Thương mại điện tử và cơ hội tìm kiếm việc làm
Theo dõi work247 tạiNgày nay khi xã hội càng phát triển thì con người càng cách thức hóa mọi thứ trong cuộc sống để trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Một trong số đó là việc mua sắm trực tuyến, và đó là cơ sở để Thương mại điện tử phát triển. Vậy ngành Thương mại điện tử như thế nào và cơ hội việc làm có mở rộng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin về Thương mại điện tử.
1. Tìm hiểu khái quát về Thương mại điện tử
1.1. Thương mại điện tử là gì?
Ngày nay công nghệ thông tin ngày càng phát triển, con người ngày càng bận rộn và không có nhiều thời gian tham gia mua sắm truyền thống. Vì vậy, họ đã tìm kiếm một phương thức mua bán mới đó là mua bán các sản phẩm và dịch vụ qua Internet. Hình thức này còn gọi là Thương mại điện tử hay còn gọi là E-commerce. Đó là hình thức mua bán các sản phẩm dịch vụ qua hệ thống điện tử.
Việc làm thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và một số hệ thống kinh doanh quản lý khác tự động thu thập dữ liệu. Thương mại điện tử bao gồm việc trao đổi các dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho các nguồn tài chính và các mặt thanh toán cho hoạt động giao dịch kinh doanh. Thương mại điện tử thường được hiểu là bán lẻ trực tuyến hoặc được gọi là trung tâm mua sắm ảo.
Thương mại điện tử được xem như là điều kiện thuận lợi cho các giao dịch Thương mại điện tử bởi nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gửi các hợp đồng điện tử như hóa đơn điện tử, đơn đặt hàng, cùng với đó Thương mại điện tử còn tạo điều kiện cho sự phát triển của các thẻ tín dụng, ngân hàng điện thoại hay là đặt vé máy bay qua các trang Thương mại điện tử.
Thương mại điện tử bao gồm các hoạt động sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối các sản phẩm được mua bán và thanh toán trức tiếp qua Internet, các thông tin đều được cập nhật và cung cấp qua mạng. Tuy nhiên sản phẩm lại được giao nhận hữu hình.
1.2. Lịch sử phát triển của Thương mại điện tử
Thương mại điện tử đã xuất hiện cách đây khoảng 40 năm với sự phát minh mua sắm trự tuyến khởi đầu của Michael Aldrich năm 1979. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển chính thức tháng 4 năm 1984, dịch vụ thương mại điện tử đầu tiên toàn diện được ra mắt tại trung tâm mua sắm Điện tử ở Mỹ và Canada với tên gọi là CompuServe. Năm 2024, bùng nổ dot-com, năm 2024: Alibaba đạt lợi nhuận trong tháng 12,… và rất nhiều sự phát triển vượt bậc khác cho thấy Thương mại điện tử là một ngành đang và sẽ phát triển hơn nữa.
1.3. Các ứng dụng kinh doanh của Thương mại điện tử
Có thể nói sự xuất hiện của Thương mại điện tử là một sự phát triển to lớn của khoa học công nghệ thông tin, nó đem lại tiện ích và cung cấp một số lượng lớn việc làm trong lĩnh vực này. Một số ứng dụng mà ta có thể dễ dàng nhận thấy của Thương mại điện tử là:
+ Ngân hàng trực tuyến;
+ Mạng xã hội;
+ Quản lý doanh nghiệp;
+ Mua bán dịch vụ trực tuyến;
+ Mua sắm trực tuyến qua các ứng dụng và website;
+ Hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế…
Và rất nhiều các ứng dụng khác mà chúng ta không thể kể hết được, đây là một ngành công nghệ kiếm được rất nhiều lợi nhuận hiện nay.
2. Đặc trưng của thương mại điện tử
Theo các nhà kinh tế học đưa ra giả thuyết rằng Thương mại điện tử sẽ dẫn đến việc cạnh tranh về giá cả sản phẩm. Đúng vậy, ngày nay việc tiếp cận thông tin sản phẩm cũng như giá cả sản phẩm của người tiêu dùng là vô cùng nhanh chóng và đa dạng. Họ có thể cập nhật đươc tất cả các thông tin đa dạng của sản phẩm qua các nguồn dữ liệu khác nhau. Từ đó sàng lọc để lựa chọn được sản phẩm tốt nhất cho mình, vì vậy các doanh nghiệp khi đưa sản phẩm của mình lên thị trường cần sử dụng các phương thức hợp lý nhất để có thể cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ khác. Ngày nay xuất hiện rất nhiều các website chuyên đánh giá sản phẩm và các nhà cung cấp, so sánh sản phẩm giữa các website bán hàng để người tiêu dùng có thể tham khảo và đưa ra sự lựa chọn đúng đắn cho nhu cầu mua hàng của mình. Ngoài ra bản thân người tiêu dùng cũng có thể tự đánh giá và viết ý kiến về sản phẩm cho những người tiêu dùng khác tham khảo để chọn lựa ra được các sản phẩm có chất lượng tốt nhất với giả cả phải chăng nhất.
So với các hoạt động thương mại truyền thống, Thương mại điện tử còn có một số điểm khác biệt sau:
+ Các bên tiến hành giao dịch không tiếp xúc trực tiếp với nhau.
Trong thương mại truyền thống, các bên giao dịch phải trực tiếp tham gia gặp gỡ và trao đổi với nhau về các thông tin của sản phẩm mà họ giao dịch. Điều này có thể gây ra một số vấn đề như tốn thời gian và họ phải di chuyển và sắp xếp công việc khác để tham gia.
Đối với Thương mại điện tử, bạn hoàn toàn có thể giao dịch ở bất cứ đâu chỉ cần có thiết bị Internet và bạn không cần mất thời gian tìm hiểu xem các thông tin về đối tác.
+ Thương mại điện tử là một thị trường không có biên giới.
Các hình thức giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện trong phạm vi tồn tại biên giới quốc gia. Còn Thương mại điện tử thì hoàn toàn không bị giới hạn khoảng cách địa lý. Một doanh nhân mới thành lập cũng có thể kinh doanh ở nước ngoài mà không phải bước ra khỏi nhà, đây là công việc mà trước kia trong hình thức kinh doanh truyền thống mất rất nhiều thời gian.
+ Trong hoạt động kinh doanh của Thương mại điện tử cần ít nhất 3 chủ thể tham gia trong đó gồm 2 bên chủ thế tham gia giao dịch và bên thứ ba là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực. Đây là chủ thể có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giao dịch. Họ là người tạo môi trường cho các giao dịch Thương mại điện tử và là đối tượng xác nhận độ tin cậy của thông tin trong giao dịch Thương mại điện tử.
+ Mạng lưới thông tin trong Thương mại điện tử là thi trường.
Đối với hình thức thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin có thể coi là phương tiện để trao đổi dữ liệu. Thông qua Thương mại điện tử nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành: ví dụ các siêu thị ảo được cung cấp dịch vụ và hàng hóa trên mạng máy tính. Các trang mạng xã hội cũng trở thành thị trường tiềm năng bán hàng và hàng nghìn cửa hàng ảo được thành lập mỗi ngày và rất nhiều các sản phẩm được rao bán ngay cả các sản phẩm tưởng như khó kiếm nhất. Các chủ cửa hàng ngày nay cũng đang đua nhau cập nhật các thông tin sản phẩm của mình trên các trang website để đưa tới nhiều thông tin về sản phẩm nhất tới người tiêu dùng. Thương mại điện tử có thể coi là khu chợ siêu to khổng lồ nhất hiện nay với vài thao tác click chuột đơn giản bạn có thể tìm kiếm được vô vàn các sản phẩm được hiển thị với đầy đủ thông tin, giá cả, chất lượng và nhà cung cấp.
Để phát triển Thương mại điện tử bạn cần phải có đủ một số yếu tố sau:
+ Hạ tầng kỹ thuật Internet phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng là nhanh chóng, tiện lợi và giá cả phải chăng. Đây là các yếu tố cơ bản để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đảm bảo tốc độ truyền tải thông tin nhanh chóng và các yếu tố kỹ thuật như hình ảnh, âm thanh phải trung thực và sống động. Cho phép người dùng truy cập và sử dụng các dịch vụ như xem phim, nghe nhạc, đọc báo,…
+ Vì thông tin được cung cấp qua mạng là vô số và không thể kiểm soát chặt chẽ nên cần phải đảm bảo hạ tầng pháp lý được xây dựng. Phải có luật về Thương mại điện tử để công nhận tính pháp lý của các văn bản, chứng từ qua mạng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng,…
+ Hiện nay việc thanh toán qua thẻ là vô cùng phổ biến và tiện lợi vì vậy để đảm bảo việc sử dụng của người tiêu dùng được bảo mật các thông tiên có liên quan tránh xảy ra các sai sót gây ảnh hưởng nặng nề.
+ Thương mại điện tử cần xây dựng hệ thống cơ sở chuyển phát nhanh chóng, kịp thời và an toàn.
+ Các thông tin giao dịch của các bên liên quan cần được kiểm soát và bảo vệ nghiêm ngặt, chống xâm phạm, chống virus.
+ Khi kinh doanh Thương mại điện tử nhân lực phải đảm bảo trình độ công nghệ thông tin, có hiểu biết về Thương mại điện tử và hiểu biết về các quy trình xúc tiến, quảng cáo, bán hàng qua mạng.
Việc làm thương mại điện tử tại Hà Nội
3. Các mô hình thương mại điện tử
Thương mại điện tử ngày nau liên quan đến tất cả mọi thứ từ đặt hàng cho đến tiêu dùng trực tuyến tức thời. Ở cấp độ cao hơn của các tổ chức, tập đoàn việc ứng dụng thương mại điện tử vào trong hoạt động của doanh nghiệp là vô cùng cân thiết. Nó cho phép việc các doanh nghiệp trao đổi thông tin cả trong nước và nước ngoài. Việc ứng dụng Thương mại điện tử vào thu thập dữ liệu cũng vô cùng nhanh chóng và tiện lợi, tuy nhiên chính vì thế mà việc bảo vệ và kiểm soát thông tin cũng cần nâng cao, chặt chẽ hơn.
Hiện nay có rất nhiều các hình thức tham gia Thương mại điện tử như chủ yếu là sự kết hợp giữa 3 đối tượng tham gia là: chính phủ (G – government), doanh nghiệp (B – business) và khách hàng (C – customer). Sự kết hợp này tạo ra các dạng hình thức chính của Thương mại điện tử là:
+ B2B ( Doanh nghiệp với doanh nghệp ): đây là mô hình giao dịch mua ngay theo yêu cầu khi có sự thỏa mãn về giá cả và mua theo hợp đồng dài hạn, mô hình này dựa trên đàm phán cá nhân giữa người mua và người bán. Ở hình thức này có các loại giao dịch cơ bản như một bên mua – nhiều người bán; nhiều bên mua – nhiều bên bán; một bên bán – nhiều bên mua và các đối tác phối hợp với nhau ngay trong quá trình thiết kế chế tạo sản phẩm.
+ B2C ( Doanh nghiệp với khách hàng ): Đây là mô hình bán lẻ trực tiếp của doanh nghiệp đến người tiêu dùng. Sản phẩm của mô hình này vô cùng đa dạng, phong phú như đồ dùng thể thao, đồ dùng văn phòng, các sản phẩm công nghệ, quần áo, sách vở, mỹ phẩm,… Với mô hình này có thể là kênh phân phối trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc thông qua các nhà bán phân phối.
+ B2E: Doanh nghiệp với nhân viên;
+ B2G: Doanh nghiệp với chính phủ;
+ G2B: Chính phủ với doanh nghiêp;
+ G2G: Chính phủ với chính phủ;
+ G2C: Chính phủ với công dân;
+ C2C: Khách hàng với khách hàng;
+ C2B: Khách hàng với doanh nghiệp.
Xem thêm: M-commerce là gì
4. Thương mại điện tử ở Việt Nam
4.1. Quy định của Việt Nam về thương mại điện tử
Tháng 6 năm 2024, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số Nghị định về Thương mại điện tử tiêu biểu là Nghị định số 57/2024/NĐ-CP. Nội dung của Nghị định là thừa nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại và một số quy định cụ thể khác. Tuy nhiên cho tới cuối năm 2024, Thương mại điện tử ở Việt Nam đã có những bước phát triển rất đa dạng và phong phú, lợi dụng cơ hội này nhiều mô hình mang tính danh nghĩa đã xuất hiện thu hút rất đông người tham gia và gây tác động xấu đén xã hội.
Ngày 16/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2024/NĐ-CP để thay thế cho Nghị định năm 2024. Nghị định này quy định những hành vi bị cấm trong thương mại điện tử, quy định chặt chẽ các nghĩa vụ, trách nhiệm của thương nhân cung cấp các dịch vụ bán hàng trực tuyến, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về Thương mại điện tử. Mục tiêu khi đưa ra Nghị định này của Chính phủ nhằm tạo môi trường lành mạnh cho Thương mại điện tử, nâng cao lòng tin cho người tiêu dùng khi tham gia sử dụng các trang mua sắm trực tuyến.
Ở Việt Nam, Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam đã tiến hành xây dựng Chỉ số Thương mại điện tử vào năm 2024 dựa trên các tiêu chí lớn. Nhóm thứ nhất là nguồn nhân lực và hạ tầng thông tin, nhóm thứ hai là giao dịch doanh nghiệp với người tiêu dùng, nhóm thứ ba là giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, nhóm thứ tư là giao dịch giữa Chính phủ và doanh nghiệp. Chỉ số này giúp các đối tượng thống kê được tình hình triển khai Thương mại điện tử của cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng. Từ đó, các đối tượng sẽ có giải pháp phù hợp với từng môi trường để nâng cao hiệu quả sử dụng của Thương mại điện tử tại Việt Nam.
Hiện nay việc giao dịch Thương mại điện tử đã trở nên vô cùng rộng rãi và phổ biến. Mọi người từ các địa phương đến trung ương đều được sử dụng Internet và hoạt động mua sắm trực tuyến đang diễn ra ngày càng phổ biến và mở rộng. Thay vì sử dụng phương thức mua sắm truyền thống thì giờ đây mọi người có thể tiết kiệm thời gian bằng cách mua sắm trực tuyến. Không chỉ người trẻ đang sử dụng rộng rãi hình thức mua sắm này mà người có độ tuổi lớn hơn cũng đang dần làm quen và thích nghi. Tuy nhiên mức độ sử dụng các giao dịch Thương mại điện tử vẫn còn chênh lệch khá lớn. Theo khảo sát cho thấy, hai trung tâm lớn của Việt Nam là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có sự phát triển tương đương và chiếm khoảng 80% việc sử dụng Thương mại điện tử trên cả nước. Điều này cần được cải thiện để thu hẹp khoảng cách số giữa các địa phương.
4.2. Một số tổng quan về thị trường Thương mại điện tử ở Việt Nam
Những năm gần đây, thị trường Thương mại điện tử ở Việt Nam vô cùng phát triển và không ngừng gia tăng về số lượng cũng như quy mô hoạt động. những công ty Thương mại điện tử đang cạnh tranh quyết liệt trong cuộc đua tranh giành người dùng và vị trí dẫn đầu trong nền kinh tế số. Một số cuộc nghiên cứu đã chỉ ra sự thâm nhập của Thương mại điện tử trong thị trường đang đạt tới 80%.
+ Ứng dụng mua sắm trên di động: Đây được coi là phương thức mua bán phổ biến nhất hiện nay. Bởi ngày nay việc con người sử dụng smartphone là vô cùng phổ biến, việc sử dụng thời gian trên mạng chiếm đa số quỹ thời gian của con người. Giao thông ngày càng đông đúc vì vậy việc chuyển dần sang hình thức mua sắm online dần được thích nghi và được đông đảo mọi người ưa chuộng. Có rất nhiều các ứng dụng mua sắm trực tuyến ra đời đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng.
+ Các sàn thương mại điện tử số cũng đang được các nhà sản xuất cung cấp sản phẩm săn đón. Bởi đây là nơi người tiêu dùng tin tưởng và là thị trường mua sắm phổ biến. Có thể coi đó là một siêu thị khổng lồ mà người tiêu dùng không cần mất thời gian di chuyển, chỉ cần có thiết bị điện tử là ở nhà bạn cũng có thể mua sắm mọi thứ theo nhu cầu của mình.
+ Thương mại điện tử qua mạng xã hội cũng dần dần được mọi người sử dụng rộng rãi. Mạng xã hội là nơi con người thường xuyên theo dõi, cập nhật và chia sẻ thông tin cá nhân. để chớp lấy thị trường béo bở này không chỉ là các nhà sản xuất mà ngay cả các thị trường bán lẻ cũng tham gia để tiếp cận người tiêu dùng một cách nhanh chóng nhất.
Xem thêm: Tìm việc làm Giao thông vận tải - Thủy lợi - Cầu đường tại Bắc Ninh
5. Việc làm thương mại điện tử
Hiện nay, ngành thương mại điện tử đang trở thành ngành công nghiệp chủ chốt mà rất nhiều nước đã đang và sẽ theo đuổi trong đó có Việt Nam. Thị trường ở đây vô cùng đa dạng và phong phú. Nếu bạn tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử bạn có thể dễ dàng chọn lựa việc làm với các vị trí sau:
+ Chuyên viên quản trị xây dựng các hệ thống giao dịch cho công ty;
+ Giám đốc thông tin ( CIO );
+ Giám đốc E – Marketing;
+ Chuyên viên lập dự án, hoạch định phát triển công nghệ thông tin.
Với một số vị trí làm việc trên, bạn sẽ làm việc trong các bộ phận công ty như: phòng Marketing, phòng Kế hoạch, phòng nghiệp vụ kinh doanh.
Trên đây là một số thông tin bạn có thể quan tâm về Thương mại điện tử, một trong những ngành nghề phổ biến hiện nay. Nếu bạn muốn tìm công việc liên quan đến ngành nghề này có thể tham khảo qua các trang web tìm việc làm như Work247.vn bạn có thể có thêm nhiều thông tin về nhà tuyển dụng cũng như chi tiết công việc trong lĩnh vực này.
Việc làm thương mại điện tử tại Hồ Chí Minh
1019 0