Cách luyện trí nhớ đỉnh cao được chia sẻ từ các chuyên gia
Tác giả: Hoàng Thanh Vân 20-05-2024
Trí nhớ là một loại ý thức của con người, giúp con người lưu giữ lại những thông tin đã xảy ra trong quá khứ, có những thông tin quan trọng và không quan trọng lưu lại trong trí nhớ, tuy nhiên có những thông tin quan trọng bị mất đi mà không thể nào lấy lại được làm ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn có cách luyện trí nhớ đỉnh cao để giúp cho bộ não của mình linh hoạt và có trí nhớ tốt hơn.
Để có thể học được cách luyện trí nhớ thì trước hết chúng ta cần phải hiểu được trí nhớ là gì, sau những phân tích về trí nhớ, hiểu được trí nhớ thì chúng ta sẽ dễ dàng có được những cách luyện trí nhớ siêu đẳng.
1. Khái quát về trí nhớ của con người
Trí nhớ của con người là một dạng ý thức thường trực trong bộ não của mỗi người để thực hiện việc thu thập và phân loại, lưu trữ các loại thông tin. Thông tin khi được lưu trữ trong trí nhớ sẽ luôn tồn tại trong bộ não của chúng ta, tuy nhiên nhiều người lại vô tình không thể tìm được loại thông tin mà họ cần tìm và trở thành đãng trí và có trí nhớ kém. Vậy thì ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những cách để rèn luyện trí nhớ một cách đỉnh cao nhé.
2. Cách luyện trí nhớ hiệu quả
Để có một bộ não có trí nhớ tốt và nhớ nhanh những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ gần hay xa thì chúng ta cần phải thường xuyên rèn luyện cho bộ não của mình, giúp bộ não của mình có cách tư duy hiệu quả. Sau đây là những cách để giúp chúng ta có thể rèn luyện được trí nhớ của mình.
2.1. Những bài tập luyện trí nhớ hiệu quả
Để luyện trí nhớ thì chúng ta cần phải có những bài tập luyện trí nhớ phù hợp để giúp cho bộ nào được thường xuyên vận động, mài rũa để càng trở nên sắc bén hơn. Sau đây chính là những bài tập giúp các bạn luyện trí nhớ tốt.
2.1.1. Bài tập Đoán ý nghĩa
Với bài tập đoán ý nghĩa thì bạn có thể dễ dàng thực hiện bất cứ lúc nào mà bạn có thể thấy được các dạng thông tin diễn ra xung quanh mình. Bạn có thể áp dụng bài tập này với các trường hợp như là bạn nhìn logo để có thể đoán ra các thương hiện, nhìn biển số xe để đoán tên của tỉnh thành, hoặc bạn có thể nhìn các tên trường Đại học – Cao đẳng được viết tắt để đoán tên của trường đó, nhìn các từ viết tắt của các ngân hàng để đoán ngân hàng, đoán ý nghĩa của biển báo giao thông...
Hoặc nếu như bạn đã đạt được trí nhớ ổn rồi thì bạn có thể sử dụng cách cao siêu hơn như: bạn viết tắt các câu, các từ có ý nghĩa bằng các chữ cái đầu, chẳng hạn như câu thành ngữ hay câu thơ, câu châm ngôn nào đó... sau đó lại viết ra thành câu một cách chính xác. Nếu những lần đầu mà bạn chưa viết đúng thì cố gắng viết đến khi nào đúng thì thôi.
Cách này áp dụng với mọi đối tượng, nhất là các bạn học sinh, sinh viên cần phải ghi nhớ các kiến thức một cách chính xác thì có thể sử dụng bài tập này thường xuyên để rèn luyện trí nhớ của mình.
Có thể bạn chưa biết: Làm thế nào để thông minh? Cách giúp bạn trở thành “siêu trí tuệ”
2.1.2. Bài tập kể chuyện
Với cách thứ này thì bạn hãy rèn luyện bằng cách gắn với mỗi sự kiện hay với mỗi con số mà bạn cần phải nhớ một câu chuyện mà bạn yêu thích và dễ nhớ để có thể nhớ được chúng. Hoặc là một câu chuyên rất đơn giản thôi, nhưng trong câu chuyện đó xuất hiện lần lượt các thông tin mà bạn cần nhớ theo thứ tự đúng của thông tin.
Hãy sáng tạo ra một câu chuyện đơn giản mà có thể gắn vào đó những thông tin mà bạn cần nhớ để mỗi khi cần đến là có thể nhớ ra thông tin mà bạn cần nhớ.
Tìm hiểu thêm: Tư duy sáng tạo và phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo.
2.1.3. Bài tập nhớ vị trí đồ vật
Đối với bài tập này, người thực hành sẽ cần phải kết hợp giữa thị giác và toàn bộ những giác quan một cách triệt để. Để thực hiện bài học này thì bạn cần thực hiện như sau:
Hãy vào phòng của bạn, sau đó đảo lộn các đồ vật trong phòng, thay đổi vị trí ban đầu của chúng. Sau khoảng một thời gian (1 – 3 tiếng) thì bạn hãy quay lại căn phòng, trước khi vào phòng thì bạn hãy ghi ra những đồ vật bạn đã đảo lộn nằm ở đâu để kiểm chứng xem bạn đã nhớ được vị trí mới của bao nhiêu đồ vật.
Cho tới khi bạn đã thực hiện được được và nhớ thành công thì bạn cũng lặp lại bài tập này, nhưng thay vào đó là bạn tăng khoảng thời gian quay lại kiểm nghiệm lên, nếu lần đầu từ 1 đến 3 tiếng thì lần sau bạn có thể tăng khoảng thời gian này lên 5 – 6 tiếng đồng hồ, một ngày, 2 ngày...
Nếu bạn thường xuyên sử dụng bài tập này để luyện trí nhớ thì sau một thời gian bạn sẽ vô cùng bất ngờ rằng trí nhớ của bạn đã được cải thiện rất nhiều, bạn nhớ được nhiều hơn và nhớ lâu hơn.
2.2. Những phương pháp luyện trí nhớ tốt
Trí nhớ của chúng ta không phải là bẩm sinh, người có trí nhớ tốt, người có trí nhớ kém tất cả phụ thuộc vào quá trình rèn luyện của con người trong cuộc sống hàng ngày. Vậy thì, để nhớ tốt thì các bạn cần phải có phương pháp hiệu quả.
2.2.1. Tập trung cao độ
Trong nhiều trường hợp quan trọng, con người thường chuẩn bị tâm lý để có thể tập trung cao độ để ghi nhớ thông tin nhanh, khi tập trung cao độ thì chúng ta sẽ có thể hiểu kỹ vấn đề cần ghi nhớ, từ đó có thể dễ dàng nhớ thông tin hiệu quả và lâu hơn.
Áp dụng phương pháp này là cách mà các bạn cần phải phát huy sự tập trung của mình trong bất kỳ việc nào đó, một khi mà bạn đã tập trung cao độ vào một vấn đề nào đó thì ngay cả khi mà xung quanh bạn đang rất ồn ào thì bạn vẫn có thể dễ dàng nắm bắt được thông tin và ghi nhớ những gì mà não bộ của bạn ghi nhận.
Đây là một phương pháp ghi nhớ thông tin rất tốt, mang đến rất nhiều cơ hội để giúp cho bạn có thể dễ tập trung trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
2.2.2. Phương pháp liên tưởng các sự việc, sự vật
Não bộ của chúng ta sẽ nhớ những vấn đề dễ nhớ, nhưng cũng rất khó để nhớ những vấn đề khó nhớ, chính vì thế mà các bạn cần phải có phương án cho các vấn đề khó nhớ này. Trong đó, phương pháp liên tưởng là một trong những phương pháp giúp bạn giải quyết được nhiều vấn đề khó nhớ.
Khi nhớ một vấn đề, bạn hãy liên tưởng vấn đề cần nhớ với một sự vật nào đó dễ nhớ hơn, đặc biệt hơn. Khi bạn cần nhớ vấn đề thì bạn chỉ cần liên hệ từ vấn đề dễ nhớ có sự móc nối với vấn đề cần nhớ.
2.2.3. Lặp đi lặp lại các sự việc, sự vật
Có lẽ, phương pháp lặp đi lặp lại là phương pháp được áp dụng nhiều nhất trong cuộc sống. Để ghi nhớ một sự vật hay sự việc nào đó thì lặp đi lặp lại sự việc sự vật đó là cách tốt nhất để nhớ. Đối với một vấn đề mà bạn thường xuyên được nghe đi nghe lại, nghe ngày này qua ngày khác thì nhất định những thông tin được lặp lại y hệt nhau đó sẽ vô tình đi vào ý thức của bạn, dù bạn không muốn nhớ thì bạn cũng phải nhớ.
Phương pháp này được các học sinh, sinh viên sử dụng nhiều, khi cần học thuộc lòng một bài học nào đó thì các học sinh thường đọc đi đọc lại rất nhiều lần cho tới khi thuộc bài đó và không cần phải nhìn vào tài liệu nữa.
Tuy nhiên có một lưu ý đối với phương pháp này thì bạn hãy hiểu bài học, hiểu vấn đề mà bạn cần nhớ trước, chỉ khi hiểu được vấn đề cần nhớ thì việc áp dụng phương pháp lặp đi lặp lại mới có ý nghĩa. Nếu bạn áp dụng phương pháp này mà không hiểu vấn đề thì bộ não của bạn cũng khó tiếp nhận thông tin và nhớ lâu hơn, đồng thời cũng càng khiến cho não bộ của bạn trở nên lười tư duy hơn mà thôi.
Ngoài những phương pháp được nêu trên đây thì còn rất nhiều phương pháp để ghi nhớ, để rèn luyện trí nhớ của mỗi người, chính bởi thế mà các bạn hãy lựa chọn phương pháp phù hợp với khả năng của mình để rèn luyện trí nhớ sao cho đạt được những hiệu quả nhất.
Trên đây là các cách luyện trí nhớ được nghiên cứu kỹ và có cơ sở khoa học, để rèn luyện trí nhớ tốt hơn thì tốt nhất bạn hãy tìm hiểu về cách rèn luyện trí nhớ của mình hàng ngày, mọi thứ muốn có được kết quả tốt thì cần phải thường xuyên rèn luyện mài rũa chúng thì mới có kết quả tốt. Rèn luyện trí nhớ tốt sẽ giúp cho các bạn tránh được các bệnh đãng trí, giảm thiểu bệnh đãng trí khi tuổi già tìm đến và còn rất nhiều lợi ích khác nữa.