Biên giới quốc gia là gì? Vai trò của biên giới quốc gia
Tác giả: Trương Ngọc Lâm 21-03-2024
Biên giới quốc gia là khu vực vô cùng nhạy cảm, là mối quan tâm hàng đầu của nhà nước. Vậy thế nào là biên giới quốc gia? Cần làm gì để giữ gìn trọn vẹn biên giới quốc gia ấy?
1. Biên giới quốc gia là gì?
Biên giới quốc gia là đường đánh dấu giới hạn lãnh thổ của một quốc gia, nhằm xác định chủ quyền của quốc gia; là ranh giới phân chia các thực thể chính trị. Biên giới của nước CHXHCNVN được xác định trên bốn khu vực: vùng đất, vòng lòng đất, vùng trời, vùng biển.
1.1. Biên giới quốc gia trên bộ
Việt Nam nằm ở phía đông Bán đảo Đông Dương có đường biên giới quốc gia trên bộ dài 4600km tiếp giáp với ba nước: Lào, Campuchia, và Trung Quốc. Trong đó tiếp giáp với Trung Quốc 1400km, với Lào 2100km, với Campuchia 1100km. Kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), đi qua các cực của đất nước: cực bắc (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang), cực tây (A-pa-chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên).
Phần lớn đường biên giới giữa nữa ta với ba nước còn lại đều nằm ở vùng núi, chính vì vậy việc xác định biên giới trên bộ được xác định bằng các địa hình đặc trưng. Đó chính là các đỉnh núi, đường sườn núi, hoặc khe nước, dòng sông, con suối.
Biên giới nước ta trên bộ được hình dần từ trong tiến trình lịch sử dân tộc, đó chính là quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam mà ta thường gọi đó là quá trình Nam tiến. Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao nước ta phân chia biên giới với ba nước còn lại chủ yếu qua các dãy núi, dòng sông, con suối hay chưa? Đó chính là nét đặc biệt trong lịch sử dân tộc, khi các vị vua tiến hành Nam tiến chủ yếu đi về phía Nam bởi lẽ phía bắc nước ta lúc bấy giờ là các nhà nước Quân chủ phương Bắc chính là Trung Quốc ngày nay rất hùng mạnh ta khó lòng xâm chiếm được.
Còn xuôi về phương nam lại khác! Khi ấy, phương nam tồn tại ba quốc gia Phù Nam, Chân Lạp, và Chiêm Thành. Ba quốc gia này cũng lớn mạnh và suy thoái dần dần, sau đó bị Đại Việt thôn tính bằng các cuộc chinh phạt hay các cuộc hôn nhân chính trị. Đặc biệt thời kì này, các vua Đại Việt nam tiến chủ yếu bằng đường bộ và đường thủy dựa vào sức gió của biển, và vượt qua dãy Trường Sơn để tiếng sang phía Tây là điều gần như không thể ở thời kì đó. Minh chứng cụ thể đó là năm 1471, Lê Thánh Tông đem quân đánh, chiếm Chiêm Thành nhưng đến đèo Cù Mông thì phải quay lại do địa hình hiểm trở. Đó chính là lý do vì sao đường biên giới trên bộ nước ta được đánh dấu bằng các ngọn núi dòng sông.
Duy chỉ có duy nhất đồng bằng Nam Bộ, đường biên giới trên bộ nước ta gần như không đánh dấu bởi dãy núi, vì toàn bộ khu vực này đều là đồng bằng. Vì vây biên giới được đánh dấu bằng những cột mốc hoặc là các dòng thuộc hệ thống sông Mê Kông, các dòng sông khác.
Đường biên giới với ba nước Trung Quốc, Lào, Campuchia đi qua 27 tỉnh của nước ta. Các hoạt động buôn bán thông thương của ta với các quốc gia này chủ yếu được thực hiện thông qua cửa khẩu.
Việc xác định biên giới quốc gia trên bộ rất phức tạp, phải trải qua nhiều công đoạn từ đàm phán về đường biên giới cho đến việc cắm mốc thực địa, bảo dưỡng mốc thực địa,…cuối cùng đi đến kí kết các điều ước quốc tế.
Việc làm luật - pháp lý tại Hồ Chí Minh
1.2. Biên giới quốc gia trên biển
Theo Công ước về Luật Biển quốc thế giới, biên giới quốc gia trên biển được xác định bằng đường lãnh hải, có chiều rộng khoảng 12 hải lý (1 hải lý = 1852 m). Ranh giới lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển.
Việc xác định biên giới quốc gia trên biển rất phức tạp bởi vì biển vùng biển không có một mốc cố định rõ ràng. Ngoài ra biển còn là cùng chung giữa các quốc gia nên việc chồng chéo đường biên giới quốc gia trên biển lên nhau là điều không thể tránh khỏi. Điều này rất dễ dẫn đến việc tranh chấp chủ quyền quốc gia trên biển.
Như vậy để xác định được chính xác biên giới quốc gia trên biển đầu tiên ta phải xác định được chính xác hệ thống đường cơ sở, đây là căn cứ để xác định những vùng tiếp giáp trong đó có lãnh hải chính là biên giới của quốc gia trên biển.
Đường cơ sở được tính là đường nước thủy triều ngấm thấp nhất (Công ước quốc tế) từ đó ấn định đường cơ sở, xác định ra lãnh hải. Tuy nhiên có một số quốc gia trên thế giới không có đường cơ sở, họ được phép vạch đường cơ sở theo bờ biển của mình rồi từ đó xác định biên giới quốc gia trên biển.
Đối những vùng biển kề nhau đường biên giới trên biển được xác định là đường trung tuyến của vùng biển đó, nếu không có thỏa thuận nào khác.
Các đảo có hiệu lực cực kì quan trọng trong việc xác định vùng lãnh hải cũng như xác định biên giới quốc gia trên biển. Ví dụ đảo Thổ Chu của Việt Nam đã giúp phân định biên giới giữa Việt Nam và Thái Lan trong vịnh Thái Lan thêm dễ dàng, trong đó đã dành cho Việt Nam 32,5% thành công trong việc phân định hiệu lực. Hay như đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) trong việc phân định lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc đã dành cho Việt Nam thêm 25% hiệu lực, tức là mở rộng thêm biên giới Việt Nam trên biển ở khu vực này một vành đai 15 hải lý. Tuy nhiên các đảo xa bờ, đảo đá, khu vực có đảo chung giữa các quốc gia sẽ không áp dụng hiệu lực xác định này. Minh chứng cụ thể đó là khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Một số hiệp định phân định ranh giới quốc gia trên biển mà ta đã kí đó là: 9/8/1997 kí hiệp định phân định ranh giới với Thái Lan; năm 1982 kí với Campuchia, 25/12/2000 kí với Trung Quốc phân định lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế ở khu vực vịnh Bắc Bộ; 26/6/2003 kí hiệp định với Indonesia; 5/6/1992 kí với Ma-lai-xi-a. Như vậy nước ta đã cơ bản phân định rõ ràng biên giới quốc gia trên biển với các nước, duy chỉ có Phi-lip-pin việc phân định này chưa thực hiện được vì biên giới chưa rõ ràng vì đây là khu vực biển chung giữa ba quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Phi-lip-pin cũng là khu vực nhiều quần đảo nhỏ chung nên rất nhạy cảm, rất khó để phân định ranh giới.
Tìm hiểu về công việc bộ đội chuyên nghiệp và vai trò của bộ đội chuyên nghiệp trong thời buổi hiện nay. Tìm kiếm thông tin chuyên sâu về những vấn đề lien quan trên trang tin tức tổng hợp Work247.vn ngay nhé!
1.3. Biên giới quốc gia trên không
Biên giới quốc gia trên không được xác định là đường biên giới trên đất liền, đường biên giới trên biển (đường lãnh hải), và không gian các đảo dóng vuông góc thẳng lên vùng trời (phần giới sườn); hai là mặt phẳng nối các đường song song với mặt đất (phần biên giới trên cao). Cũng từ đó chưa có quy định rõ ràng độ cao vùng trời mà các nước sở hữu, chỉ có duy nhất Hoa Kì đề nghị độ cao tối thiểu củng vùng trời 100km+_10km, vì cho rằng 100km là độ bay cao tối thiểu của vệ tinh nhân tạo, còn +_10km là biên độ giao động của vệ tinh nhân tạo. Tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng đồng ý.
Vì vậy theo Bộ luật Hình sự, Luật An ninh Quốc phòng Việt Nam, bất kể vật thể lạ nào xâm phạm trái phép vùng trời đều phải chịu hình phạt của pháp luật.
1.4. Biên giới quốc gia vùng lòng đất
Vùng lòng đất là toàn bộ vùng nằm dưới vùng đất và vùng nước của nước ta. Từ đó đường biên giới vùng lòng đất chính là là đường biên giới nước ta trên bộ và trên biển dóng thẳng xuống. Theo nguyên tắc quốc tế đường biên giới này được kéo dài tới độ âm của trái đất, nhưng trên thực tế, chưa có một quy phạm nào quy định độ sâu của đường này cả.
Đặc biệt không phải quốc gia nào trên thế giới cũng có đường biên giới bốn vùng: trên bộ, trên biển, trên không và dưới lòng đất ví dụ như Lào, Mông Cổ,... đây đều là các nước lục địa.
2. Quy chế pháp lý của biên giới quốc gia
Với những đặc điểm nêu trên, biên giới quốc gia là khu vực rất nhạy cảm, dễ xảy ra tranh chấp. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước đã ban hành quy chế pháp lý về lãnh thổ quốc gia như sau:
- Nghiêm cấm mọi hành động xâm chiếm biên giới quốc gia dưới mọi hình thức.
- Biên giới quốc gia là ổn định và bất khả xâm phạm.
- Cấm gây rối, di dời khu vực biên giới quốc gia bằng bất kì hình thức nào.
3. Chủ quyền biên giới quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm
Biên giới chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm, chính vì vậy không một quốc gia nào được phép xâm phạm chủ quyền thiêng liêng ấy. Toàn dân tộc có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.
Đảng và Nhà nước bằng các lực lượng vũ trang, lực lượng an ninh quân sự của mình có trách nhiệm đi đầu trong việc bảo vệ biên giới quốc gia. Ngăn chặn các lực lượng thù địch chống phá, gây nhũng nhiễu vùng biên giới quốc gia. Quân đội Nhân dân Việt Nam là những người đi đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ cao cả này. Tuy nhiên Đảng và Nhà nước cũng luôn chủ trương trước hết giải quyết tranh chấp bằng biện pháp đàm phán,hòa bình, hữu nghị.
Ngoài ra Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc đoàn kết các lực lượng chính trị - xã hội, tập hợp khối đại đoàn kết dân tộc trong việc tuyên truyền cho quần chúng nhân dân bảo vệ biên giới quốc gia.
Quần chúng nhân dân có vai trò tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nhà nước về vấn đề biên giới quốc gia. Đặc biệt là những đồng bào sống ở vùng biên giới quốc gia cần có tư tưởng chính trị vững vàng, tin tưởng vào đường lối chung của Đảng và Nhà nước tránh trường hợp bị các thế lực thù địch lợi dụng, xui khiến.
Việc làm luật - pháp lý tại Hà Nội
4. Những người đang canh giữ “tiền tiêu” cho tổ quốc
Để có được bình yên cho dân tộc chúng ta không thể không nhắc đến các lượng đang canh giữ biên ải xa xôi, họ là những người đang ngày đêm chiến đấu bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, là người giữ “tiền tiêu” cho tổ quốc. Họ chính là lượng lượng thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam, là những anh bộ đội biên phòng, bộ đội canh giữ các đảo quần đảo xa bờ, là những anh bộ đội phòng không không quân, hay lực lượng cảnh sát biển Việt Nam,…
Họ là những người đã và đang ngày đêm chiến đấu, canh giữ biên giới bảo vệ lãnh thổ quốc gia. Họ đối diện với rất nhiều khó khăn gian khổ, từ thiếu thốn về vật chất đến thiếu thốn về tinh thần nhưng họ vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ cao cả của mình.
Vua Lê Thánh Tông đã từng nói “Không được để mất một thước núi, một tấc sông” câu nói đã khẳng định ý nghĩa cũng như trách nhiệm trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia mà trong đó đi đầu chính là bảo vệ biên giới quốc gia.