Hướng dẫn lấy dữ liệu máy chấm công từ xa chi tiết và đầy đủ nhất
Theo dõi work247 tạiCuộc cách mạng 4.0 diễn ra, đem lại cho chúng ta nhiều đổi mới. Để theo kịp thời đại, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đang tiến hành số hóa doanh nghiệp mình. Do đó, việc quản lý dữ liệu chấm công, lấy dữ liệu máy chấm công từ xa đang là một nhu cầu thiết yếu tại nhiều công ty. Theo chân work247.vn tìm hiểu cách lấy dữ liệu máy chấm công từ xa và các loại máy chấm công cho phép lấy dữ liệu chấm công từ xa nhé!
1. Hướng dẫn cách cách lấy dữ liệu máy chấm công từ xa chi tiết và đầy đủ nhất
Không phải bất kỳ loại máy chấm công nào cũng cho phép lấy dữ liệu chấm công từ xa. Do đó, trước khi đi vào hướng dẫn chi tiết các cách lấy dữ liệu máy chấm công từ xa chúng tôi sẽ trình bày tới bạn nội dung máy chấm công cần có tính năng gì để có thể lấy được dữ liệu chấm công từ xa.
1.1. Để lấy dữ liệu chấm công từ xa, máy chấm công cần có những tính năng gì?
Để có thể lấy dữ liệu chấm công của nhân viên từ xa, máy chấm công cần có những chức năng sau đây:
- Máy chấm công cần có chức năng tự động cập nhật giờ chấm công của người lao động về máy chủ của công ty.
- Cho phép nhân viên đăng ký vân tay đối với máy chấm công vân tay và cập nhật dữ liệu vân tay của nhân viên về máy tính của công ty.
- Đối với máy chấm công bằng thẻ từ, máy chấm công cũng cần tự động cập nhật mã thẻ của người lao động về kho quản lý dữ liệu của công ty.
- Đối với các app chấm công nhận diện bằng khuôn mặt, app chấm công cần có chức năng tự động tải hình ảnh của nhân viên về máy tính của công ty.
- Máy chấm công có kết nối với mạng internet, máy chấm công sử dụng máy chủ ADMS hoặc là NATPORT.
Hãy chọn máy chấm công có những tính năng ở trên để thực hiện việc xuất dữ liệu chấm công từ xa. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian quản lý nhân công và tránh sai sót. Từ đó nâng cao hiệu quả công việc.
1.2. Các cách lấy dữ liệu máy chấm công từ xa
Đối với những loại máy có tính năng khác nhau, sử dụng máy chủ hay thuật toán khác nhau thì có những cách xuất dữ liệu chấm công từ xa riêng. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn một số cách xuất dữ liệu chấm công từ xa cho các dòng máy chấm công hay được sử dụng tại Việt Nam.
1.2.1. Lấy dữ liệu chấm công từ xa qua máy chủ ADMS
Dữ liệu chấm công của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp sẽ được lưu trữ trên máy chủ ADMS. Việc lưu trữ này là hoàn toàn tự động, bạn sẽ không phải dùng bất kỳ thao tác nào để lưu trữ công của nhân viên.
Để có thể lấy dữ liệu từ xa bạn chỉ cần truy cập vào phần mềm và ấn xuất báo cáo là xong. Với cách lấy dữ liệu chấm công từ xa này bạn có thể lược bỏ hoàn toàn thao tác tải dữ liệu xuống. Cách lấy dữ liệu này có những ưu điểm không thể chối cãi, có thể kể đến như việc bạn lược bỏ được thao tác tải xuống, việc lấy dữ liệu chấm công là hoàn toàn tự động. Lược bỏ các thao tác sử dụng phần mềm, điều này giúp các doanh nghiệp giảm thiểu sai sót trong quá trình quản lý.
Tuy nhiên, để có thể dùng được cách thức lấy dữ liệu chấm công cho nhân viên từ xa này thì máy chấm công được sử dụng trong doanh nghiệp bạn bắt buộc phải có tính năng ADMS. Đồng thời, để thực hiện được cách lấy dữ liệu từ xa này, máy chấm công của bạn cần phải được kết nối mạng.
1.2.2. Lấy dữ liệu máy chấm công từ xa thông qua NATPORT
Để có thể lấy dữ liệu chấm công cho nhân viên từ xa bạn có thể sử dụng tính năng mở port trên modem của mạng ở khu vực cài đặt máy chấm công. Lưu ý rằng mỗi vị trí đặt máy chấm công thì cần mở một cổng mặc định cho máy chấm công đó. Mục đích của việc lắp cổng mặc định này là để máy chấm công gửi dữ liệu chấm công của nhân viên trong doanh nghiệp về máy chủ.
Hình thức lấy dữ liệu chấm công từ xa này có một vài ưu điểm như đem đến sự thuận tiện hơn trong quản lý máy chấm công ở mỗi trụ sở khác nhau của doanh nghiệp. Đồng thời, sử dụng phần mềm và cách thức này cũng khiến cho các nhà quản lý dễ dàng đồng bộ, tập hợp dữ liệu hơn. Một ưu điểm được đánh giá cao của hình thức này đó là có thể sử dụng trên nhiều loại máy chấm công, kể cả máy chấm công không có ADMS.
Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội, nhưng hình thức này cũng tồn tại một số nhược điểm. Nhược điểm đầu tiên phải kể đến đó là khó bảo trì hệ thống máy chấm công và các port, bởi vì hệ thống này hoạt động được là nhờ các modem tại nơi đặt máy chấm công. Do đó, khi bảo trì cần tháo toàn bộ các modem ở tất cả các cơ sở để có thể reset modem hoặc là thay mạng cho modem.
Các máy chấm công cho phép lấy dữ liệu chấm công từ xa loại này cũng khó sử dụng vì nó không cung cấp cho người dùng tính năng mở cổng và có một số modem lại bị chặn bởi các nhà mạng.
1.2.3. Dùng online server để lấy dữ liệu máy chấm công từ xa
Sử dụng online server để lấy dữ liệu máy chấm công từ xa đang được đánh giá là phương pháp tối ưu nhất hiện nay. Vì nó vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm các khoản chi và đem lại khá nhiều lợi ích so với các phương pháp chấm công khác.
Để có thể sử dụng online server lấy dữ liệu chấm công từ xa, yêu cầu đầu tiên là tại trung tâm của trụ sở nơi tập trung dữ liệu chấm công thì cần có một tên miền hoặc địa chỉ IP tĩnh. Sau khi nhân viên chấm công toàn bộ dữ liệu sẽ được gửi về server này, người quản lý chỉ cần xuất công là có thể có được báo cáo chấm công của toàn bộ nhân viên trong công ty.
Phương pháp này được nhiều doanh nghiệp ưu tiên sử dụng vì nó sở hữu nhiều ưu điểm như lược bỏ được thao tác mở port để xuất dữ liệu chấm công. Hệ thống online server sẽ hoạt động chỉ cần có kết nối internet. Hơn nữa, nó còn cho phép nhà quản lý quản lý nhân viên trực tuyến thông qua các dữ liệu được cập nhập liên tục trên server. Thêm vào đó, nó cũng cho phép các nhà quản lý xuất dữ liệu chấm công mọi lúc mọi nơi trên bất kỳ thiết bị nào.
Có nhiều ưu điểm như thế, nhưng cách thứ này vẫn tồn tại nhược điểm, đó là phương pháp này chỉ có thể áp dụng cho dòng máy chấm công có chức năng online server.
2. Lấy dữ liệu máy chấm công từ xa đem lại cho doanh nghiệp lợi ích gì?
Việc xuất dữ liệu chấm công từ xa đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích, có thể kể đến đầu tiên đó là lợi ích về kinh tế. Lấy dữ liệu chấm công từ xa giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhân công đến từng cơ sở trong doanh nghiệp để lấy dữ liệu chấm công hàng tháng.
Tiếp theo đó, việc lấy dữ liệu chấm công từ xa giúp doanh nghiệp có thể quản lý tình trạng đi muộn về sớm của nhân viên một cách sát sao hơn. Có phương hướng nhắc nhở và xử lý kịp thời. Điều này giúp tăng năng suất lao động trực tiếp tạo ra thêm các giá trị và lợi ích cho doanh nghiệp.
Thêm vào đó, việc lấy dữ liệu chấm công từ xa, quản lý dữ liệu máy chấm công từ xa giúp người quản lý tiết kiệm được kha khá thời gian. Khiến họ có thêm thời gian thực hiện các nhiệm vụ khác, tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.
3. Các loại máy chấm công cho phép lấy dữ liệu chấm công từ xa
Có rất nhiều loại máy chấm công cho phép người dùng lấy dữ liệu chấm công từ xa, nội dung phần dưới chúng tôi mách bạn một số phần mềm chấm công cho phép bạn xuất dữ liệu máy chấm công từ xa.
3.1. Máy chấm công thẻ từ cho phép lấy dữ liệu chấm công từ xa
Máy chấm công bằng thẻ từ đang là loại máy được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng sử dụng vì nhiều tính năng ưu việt mà chúng đem lại. Đầu tiên, loại máy chấm công này có giá thành hợp lý, hiệu suất quản lý chấm công cao, tránh sai sót. Đồng thời, máy chấm công thẻ từ cũng giúp nhân viên tiết kiệm được thời gian khi chấm công.
Đa phần các dòng máy chấm công thẻ từ đều cho phép người quản lý lấy dữ liệu chấm công từ xa. Có thể kể đến một vài dòng máy chấm công thẻ từ cho lấy dữ liệu máy chấm công từ xa có giá thành hợp lý và được nhiều doanh nghiệp tin dùng hiện nay như: Ronald Jack S800, GIGATA T9, RONALD JACK X628 PRO. Những loại máy này có giá nằm trong khoảng từ 2 triệu đến 3 triệu đồng cho một máy.
3.2. Máy chấm công vân tay cho phép lấy dữ liệu máy chấm công từ xa
Máy chấm công vân tay cũng là một phương pháp ghi nhận công dược dùng tại nhiều doanh nghiệp.
Một số dòng máy chấm công bằng vân tay cho phép người quản lý xuất dữ liệu chấm công từ xa được tin dùng có thể kể đến như: RONALD JACK 897 online, RONALD JACK C9 online, RONALD JACK T5000 online
3.3. Phần mềm chấm công nhận diện khuôn mặt cho phép lấy dữ liệu máy chấm công từ xa
Đây cũng là một phương thức được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng, đặc biệt là trong thời đại số như hiện nay. Phần mềm chấm công đem lại nhiều ưu điểm, chẳng hạn như tránh việc sai sót và khi sử dụng các phần mềm chấm công nhận diện khuôn mặt thì doanh nghiệp không phải lắp máy chấm công, không tốn chi phí bảo dưỡng.
Phần mềm chấm công nhận diện khuôn mặt cho phép xuất dữ liệu chấm công từ xa rất đa dạng. Tiêu biểu phải kể đến phần mềm “PC365” đây là một phần mềm được ưa chuộng và dùng phổ biến tại Việt Nam.
Qua những nội dung mà chúng tôi vừa nêu ở trên hy vọng rằng quý độc giả đã chọn được phương pháp lấy dữ liệu máy chấm công từ xa phù hợp cho doanh nghiệp mình. Nếu doanh nghiệp bạn đang chọn lựa cách lắp đặt máy chấm công hay phần mềm chấm công thì hãy xem xét một vài dòng máy chúng tôi gợi ý ở trên nhé!
1199 0