Kỉ luật cảnh cáo và những điều xung quanh kỉ luật cảnh cáo...

Tác giả: Trương Ngọc Lâm 20-03-2024

Kỉ luật cảnh cáo là hình thức kỉ luật vi phạm trong hệ thống hình phạt của pháp luật Việt Nam. Với nhiều người nhưng hình thức kỉ luật này còn khá mới mẻ và mơ hồ. Vậy kỉ luật cảnh cáo là gì? Kỉ luật cảnh cáo diễn ra khi nào? Hãy cũng Work247.vn tìm hiểu hình thức kỉ luật vi phạm này nhé!

Việc làm ngành luật

1. Kỉ luật cảnh cáo là gì ?

Kỉ luật là một hình phạt, là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự do Tòa án quyết định ( theo điều 26 Bộ luật Hình sự quy định). Trong Bộ luật Hình sự Việt Nam có hệ thống hình phạt được sắp xếp theo mức độ, tính chất của người vi phạm, thường phân ra làm hai nhóm chính là hình phạt hành chính và hình phạt bổ sung.

Kỉ luật cảnh cáo là hình phạt thuộc nhóm hình phạt hành chính -  hình phạt bắt buộc đối với người phạm tội được Tòa tuyên án độc lập đối với mỗi tội phạm cụ thể. Kỉ luật cảnh cáo là mức hình phạt nhẹ nhất trong nhóm hình phạt hành chính, ngoài ra trong nhóm này còn có các mức hình phạt khác tăng tiến theo mức độ vi phạm như: phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. Tùy theo các mức độ phạm tội khác nhau do Tòa án quyết định mà đối tượng vi phạm sẽ chịu mức án nào.

Theo điều 29 Bộ luật Hình sự cảnh cáo là hình phạt khiển trách công khai của Nhà nước do Tòa tuyên án đối với người bị kết án. Cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất, người bị kết án cảnh cáo không bị mất đi quyền lợi cá nhân, tuy nhiên họ chịu sự tổn thất về tinh thần. Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.

2. Kỉ luật cảnh cáo được áp dụng trong những trường hợp vi phạm nào?

2.1. Kỉ luật cảnh cáo đối với công chức nhà nước

2.1.1. Các hình thức vi phạm của công chức nhà nước áp dụng kỉ luật cảnh cáo

Theo quy định xử lý kỉ luật công chức nhà nước,áp dụng đối với cả công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và cả công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bao gồm các hình phạt sau: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc. Như vậy hình thức kỉ luật cảnh cáo là hình thức có mức phạt nhẹ thứ 2 trong hệ thống các hình thức xử lý kỉ luật công chức.

 Tại điều 10 Nghị định 34/2011/NĐ-CPquy định về xử lý kỷ luật áp dụng hình thức kỉ luật cảnh cáo đối với công chức đã có hành vi phạm pháp luật những điểm sau:

  • Cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện.
  • Sử dụng thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị để vụ lợi.
  • Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền.
  • Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng; được dự thi nâng ngạch công chức.
  • Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc trong một tháng.
  • Sử dụng trái phép chất ma túy bị cơ quan công an thông báo về cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức đang công tác.
  • Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
  • Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.

Xem thêm: Việc làm ngành luật tại Hà Nội

2.1.2. Thời hạn, thời hiệu xử lý kỉ luật

Theo chương 2 điều 6,7 Nghị định QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC (Số: 34/2011/NĐ-CP) đã quy định về thời hạn, thời hiệu xử lý kỉ luật áp dụng với mức kỉ luật cảnh cáo như sau:

Điều 6. Thời hiệu xử lý kỷ luật

  • Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến thời điểm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật.
  •  Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 15 Nghị định này phải ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật. Thông báo phải nêu rõ thời điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật, thời điểm phát hiện công chức có hành vi vi phạm pháp luật và thời hạn xử lý kỷ luật.

Điều 7. Thời hạn xử lý kỷ luật

  • Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 02 tháng, kể từ ngày phát hiện công chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
  • Trường hợp vụ việc có liên quan đến nhiều người, có tang vật, phương tiện cần giám định hoặc những tình tiết phức tạp khác thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 2 Điều 80 Luật Cán bộ, công chức.

2.1.3. Thẩm quyền xử lý kỉ luật, trình tự, thủ tục xem xét xử lý kỉ luật cảnh cáo

Về thẩm quyền xét xử, đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý vi phạm thì người đứng đầu cơ quan tổ chức đó có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỉ luật. Còn đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan phân cấp quản lý tiến hành xử lý kỉ luật. Đối với công chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan nơi công chức được cử đến tiến hành xử lý kỉ luật, hồ sơ sau khi kỉ luật được gửi về cơ quan nơi công chức biệt phái đang công tác. Đối với công chức đã chuyển công tác mới phát hiện hành vi vi phạm kỉ luật trong thời hiệu quy định thì người đứng đầu cơ quan công chức trước đây tiến hành xử lý kỉ luật, hồ sơ sau khi kỉ luật được gửi về cơ quan nơi công chức đang công tác.

Về trình tự, thủ tục xem xét kỉ luật, công chức sau khi xem xét xác định được hành vi vi phạm kỉ luật cảnh cáo sẽ tiến hành hình thức kỉ luật theo các trình tự sau:

  • Tổ chức họp kiểm điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật
  • Lập hội đồng kỉ luật
  • Họp hội đồng kỉ luật
  • Quyết định kỉ luật

Xem thêm: Cưỡng chế hành chính là gì? Những hiểu biết pháp luật chuẩn nhất

2.1.4. Khiếu nại

Công chức bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

2.2. Kỉ luật cảnh cáo với đối tượng ngoài nhà nước

Đối với thành phần lao động ngoài nhà nước, kỉ luật được áp dụng nhằm nhắc nhở, cảnh cáo, trừng phạt người lao động khi người lao động có hành vi vi phạm nội quy, quy tắc lao động tùy theo mức độ vi phạm mà tiến hành xử lý vi phạm. Kỉ luật cảnh cáo là mức hình phạt thứ hai trong các hình thức kỉ luật khi người lao động vi phạm. Các hình thức vi phạm dẫn đến kỉ luật cảnh cáo và hình thức kỉ luật cảnh cáo dựa vào nội quy của công ty trên cơ sở pháp lý quy định kỉ luật lao động trong Bộ luật lao động 2012, Nghị định 05/2015/NĐ-CP và Bộ luật hình sự 1999 sử đổi 2009.

Khi xử lý kỉ luật lao động, áp dụng hình thức kỉ luật cảnh cáo phải hiểu và rất cẩn trọng trong từ đường đi nước bước để tránh việc vướng phải các tranh chấp lao động. Các hình thức kỉ luật cảnh cáo lao động tùy theo nội quy và thỏa ước lao động mà tiến hành như khiển trách,nhắc nhở, bồi thường vật chất hay kéo dài thời hạn nâng lương ( không quá 06 tháng ).

Đối với đối tượng lao động ngoài nhà nước hình thức kỉ luật cảnh cáo không có nhiều biểu hiện cụ thể, rõ ràng nhưng đối với công chức nhà nước. Tuy nhiên hình thức kỉ luật này được tiến hành sau khi xem xét kỉ luật, lấy ý kiến kỉ luật từ người lao động đó. Thứ 2 công ty sẽ không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình (khi có xác nhận của Bệnh viện/phòng khám y tế hợp pháp). Thời hạn xử lý kỉ luật tối đa 03 tháng kể từ ngày xảy ra hoặc phát hiện vi phạm kỉ luật.

  • Nguyên tắc và trình tự xử lý kỉ luật, căn cứ điều 123 Luật Lao động quy định như sau:
    Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
  • Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
  • Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
  • Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

Hi vọng rằng những nội dung trên của Work247.vn đã giúp các bạn giải đáp những thắc mắc xung quanh kỉ luật cảnh cáo.