Môi trường kinh doanh là gì? Tìm hiểu nhân tố tác động
Theo dõi work247 tạiTất cả các doanh nghiệp hiện nay đều phải thực hiện các hoạt động kinh doanh và vận hành trong môi trường kinh doanh phù hợp thì mới có thể phát triển cũng như tồn tại. Vậy thực chất môi trường kinh doanh là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết khái niệm này trong bài viết dưới dây cùng với các yếu tố tác động trực tiếp tới môi trường kinh doanh để có cái nhìn sâu hơn về nền tảng các doanh nghiệp!
1. Tìm hiểu chung về môi trường kinh doanh
1.1. Môi trường kinh doanh là gì?
Business Environment hoặc Môi trường kinh doanh được hiểu là tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng từ cả bên trong và bên ngoài, liên quan chặt chẽ tạo ra tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc vận hành và tổ chức hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn giản thì môi trường kinh doanh là khoảng không gian giới hạn mà bất kỳ doanh nghiệp cần có để tồn tại và phát triển.
Để các hoạt động của doanh nghiệp có thể vận hành một cách trơn tru dù trên bất kể hình thức hay quy mô nào thì đều xuất phát từ quá trình diễn ra các vận động liên tục tạo thành một chu trình nhất định trong môi trường kinh doanh có nhiều sự tác động.
Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh có thể theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do đó ban quản lý cấp cao của doanh nghiệp đó cần phải luôn có những phương án đối phó bằng cách luôn theo dõi tình hình thực tiễn đồng thời nghiên cứu chi tiết về môi trường kinh doanh của lĩnh vực đang hoạt động ở mọi cấp độ.
1.2. Vai trò quan trọng của môi trường kinh doanh
Dù môi trường kinh doanh có chịu sự ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới sự vận hành của doanh nghiệp thì nó cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng để doanh nghiệp đó có thể chứng minh khả năng phát triển và kéo dài “tuổi thọ” cho họ.
Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của môi trường kinh doanh ta có thể phân thành 2 loại cụ thể đó là môi trường vi mô và môi trường vĩ mô. Trong đó môi trường vi mô được hiểu là sự cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh đặc thù của từng doanh nghiệp bao gồm những yếu tố cụ thể như doanh nghiệp đối thủ, tệp khách hàng tương ứng và các nhà cung cấp.
Còn môi trường vĩ mô là sự kết nối của nhiều yếu tố khác nhau có tác động đến tất cả các doanh nghiệp đang vận hành dù họ đang làm trong bất kỳ lĩnh vực nào hay quy mô ra sao.
Nhìn chung môi trường kinh doanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và cần có sự nghiên cứu một cách nghiêm túc để giúp cho doanh nghiệp đó có thể phát triển đạt hiệu suất kinh doanh tới mức tối đa.
2. Các yếu tố gây ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh
Như đã đề cập bên trên thì môi trường kinh doanh được tạo ra bởi nhiều yếu tố khác nhau từ cả bên ngoài lẫn bên trong. Do đó các doanh nghiệp phải nắm rõ các tác nhân quan trọng để giúp hoạch định chiến lược kinh doanh một cách tối ưu nhất. Cùng tìm hiểu chi tiết các nhân tố gây ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp tới môi trường kinh doanh dưới đây.
2.1. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh
Nói đến những yếu tố bên ngoài tác động mạnh vào môi trường kinh doanh thì phải kể đến 5 tác nhân quan trọng nhất bao gồm: yếu tố về chính trị, kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, xã hội và các yếu tố về công nghệ.
- Nhân tố chính trị là những hoạt động kèm theo các điều kiện chính trị của chính phủ mà tất cả doanh nghiệp cần phải thực hiện và tuân thủ theo. Đó có thể bao gồm các điều luật, quy định kinh doanh, các vấn đề về thuế quan,... Đây là yếu tố cần phải có để hạn chế các rào cản thương mại, bất ổn nền kinh tế xã hội thậm chí là nội chiến, chiến tranh.
- Nhân tố kinh tế vĩ mô là những ảnh hưởng lên nền kinh tế xã hội chứ không riêng về bất kỳ lĩnh vực hay doanh nghiệp nào. Để tạo nên sự thay đổi cho nền kinh tế thì chắc chắn sẽ là những vấn đề liên quan tới doanh nghiệp từ người tiêu dùng như thu nhập khả dụng thực tế, khả năng đáp ứng, tỷ lệ tiết kiệm ảnh hưởng trực tiếp tới lãi suất, lợi nhuận của doanh nghiệp hay các vấn đề về khủng hoảng kinh tế, thời kỳ suy thoái,...
- Nhân tố kinh tế vi mô như đã nhắc đến bên trên là các yếu tố đặc thù của từng lĩnh vực kinh doanh chủ yếu tập trung vào sự canh tranh trên thị trường (các doanh nghiệp đối thủ), tệp khách hàng phù hợp, mối quan hệ và các nhà cung cấp, chuỗi phân phối hàng hóa. Đây là những vấn đề cơ bản nhưng vô cùng quan trọng tới các doanh nghiệp kinh doanh.
- Nhân tố xã hội nhìn chung là những vấn đề trong xã hội hay những mối quan hệ bên ngoài có tác động đến sự phát triển và vận hành doanh nghiệp. Điểm qua một số yếu tố xã hội thì sẽ phải kể đến các phong trào về môi trường, xu hướng khách hàng, sở thích của người tiêu dùng,...
- Nhân tố công nghệ được coi sự cải tiến và hiện đại của mỗi doanh nghiệp cần phải có để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng đặc biệt là trong thời buổi 4.0 hiện nay. Sự đổi mới về công nghệ trong thiết bị và ứng dụng sẽ đem đến nhiều lợi ích tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh tuy nhiên cũng có thể tiềm ẩn những rủi ro.
Không thể phủ nhận lợi ích tích cực của công nghệ đem đến cho doanh nghiệp, thấy sự khác biệt rõ nhất về tỷ suất lợi nhuận và tiết kiệm nhân lực khi áp dụng các thiết bị hiện đại. Tuy nhiên bên cạnh đó thì muốn cải tiến và nâng cấp sản phẩm cần có khoản vốn đầu tư lớn cũng như phải tính toán thật kỹ về hiệu quả thực hiện để không gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
2.2. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh
Những yếu tố xuất phát từ bên trong cách vận hành của doanh nghiệp cũng sẽ tác động rất lớn tới sự phát triển doanh nghiệp đó. Vậy nên để các hoạt động kinh doanh được diễn ra thuận lợi nhất thì doanh nghiệp cần tập trung vào 3 yếu tố chính đó là văn hóa tổ chức doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức hợp lý và cấu trúc ban quản lý phù hợp.
- Văn hóa tổ chức trong doanh nghiệp bao gồm các quy định và khuôn khổ liên quan đến tầm nhìn, chuẩn mực, giá trị cùng các thói quen được tạo ra bởi doanh nghiệp nhằm trung hòa các yếu tố đó cho nhân viên tuân thủ. Mỗi doanh nghiệp sẽ có văn hóa kinh doanh khác nhau tùy thuộc vào hình thức kinh doanh, tệp khách hàng, các bên liên quan để có sự liên kết nhất định.
- Cơ cấu tổ chức được hiểu là hình thức tổ chức các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sao cho phù hợp nhất với quy mô và lĩnh vực đang thực hiện. Cơ cấu tổ chức được thiết lập một cách đa dạng có thể theo mặt phẳng với bộ máy quản lý đơn giản ít cấp bậc hoặc được phân chia theo chiều thẳng đứng với sự phân cấp rõ ràng. Việc thiết lập ra cơ cấu tổ chức tốt sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sự quản lý doanh nghiệp và kiểm soát nhân lực trong doanh nghiệp.
- Cấu trúc quản lý bao gồm những hình thức quản lý doanh nghiệp mà bất kỳ tổ chức, công ty nào cũng cần có và phải thực hiện thật tốt. Chẳng hạn như hình thức quản lý có thể được thực hiện bằng cách tập trung nghĩa là những quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh sẽ được cấp trên đưa xuống cho toàn bộ doanh nghiệp tiến hành hoặc được phân theo phòng ban, cấp bậc để có sự theo dõi sát sao nhất để tối ưu hiệu quả thực hiện công việc của doanh nghiệp cùng những vấn đề liên quan.
3. Tổng kết
Qua những thông tin bên trên ta có thể thấy được môi trường kinh doanh tác động rất nhiều tới hoạt động của doanh nghiệp. Dù đó là ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực thì các nhân tố ảnh hưởng đấy là cần có để giúp doanh nghiệp có thể tiếp tục tồn tại và phát triển trong lĩnh vực thực hiện, nâng cao tính cạnh tranh và đẩy mạnh thị trường kinh tế xã hội.
1996 0