Công chứng và chứng thực có những điểm giống và khác nhau gì?

Theo dõi work247 tại
Trương Ngọc Lâm tác giả work247.vn Tác giả: Trương Ngọc Lâm

Ngày đăng: 05-07-2024

Đã bao giờ bạn cần mang giấy tờ đi xác nhận mà bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm công chứng và chứng thực chưa? Đây là hai khái niệm khá dễ bị nhầm lẫn. Vậy thì công chứng và chứng thực là gì? Chúng có những điểm giống và khác nhau như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé. 

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Cần tìm việc làm gấp

1. Tìm hiểu về khái niệm công chứng và chứng thực 

Để phân biệt được công chứng và chứng thực thì trước hết chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm thế nào là công chứng và thế nào là chứng thực. Đầu tiên đó là khái niệm công chứng. 

1.1. Tìm hiểu về khái niệm Công chứng là gì?

Công chứng là hoạt động xác nhận, chứng nhận tính hợp pháp của một loại giấy tờ hay hợp đồng nào đó phải được công chứng theo đúng quy định của pháp luật hoặc được cá nhân tổ chức tự nguyên mang đi xin công chứng. Hoạt động công chức thường được thực hiện bởi cơ quan chức năng tại địa phương như ủy ban nhân dân cấp phường xã quận huyện hoặc các cơ quan được ủy quyền công chứng theo quy định của pháp luật. 

Tìm hiểu về khái niệm Công chứng là gì?
Tìm hiểu về khái niệm Công chứng là gì?

Tiếp theo chúng ta sẽ đến với khái niệm chứng thực là gì nhé.

1.2. Tìm hiểu về khái niệm chứng thực là gì?

Chứng thực là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thực hiện đối chiếu, xác thực bản sao là đúng so với bản chính.

Tìm hiểu về khái niệm chứng thực là gì?
Tìm hiểu về khái niệm chứng thực là gì?

Như vậy hoạt động chứng thực sẽ luôn được đảm nhiệm bởi cơ quan nhà nước. 

Xem thêm: Những vấn đề liên quan đến công chứng vi bằng là gì ?

mẫu cv xin việc

2. Phân biệt chi tiết hai khái niệm công chứng và chứng thực 

Cần phải phân biệt, bóc tách thật kỹ những khái niệm của hoạt động công chứng cũng như chứng thực để không bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Đây là hai khái niệm liên quan đến luật pháp vậy nên việc hiểu kỹ về chúng là điều cần thiết đối với mọi công dân. Chúng ta sẽ đến với những điểm giống và khác nhau để hiểu được sự thật bản chất của vấn đề giữa hai khái niệm này. 

 Phân biệt chi tiết hai khái niệm công chứng và chứng thực
Phân biệt chi tiết hai khái niệm công chứng và chứng thực 

2.1. Sự giống nhau giữa công chứng và chứng thực

Về cơ bản, công chứng hay chứng thực đều là sự công nhân của nhà nước về mặt pháp luật dành cho các loại giấy tờ. Hai hoạt động này đều đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho bên cần xác nhận. Các lĩnh vực mà hoạt động công chứng cũng như chứng thực thường là kinh tế, quan hệ dân sự hay hành chính công vụ. Nói cách khác, công chứng cũng như chứng thực là những hoạt động xác nhận tính hợp pháp cho các giấy tờ bạn có. Tuy nhiên đó chỉ là những điểm giống nhau cơ bản ban đầu. Về bản chất hai hoạt động này có những tiêu chí khá khác nhau. Chúng ta sẽ cùng đến với phần tiếp theo ngay sau đây để tìm hiểu cụ thể những điểm khác biệt giữa hai hoạt động này là gì nhé. 

2.2. Phân biệt những điểm khác nhau cơ bản giữa công chứng và chứng thực 

Công chứng và chứng chứng thực có khá nhiều điểm điểm khác nhau. Có ba điểm khác nhau cơ bản giữa công chứng và chứng thực, bao gồm sự khác nhau về mặt pháp lý, khác nhau về mặt thẩm quyền và khác nhau về mặt bản chất. Sau đây sẽ là nôi dung chi tiết từng sự khác nhau này. 

2.2.1. Sự khác nhau về mặt pháp lý

Văn bản khi được công chứng sẽ có giá trị kể từ ngày được ký và đóng dấu bởi văn phòng công chứng. Hiệu lực thi hành của hợp đồng có giá trị với các bên liên quan. Khi có các vấn đề phát sinh, đại diện để giải quyết vấn đề sẽ là tòa án. Trong trươg hợp các bên có giao dịch hay thỏa thuận khác có thể tự thỏa thuận với nhau mà không cần sự can thiệp của pháp luật. Những hợp đồng, những giao dịch được công chứng sẽ có giá trị để làm chứng cứ chứ không phải chứng minh. Văn bản chỉ không có giá trị chứng cứ khi bị pháp luật công bố là vô hiệu. Bản dịch của các văn bản nước ngoài khi được công chứng sẽ có giá trị như những văn bản được công chứng thông thường. 

Sự khác nhau về mặt pháp lý
Sự khác nhau về mặt pháp lý

Đối với chứng thực, bản sao sau khi đã được chứng thực có thể sử dụng với giá trị như bản chính. Trong trường hợp bản sao không được công nhận có giá trị như bản chính, pháp luật sẽ có quy định cụ thể trong từng trường hợp khác nhau. 

Chữ ký trong chứng thực cũng có đôi chút khác với chữ ký trong công chứng. Nếu như chữ ký công chứng là để chỉ sự xác nhận, sự được phép và được pháp luật công nhận, thì chữ ký chứng thực đóng vai trò như là một sự xác nhận về mặt trách nhiệm của chủ thể trong giấy tờ hay hợp đồng đối với các nội dung bên trong giấy tờ hợp đồng đó. Không những vậy, hợp đồng giao dịch được chứng thực còn có vai trò chứng cứ chứng minh về mặt thời gian, địa điểm của các bên ký kết giấy tờ hay hợp đồng. Nó thể hiện năng lực hành vi dân sự, ý chí, cũng như chữ ký của các bên tham gia ký kết. 

2.2.2. So sánh về mặt thẩm quyền 

Thẩm quyền công chứng và chứng thực khá khác nhau. Thông thường hoạt động công chứng sẽ do các cơ quan bổ trợ tư pháp đảm nhiệm như ủy ban nhân dân cấp phường xã hoặc quận huyên, hoặc các văn phòng công chứng. Còn hoạt động chứng thực có khác đôi chút. Chứng thực thường được thực hiện bởi cơ quan nhà nước, trong đó có thể có ủy ban nhân dân xã phường, cơ quan đại diện ngoại giao,... và cả công chứng viên.

So sánh về mặt thẩm quyền
So sánh về mặt thẩm quyền 

Tùy từng loại giấy tờ cần chứng thực mà cần một cơ quan khác nhau phụ trách. 

2.2.3. Về mặt bản chất của sự khác nhau

Về mặt bản chất, có thể thấy rõ ngay một điều đó là văn bản được công chứng sẽ có tính pháp lý cao hơn văn bản được chứng thực. Khi một văn bản đã được công chứng, tức là nó đã đảm bảo ổn về mặt nội dung. Người làm hoạt động công  chứng sẽ là người chịu trách nhiệm hoàn toàn với mẫu đơn hay hợp đồng mà mình công chứng. Tính hợp pháp cũng sẽ được đảm bảo để giảm thiểu rủi ro hết mức có thể đối với văn bản được công chứng.

Bản chất của sự khác nhau giữa công chứng và chứng thực
Bản chất của sự khác nhau giữa công chứng và chứng thực

 

Còn đối với những loại hợp đồng, văn bản, hay giao dịch có chứng thực, chủ thể đó không quan trọng nhiều về mặt nội dung mà chỉ quan trọng chuẩn về hình thức mà thôi. Vậy nên xét theo một khía cạnh nào đó thì văn bản chứng thực sẽ mang khẩu vị rủi ro cao hơn so với văn bản đã được công chứng bởi những lí do nêu trên. 

Như vậy qua những thông tin trên, rất mong đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về hai khái niệm là công chứng và chứng thực. Đây là hai khái niệm cơ bản và vô cùng cần thiết dành cho các bạn liên quan đến lĩnh vực hành chính công vụ. Nếu các bạn thấy hay thì hãy theo dõi ngay work247.vn để được đọc  những tin tức mới nhất mỗi ngày nhé.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1228 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT