Hướng dẫn điền sơ yếu lý lịch sinh viên đầy đủ và chuẩn nhất
Theo dõi work247 tạiĐối với những bạn học sinh chuẩn bị bước vào cánh cửa đại học thì phải thực hiện các thủ tục nhập học, trong đó bắt buộc trong hồ sơ phải có sơ yếu lý lịch sinh viên theo yêu cầu của nhà trường. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm viết sơ yếu lý lịch sinh viên đầy đủ và chuẩn nhất cho các bạn!
1. Sơ yếu lý lịch sinh viên là gì?
Sơ yếu lý lịch sinh viên là văn bản kê khai chi tiết toàn bộ những thông tin cá nhân của sinh viên để tiến hành các thủ tục nhập học vào trường cao đẳng, đại học sau khi nhận thông báo trúng tuyển từ kỳ thi trung học phổ thông Quốc Gia. Trong bộ hồ sơ nhập học thì không thể thiếu sơ yếu lý lịch sinh viên, đây là giấy tờ vô cùng quan trọng để thực hiện các thủ tục theo yêu cầu của trường cao đẳng, đại học. Mẫu sơ yếu lý lịch cho sinh viên có trong bộ hồ sơ bán tại các hiệu sách hoặc cửa hàng văn phòng phẩm với mức giá chỉ 3000 đồng/bộ hồ sơ.
Xem thêm: Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch sinh viên Đại học Thủ đô
2. Hướng dẫn viết sơ yếu lý lịch sinh viên chi tiết
Sơ yếu lý lịch sinh viên yêu cầu phải điền đầy đủ các thông tin cần thiết một cách chính xác và khớp với loại giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân/CCCD/Hộ chiếu, sổ hộ khẩu, chứng chỉ, bằng cấp,... Trong trường hợp viết nhầm hoặc sai các thông tin thì không được tẩy xóa nhem nhuốc tốt nhất là thay bằng giấy sơ yếu lý lịch mới hoặc viết nháp ra giấy trước khi điền vào sơ yếu lý lịch. Để giúp các bạn sinh viên hoàn thiện sơ yếu lý lịch cùng tham khảo hướng dẫn chi tiết dưới đây phục vụ cho việc nhập học vào trường cao đẳng, đại học tốt nhất.
2.1. Trang đầu tiên về lý lịch thông tin sinh viên
Trang 1 của sơ yếu lý lịch sinh viên bao gồm các thông tin cá nhân của sinh viên cần phải được điền đầy đủ và chính xác đó là:
- Tên thí sinh phải được viết toàn bộ bằng chữ in hoa có dấu (điều này là bắt buộc)
- Ngày tháng năm sinh: ghi chính xác theo thông tin trong giấy tờ tùy thân, ví dụ bạn sinh ngày 8 tháng 7 năm 2024 thì điền là 08-07-2024.
- Hộ khẩu thường chú: ghi giống địa chỉ được viết trong sổ hộ khẩu của gia đình thí sinh.
- Khi cần báo tin cho ai? Ở đâu?: ghi rõ ràng thông tin của người bảo lãnh, người thân như bố, mẹ, anh, chị trong gia đình bao gồm tên, số điện thoại và địa chỉ liên lạc.
- Điện thoại liên hệ: điền số di động cá nhân đang sử dụng hoặc số của người thân trong gia đình.
2.2. Trang thứ hai về thông tin chi tiết về bản thân sinh viên
Trong trang thứ 2 của sơ yếu lý lịch sinh viên bao gồm những thông tin chi tiết và cá nhân sinh viên, có khá nhiều mục giống nhau nên thông thường các bạn dễ hiểu lầm và viết sai thông tin nên cần phải đọc kỹ trước khi điền.
- Ảnh thẻ 4x6: bắt buộc trong sơ yếu lý lịch phải được dán ảnh thể theo kích cỡ tiêu chuẩn là 4x6 và ảnh chân dung phải nghiêm túc sử dụng phông nền trắng hoặc xanh. Việc này ảnh hưởng đến lúc đóng dấu giáp lai sơ yếu lý lịch được rõ nét hơn cũng như không bị nhòe. Tuy nhiên lưu ý, ảnh thẻ chỉ được sử dụng ảnh được chụp trong vòng 3 tháng sau đó lên cơ quan địa phương để xin xác nhận và đóng dấu giáp lai.
- Họ và tên: điền giống như ở trang 1.
- Ngày tháng năm sinh: điền thông tin theo thứ tự vào 6 ô trong đó năm sinh chỉ điền 2 số cuối, chẳng hạn bạn sinh ngày 8 tháng 7 năm 2024 thì điền vào các ô là 080703.
- Dân tộc: nếu bạn là người dân tộc kinh thì điền số 1 còn thuộc dân tộc khác thì điền số 0.
- Tôn giáo: Nếu thí sinh thuộc tôn giáo nào thì ghi tên của tôn giáo đó, còn không có thì điền là “Không” chứ không được phép để trống thông tin trong sơ yếu lý lịch.
- Thành phần xuất thân: trong sơ yếu lý lịch sinh viên thì điền số 3 vào ô trống bên cạnh, còn trường hợp công nhân viên chức thi đại học thì ghi số 1, nông dân ghi số 2.
- Đối tượng dự thi: dựa trên thông tin của phiếu báo dự thi để điền thông tin trong đó đã ghi rõ ràng đối tượng, tuy nhiên nếu thí sinh không thuộc đối tượng ưu tiên thì để trống.
- Ký hiệu trường: trong mục này thí sinh phải điền mã trường cao đẳng, đại học định nộp hồ sơ vào 3 ô trống bên cạnh. Chẳng hạn như trường đại học Ngoại thương thì điền vào ô với mã NTH.
- Số báo danh: là số báo danh của thí sinh sử dụng trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.
- Kết quả học lớp cuối cấp: thi sinh điền chính xác theo bảng điểm khi học năm lớp 12 tại THPT hay các trường học nghề, bổ túc,... phải ghi rõ về xếp loại hạnh kiểm và học tập của mình. Còn phần xếp loại tốt nghiệp thì có thể bỏ trống.
- Ngày vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thì viết theo ngày ở sổ đoàn
- Ngày vào Đảng Cộng Sản Hồ Chí Minh: nếu đã kết nạp thì ghi rõ ngày còn chưa thì bỏ trống.
- Khen thưởng, kỷ luật: thí sinh có thông tin khen thưởng thì điền chi tiết còn không có thì điền là “Không”.
- Giới tính: Giới tính nữ thì điền số 1 còn nam thì điền số 0
- Hộ khẩu thường trú: đây là địa chỉ được khi trong sổ hộ khẩu và chứng minh thư nhân dân của thí sinh, phải ghi rõ số nhà, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố như được in trong hộ khẩu.
- Thuộc khu vực tuyển sinh nào: dựa vào thông tin được viết trong giấy báo dự thi của thí sinh như khu vực 1, 2, 2NT và 3.
- Ngành học: đây là thông tin ngành học của trường cao đẳng, đại học mà thí sinh đỗ cần phải viết đầy đủ tên ngành và mã ngành được nhà trường quy định vào 3 ô trống bên cạnh.
- Điểm thi tuyển sinh: tổng điểm tổ hợp 3 môn thi mà trường cao đẳng, đại học thí sinh trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia không nhân hệ số.
- Điểm thưởng: là điểm cộng của thí sinh được tính theo số điểm ưu tiên cho khu vực/đối tượng đặc biệt + điểm ưu tiên xét tuyển (tùy thuộc vào từng trường có quy định rõ ràng về mức điểm cộng). Còn nếu không có thì để trống mục này.
- Lý do để được tuyển thẳng và được thưởng điểm: trong trường hợp thí sinh trong dạng được xét tuyển thẳng thì cần ghi rõ lý do, còn không thì bỏ trống.
- Năm tốt nghiệp: chỉ điển duy nhất 2 số cuối của năm tốt nghiệp THPT vào 2 ô bên cạnh, ví dụ như tốt nghiệp năm 2024 thì điền là 22.
- Số chứng minh thư nhân dân: điền đủ số được ghi trên CMND/CCCD
- Số thẻ học sinh/sinh viên: nếu không có thì thí sinh có thể bỏ trống.
- Tóm tắt quá trình học quá trình học tập, công tác và lao động: điền thông tin về thời gian thí sinh học tiểu học, trung học cơ sở, và trung học phổ thông theo yêu cầu trong giấy sơ yếu lý lịch.
Xem thêm: Hướng dẫn tạo sơ yếu lý lịch sinh viên xin việc đơn giản nhất
2.3. Hai trang cuối cùng về thành phần gia đình
Trong trang thứ 3 và thứ 4 của sơ yếu lý lịch sinh viên là các thông tin liên quan đến gia đình của thí sinh, đặc biệt trang 4 phải có sự cam đoan của gia đình và thí sinh để hồ sơ được chính quyền địa phương xác nhận.
- Bố: điền hộ và tên của bố thí sinh được phép viết chữ in hoa hoặc chữ thường đều được, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, hộ khẩu thường trú phải điền chính xác theo sộ hộ khẩu hoặc giấy tờ tùy thân của bố. Ngoài ra phải điền cả hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội đó là công việc, thời gian công tác, địa điểm làm việc, nếu bố đã nghỉ hưu thì điền là hưu chí.
- Mẹ: điền giống các thông tin bên trên
- Vợ hoặc chồng: chưa có thì bỏ qua còn nếu đã lập gia đình thì điền đầy đủ thông tin của đối tượng.
- Họ và tên anh chị em ruột: nếu bạn là con một trong gia đình thì điền là không có
- Cam đoan của gia đình về lời khai của học sinh, sinh viên: phải có xác nhận bằng chữ ký của phụ huynh thí sinh.
- Học sinh, sinh viên ký tên: ký và ghi rõ họ tên trong mục này bao gồm cả ngày tháng năm kê khai sơ yếu lý lịch thật đầy đủ.
- Xác nhận thông tin của chính quyền xã, phường nơi học sinh, sinh viên cư trú: sau khi hoàn tất điền các thông tin trong sơ yếu lý lịch thì mang hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền ở địa phương nơi thí sinh sinh sống để xin công chứng và xác nhận vào mục này.
Bên trên là toàn bộ hướng dẫn của work247 cách viết sơ yếu lý lịch sinh viên cho các bạn thí sinh chuẩn bị nhập học vào trường cao đẳng, đại học sau khi hoàn thành việc thi trung học phổ thông quốc gia. Với những bạn thi lần đầu còn khá bỡ ngỡ về các thủ tục quan trọng nên hãy tìm hiểu các thông tin thật chính xác để quá trình nhập học diễn ra thuận lợi nhất.
3819 0