng. Có như vậy bạn mới có thể làm tốt vai trò là người gỡ rối cho những vấn đề cảm xúc.

- Sự cân bằng cảm xúc

Làm việc trong lĩnh vực này bạn sẽ phải tiếp xúc với nhiều người, nhiều loại cảm xúc khác nhau. Điều này sẽ không tránh khỏi có những lúc cảm xúc của bạn bị tác động bởi cảm xúc của khách hàng. Vì vậy công việc đòi hỏi bạn phải có thái độ bình tĩnh trước mọi tình huống, giữ vững thái độ trung lập để không bị các yếu tố khác tác động đến tâm lý.

Ngoài ra bạn cũng cần phải biết đâu là giới hạn giữa công việc và đời sống riêng tư của khách hàng. Tâm lý con người là một thứ vô cùng phức tạp và nhạy cảm vì vậy một chuyên viên tư vấn tâm lý cần biết đâu là điểm dừng.

- Không đưa ra sự phán xét

Đây là một những kỹ năng vô cùng quan trọng mà một chuyên viên tư vấn cần có.

Không đưa ra sự phán xét
Không đưa ra sự phán xét

Nhiều người dễ bị rơi vào tình trạng đưa ra những đánh giá chủ quan của bản thân. Như vậy không những không giúp đỡ được cho khách hàng mà còn khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Một chuyên viên tư vấn được đánh giá cao là khi họ không đưa ra những lời phán xét mà có một tinh thần giúp đỡ mọi người một cách vô điều kiện.

- Giải pháp cho tình huống

Trong mọi tình huống, một chuyên viên tư vấn cần linh động khi đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề bởi tâm lý con người không bao giờ theo một khuôn khổ nhất định nào cả. Các kế hoạch giải quyết vấn đề đã được nghiên cứu chỉ giúp hạn chế những rủi ro nhất định trong quá trình tư vấn.

Vì vậy bạn cần lắng nghe, xem xét tất cả các yếu tố trong tình huống bạn đang tư vấn đề có thể biến hóa các giải pháp ấy một cách tốt nhất, mang đến cho người được tư vấn những cách giải quyết vấn đề phù hợp.

- Học tập và nghiên cứu

Khi làm việc trong bất cứ lĩnh vực nào thì cũng cần có sự học tập, tìm tòi, nghiên cứu. Và lĩnh vực tâm lý cũng không ngoại lệ.

Muốn đối diện và giải quyết được những vấn đề tâm lý bạn phải xem rất nhiều những tài liệu khác nhau, thu thập dữ liệu và thực hành những trải nghiệm của riêng mình. Hãy tìm hiểu xem những trải nghiệm đó trước đây đã có ai thực hiện chưa và hướng giải quyết vấn đề của họ như thế nào. Dựa trên những điều bạn đã tìm hiểu được và những thử nghiệm của bản thân bạn sẽ rút ra được những kinh nghiệm cần thiết.

Xem thêm: Tìm việc làm chuyên viên tư vấn tâm lý

4. Nơi làm việc của chuyên viên tư vấn tâm lý

Nhu cầu nhân lực của ngành tâm lý đang rất lớn. Điều này đồng nghĩa với việc cơ hội nghề nghiệp của một chuyên viên tư vấn tâm lý vô cùng rộng mở. Tốt nghiệp chuyên ngành tâm lý học bạn sẽ có thể làm được những công việc như là:

Nơi làm việc của chuyên viên tư vấn tâm lý
Nơi làm việc của chuyên viên tư vấn tâm lý

- Giúp đỡ, hỗ trợ phụ huynh và giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đồng thời sử dụng các kiến thức tâm lý để phòng ngừa, ngăn chặn sự phát triển không lành mạnh về tâm lý của học sinh.

- Làm việc tại các bệnh viện, trung tâm trị liệu về tâm lý. Chuyên viên có thể hỗ trợ bác sĩ giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc

- Chuyên viên tham vấn các vấn đề trong cuộc sống như gia đình, tình yêu, hôn nhân. Phụ trách bộ phận nhân sự, chăm sóc khách hàng, quan hệ khách hàng tại các trung tâm tư vấn.

- Làm giảng viên tại các trường đại học, nghiên cứu về tâm lý con người tại các viện, trung tâm.

Bài viết về chuyên viên tư vấn tâm lý đã giúp bạn biết thêm về những công việc mà một chuyên viên tư vấn tâm lý sẽ làm và những kỹ năng cần có để bước vào nghề rồi chứ? Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn nhanh chóng bước đến con đường trở thành một nhà tư vấn tâm lý chuyên nghiệp.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem4702 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT