Mách bạn những bí kíp kinh nghiệm làm quản lý nhân sự

Theo dõi work247 tại
Phạm Hường tác giả work247.vn Tác giả: Phạm Hường

Ngày đăng: 16-08-2024

Nếu như nói tài chính là mạch máu của doanh nghiệp thì người quản lý nhân sự là đóng vai trò trong việc điều tiết sự vận hành của mạch máu ấy. Một người quản lý nhân sự tài giỏi sẽ đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được vận hành trôi chảy. Hôm nay chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu xem có những bí kíp nào mà người có kinh nghiệm làm quản lý nhân sự chia sẻ.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Vai trò trong doanh nghiệp của người quản lý nhân sự

Trước khi đến với những chia sẻ về kinh nghiệm quản lý nhân sự chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem vì sao quản lý nhân sự lại được coi là một chiến lược quan trọng trong tổng thể chiến lược vĩ mô của doanh nghiệp.

Vai trò trong doanh nghiệp của người quản lý nhân sự
Vai trò trong doanh nghiệp của người quản lý nhân sự

Người quản lý nhân sự trước hết là người đảm bảo cho sự tồn tại cũng như phát triển của doanh nghiệp.

Các thiết bị máy móc trong doanh nghiệp hoạt động theo sự điều hành của con người. Chính vì vậy yếu tố con người sẽ quyết định sự thành bại của các dự án trong doanh nghiệp. Khi con người được phát huy sở trường, tính sáng tạo sẽ tạo ra những thay đổi tích cực cho doanh nghiệp.

Khi thị trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt thì con người chính là nhân tố quyết định trong mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần phải lựa chọn nhân lực và có các phương pháp đào tạo để phát triển tài năng.

 

Xem thêm: Thực trạng tuyển dụng nhân sự ở Việt Nam, vấn đề không phải ai cũng biết.

Nguồn nhân lực với đầy đủ các kỹ năng sẽ đem lại năng suất lao động một cách tối đa.

Để nhân viên có thể phát huy những khả năng của mình một cách thoải mái nhất thì người quản lý nhân sự cần có cái nhìn thấu đáo. Khi lựa chọn nhân viên vào các vị trí công việc, người quản lý phải nhìn nhận về trình độ chuyên môn của nhân viên đó.

Phát huy khả năng của nhân viên
Phát huy khả năng của nhân viên

Ngoài ra với những nhân viên có kỹ năng ổn định thì doanh nghiệp cũng nên cân nhắc đến việc tổ chức cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo.

Như vậy công tác quản lý nhân sự mới có thể phát huy tối đa hiệu quả. Một đội ngũ nhân sự chất lượng cao sẽ giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng đạt được mục tiêu ngắn hạn và vươn tới những mục tiêu dài hạn trong tương lai.

Các nhà quản lý nhân sự chính là người thực hiện việc tuyển chọn, đào tạo và điều động nhân sự. Việc thay đổi nhân sự này sẽ ảnh hưởng đến các chiến lược của doanh nghiệp. Vì vậy người quản lý nhân sự phải có những biện pháp điều chỉnh hợp lý.

Xem thêm: Lương quản lý nhân sự hiện nay

2. Chia sẻ kinh nghiệm quản lý nhân sự cần có

2.1. Lắng nghe để thấu hiểu nhân viên cấp dưới

Lắng nghe ý kiến của nhân viên không phải là điều mà người quản lý nào cũng làm được.

Lắng nghe để thấu hiểu nhân viên cấp dưới
Lắng nghe để thấu hiểu nhân viên cấp dưới

Nhà quản lý lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của nhân viên không chỉ để xây dựng mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới mà còn để thu thập được những thông tin cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp. Các nhân viên là người trực tiếp thực hiện các công việc vì vậy sẽ có những vấn đề xảy ra trong quá trình làm việc. Đây là lúc họ cần đến sự giúp đỡ của người quản lý.

Người quản lý nhân sự cần lắng nghe những nguyện vọng của nhân viên và cân nhắc với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Từ đó đề ra những phương án giải quyết hiệu quả.

Ngoài ra người quản lý có thể đề xuất việc đáp ứng các nguyện vọng của nhân viên như tăng tiền lương, tổ chức các chuyến du lịch để thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên. Đây cũng là cách để người quản lý xóa bỏ những rào cản về khoảng cách giữa nhân viên với nhà quản lý.

Là người đảm nhận chức vụ cao hơn, người quản lý cần giữ sự nghiêm túc trong công việc nhưng cũng không nên quá tách biệt khỏi tập thể. Chúng ta có thể thấy rất nhiều những nhà quản lý tài ba rất hòa nhã với nhân viên của mình.

Không còn xa lạ gì với hình ảnh những nhà quản lý thoải mái, hòa đồng với nhân viên trong những buổi ngoại khóa hay những chuyến du lịch cùng công ty nhưng vẫn rất được nhân viên coi trọng bởi tinh thần trách nhiệm và sự nghiêm túc trong công việc. 

Xem thêm: Tìm việc làm giám đốc nhân sự

2.2. Phân chia công việc hợp lý

Có quan điểm cho rằng một nhà lãnh đạo tài ba là người biết cách phân công công việc chứ không phải người tự mình làm tất cả mọi việc.

Phân chia công việc hợp lý
Phân chia công việc hợp lý

Nhiệm vụ của nhà quản lý chính là tìm kiếm tiềm năng ở mỗi nhân viên và phân chia công việc để họ có thể phát huy hết thế mạnh của mình.

Đó cũng là cách để nhà quản lý tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và phát huy hết tính sáng tạo cũng như tinh thần chủ động trong công việc của nhân viên.

Để có thể phân chia công việc cho nhân viên một cách hợp lý trước hết người quản lý cần nắm vững các yếu tố quyết định sau:

Đầu tiên chính là phân chia một dự án lớn thành các đầu công việc tương ứng. Tiếp theo đó căn cứ vào tính cách và năng lực của nhân viên để phân chia các đầu công việc sao cho phù hợp.

Khi lên kế hoạch về các công việc cần thực hiện nhà quản lý cần thông báo với các nhân viên về kế hoạch. Nếu như nhân viên có bất kỳ vấn đề gì liên quan đến công việc mà nhân viên cần kiến nghị sẽ có những phương án điều chỉnh thích hợp.

Trong trường có nhân viên muốn thử sức ở vai trò mới hoặc thiếu nhân viên thì nhà quản lý có thể thay đổi kế hoạch để công việc diễn ra thuận lợi.

Một nhà quản lý giỏi là nhà quản lý biết trao quyền cho nhân viên ở mức phù hợp, để nhân viên được thể hiện quan điểm cá nhân và hướng dẫn nhân viên khả năng tự lãnh đạo. Đúng như vậy, nhân viên mới có thể thể hiện sự sáng tạo và đạt được những thành công đột phá trong công việc.

2.3. Công nhận và biểu dương kết quả của nhân viên

Bộ môn tâm lý học cũng đã chỉ ra con người luôn có nhu cầu được thể hiện bản thân. Chính vì vậy mà với những nhân viên tạo ra thành quả làm việc trong công việc thì doanh nghiệp nên biểu dương những gì họ đã làm được.

Công nhận và biểu dương kết quả của nhân viên
Công nhận và biểu dương kết quả của nhân viên

Đó không chỉ là động lực để thúc đẩy nhân viên làm việc mà còn khuyến khích nhân viên gắn bó lâu dài với sự phát triển của công ty.

Một cá nhân hay một nhóm nhân viên được biểu dương sẽ tạo nên tính thần cạnh tranh trong công việc. Những cá nhân khác sẽ nhìn vào đó để nỗ lực, tích cực công hiến hơn nữa cho công ty.

Có thể nói biểu dương khen thưởng chính là chất xúc tác cho tinh thần làm việc của nhân viên.

Nhân viên chính là yếu tố cốt lõi cho sự phát triển của doanh nghiệp còn nhà quản lý chính là người tiếp thêm sức mạnh cho yếu tố cốt lõi ấy.

Vì vậy nhà quản lý hãy cho nhân viên thấy bạn đánh giá cao tinh thần làm việc và những kết quả mà nhân viên đã đạt được. Điều ấy được thể hiện qua những giải thưởng, lời khen khuyến khích tinh thần của nhân viên. Hãy cho họ thấy sự thành công của doanh nghiệp cũng chính là sự thành công của họ.

2.4. Tạo dựng tính lành mạnh trong môi trường làm việc

Một môi trường làm việc lành mạnh sẽ giúp cho nhân viên tự tin phát huy hết khả năng của mình. Để xây dựng được môi trường lành mạnh cần bắt đầu từ chính những người quản lý.

Tạo dựng tính lành mạnh trong môi trường làm việc
Tạo dựng tính lành mạnh trong môi trường làm việc

Người lãnh đạo cần phải đề cao tính công bằng khi đánh giá các nhân viên. Các chế độ về việc thưởng hay phạt dành cho nhân viên đều phải công khai và rõ ràng.

Những doanh nghiệp càng có bề dày lịch sử thì càng đánh giá cao yếu tố này. Đây được xem như đỉnh cao của nghệ thuật quản trị nhân sự.

Cân bằng quyền lợi giữa các nhân viên là yếu tố mấu chốt để nhân viên tôn trọng và có sự tin tưởng vào người quản lý.

Đồng thời nhà quản lý có thể rút ngắn khoảng cách giữa mình và nhân viên, tạo nền tảng cho sự thúc đẩy văn hóa công bằng và minh bạch trong doanh nghiệp.

Ngoài ra một nhà lãnh đạo giỏi là người có tinh thần học tập. Người quản lý sẽ là người tiên phong cập nhật những kiến thức mới. Một nhà lãnh đạo tài ba không phải được sinh ra mà họ được tạo ra từ tinh thần ham học hỏi và quá trình tương tác.

Quản lý nhân sự đã trở thành một chiến lược quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Đó chính là lý do mà mỗi khi bắt đầu các chiến lược hành động cần có sự chuẩn bị chi tiết. Và để có thể quản lý tốt nhất chúng ta nên học hỏi kinh nghiệm làm quản lý nhân sự từ những người đi trước. Những kinh nghiệm đó sẽ là nền tảng để xây dựng đội ngũ nhân lực của công ty ngày càng lớn mạnh. 

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1015 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT