Tìm hiểu mô hình kinh doanh của Nike, khẳng định vị thế
Tác giả: Trần Ngọc Chân
Với slogan “Just do it”, Nike đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong làng thời trang thể thao thế giới. Sự ảnh hưởng của dịch bệnh covid 19 trong 2 năm gần đây khiến cho rất nhiều thương hiệu gặp khó khăn. Tuy nhiên, Nike vẫn sừng sững đứng vững như một tượng đài. Điều này chính là bởi sự thay đổi trong mô hình kinh doanh của Nike. Vậy, cụ thể hơn thì ông lớn này đã xây dựng mô hình kinh doanh ra sao? Điều gì đã giúp họ thành công với mô hình kinh doanh như vậy? Hãy cùng khám phá và tìm hiểu chi tiết về mô hình kinh doanh của Nike qua bài viết sau đây nhé!
1. Mô hình kinh doanh của Nike được xây dựng
Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào, muốn hoạt động ổn định và phát triển thì việc xây dựng cho mình một mô hình kinh doanh phù hợp là điều rất quan trọng. Và Nike cũng hiểu rõ được ý nghĩa của mô hình kinh doanh trong quá trình vận hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình. Vậy, mô hình kinh doanh của Nike đã được xây dựng như thế nào?
1.1. Bắt đầu với mô hình kinh doanh Pipeline
Pipeline được biết đến là mô hình kinh doanh truyền thống. Điều này có nghĩa là mô hình kinh doanh xuất hiện từ rất lâu và được rất nhiều công ty, doanh nghiệp. Và pipeline chính là mô hình thống trị trong suốt rất nhiều năm qua và hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng mô hình kinh doanh này, bao gồm cả Nike.
Mô hình kinh doanh Pipeline là một mô hình kinh doanh dạng ống. Tức là doanh nghiệp sẽ cho tất cả những yếu tố là input (nguyên liệu, hóa chất,...) và thông qua một quá trình là cái ống để tạo ra sản phẩm đưa đến người tiêu dùng. Điều này có nghĩa là Nike trực tiếp và chủ động trong việc tạo ra sản phẩm, kiểm soát quá trình sản xuất và thu lời dựa trên sự chênh lệch giữa giá trị sản xuất và giá trị bán ra của sản phẩm.
Nếu như là trước đây thì việc áp dụng mô hình kinh doanh truyền thống này không có gì lạ lẫm hay phải bàn cãi. Tuy nhiên, với xu hướng công nghệ đang lên ngồi, sự ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19 kéo dài, cho thấy được những dấu hiệu không hề khả quan của pipeline với Nike nếu như muốn trụ vững trong thương trường.
Pipeline là mô hình kinh doanh phát triển theo chiều dọc, nếu như Nike chỉ trông đợi vào việc thu lại doanh thu dựa trên sự chênh lệch của sản phẩm khi bán ra thị trường thì sẽ rất khó để có thể phát triển. Vì thế, doanh nghiệp này cần có sự đổi mới trong mô hình kinh doanh của mình để mở rộng giá trị và thích ứng tốt hơn với xu thế của thời đại.
1.2. Sự dịch chuyển sang mô hình kinh doanh nền tảng kết nối
Mô hình kinh doanh nền tảng kết nối hay platform chính là mô hình kinh doanh đang được các doanh nghiệp hướng tới. Với mô hình này, doanh nghiệp sẽ dựa trên việc kết nối các nền tảng, đối tượng khác nhau để tạo ra một giá trị lớn hơn dựa trên sự tương tác của các đối tượng này.
Ví dụ như Shopee là một sàn thương mại điện tử, họ gắn kết doanh nghiệp sản xuất sản phẩm Nike với người có nhu cầu sử dụng sản phẩm của Nike và thu lời dựa trên hoa hồng đối với các giao dịch được thực hiện tại đây. Tất nhiên, đây sẽ chỉ là một ví dụ nhỏ để bạn có thể hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh platform này.
Áp dụng platform vào Nike, chúng ta sẽ thấy rằng Nike đang có một sự thay đổi rất thích hợp. Tức là thay vì chỉ tạo ra sản phẩm là giày thể thao, quần áo thì Nike đã có sự tích hợp với công nghệ khi cho ra các ứng dụng mua sắm trực tuyến sản phẩm của Nike, các ứng dụng về sức khỏe kết nối giữa sản phẩm trong quá trình sử dụng để có những phân tích về tình hình sức khỏe của người dùng.
Như vậy, ta có thể thấy được rằng, mỗi một đối tượng mà Nike hướng đến đều tạo ra những giá trị riêng. Khi kết hợp và liên kết những đối tượng đó với nhau, Nike đã tạo ra một giá trị to lớn hơn. Đó chính là kết quả với việc xây dựng một hệ sinh thái riêng cho Nike và làm đậm thêm dấu ấn của thương hiệu trong lòng người tiêu dùng.
1.3. Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch đầy thức thời của Nike
Có thể nói, sự chuyển dịch từ mô hình kinh doanh pipeline sang platform của Nike là một sự chuyển dịch đầy tính thức thời. Vậy, đâu là những yếu tố đã thúc đẩy để Nike có sự chuyển đổi này?
1.3.1. Sự lỗi thời của mô hình pipeline
Bản chất của pipeline là một mô hình truyền thống, vì thế, nếu áp dụng trong một thời đại hiện đại như ngày này thì pipeline không thực sự phù hợp với các doanh nghiệp. Bởi việc bị hạn chế trong quá trình tạo ra giá trị, doanh nghiệp sẽ bị phụ thuộc vào một yếu tố duy nhất để tạo ra giá trị đó. Trong khi đó, chỉ cần một sự tác động nhỏ thôi sẽ khiến cho yếu tố duy nhất đấy không có khả năng để đem lại hiệu quả to lớn cho doanh nghiệp.
1.3.2. Sự lên ngôi của công nghệ
Nếu như trước đây, việc sử dụng máy tính, smartphone, internet còn khá hạn chế thì ngày nay, những điều này được phủ sóng tới mức trở thành quá phổ biến. Và hầu hết chỗ nào cũng có internet và ai cũng có cho mình ít nhất là một chiếc điện thoại thông minh.
Sự lên ngôi của công nghệ đã tạo ra rất nhiều xu hướng mới, trong đó có việc mua sắm online. Chính điều này đòi hỏi Nike cần có một sự thây đổi để thích ứng với xu hướng mà thế giới đang vận hành. Và đánh dấu chính là sự ra đời của website cung cấp thông tin sản phẩm về Nike và người dùng có thể mua hàng ngay trên trang web đó.
1.3.3. Sự tác động của dịch bệnh kéo dài
Dịch bệnh covid-19 đã kéo dài tới 2 năm và tạo ra rất nhiều sự ảnh hưởng. Việc kinh doanh theo mô hình truyền thống như bán hàng trực tiếp tại cửa hàng, store thực sự sẽ không thể mang lại hiệu quả. Với tâm lý ngại tiếp xúc và không muốn bị lây bệnh, khách hàng lựa chọn cho mình những cách thức mua sắm khác để đảm bảo an toàn cho bản thân. Vì thế, nếu như Nike không muốn đánh mất khách hàng tiềm năng và thân thiết của mình thì không thể cứ bảo thủ với mô hình kinh doanh cũ được.
1.3.4. Xu thế mới trong lĩnh vực kinh doanh
Là một doanh nghiệp lớn, Nike cần có cho mình một mô hình kinh doanh phù hợp để tạo ra giá trị cao và nâng tầm vị thế của mình. Vì thế, việc nắm bắt và theo kịp xu thế kinh doanh mới lá rất quan trọng.
trong thời đại ngày nay, xu thế tạo ra giá trị dựa trên sự đa dạng trong các nền tảng là điều tất yếu. Điều này giúp Nike và các doanh nghiệp có thể mở rộng mình và mang lại giá trị cao hơn so với việc sử dụng mô hình theo chiều dọc.
Có rất nhiều nguyên nhân tác động và đòi hỏi Nike cần có cho mình những đổi mới trong mô hình kinh doanh của mình. Tuy vậy, đây có thể xem là những nguyên nhân chính dẫn đên sự thay đổi và dịch chuyển trong mô hình kinh doanh của Nike.
2. Những chiến lược được xây dựng trong mô hình kinh doanh của Nike
2.1. Chiến lược chuyển đổi số
Có thể nói chuyển đổi số là một trong những xu hướng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Điều này không quá khó hiểu khi công nghệ đang ngày càng có sự tác động mạnh mẽ vào đời sống của con người.
Việc cho ra đời ứng dụng mua sắm trực tuyến là một bước đi cực kỳ cần thiết đối với Nike. Sự đầu tư về website và app mua sắm trực tuyến đã giúp Nike cải thiện đáng kể về mặt doanh thu. Theo báo cáo, tính đến hết ngày 30/11/2021, doanh thu của Nike từ website và ứng dụng mua sắm tăng 84%, tổng doanh thu tăng 11,2 tỷ USD. Những con số này cho thấy được sức mạnh của việc ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số của Nike đã mang đến hiệu quả lớn đến mức nào.
Trong thời điểm hiện tại, mua sắm trực tuyến được xem là một điều bình thường mới với hành vi tiêu dùng của khách hàng. Hơn hết, nó lại rất phù hợp với thời điểm dịch bệnh diễn biến căng thẳng. Và cho dù, trong tương lai, khi dịch bệnh đã kết thúc thì các website hay app mua sắm online này vẫn là cách thức mang đến doanh thu khổng lồ cho Nike.
Không những vậy, việc phát triển hệ thống website và ứng dụng giúp Nike khẳng định và xây dựng thương hiệu một cách bền vững hơn trong lòng công chúng. Tạo dấu ấn cá nhân của thương hiệu rõ nét hơn. Đồng thời, đây cũng sẽ là công cụ cung cấp thông tin về thói quen mua sắm của khách hàng, tạo dữ liệu mới cho các chiến dịch marketing trong tương lai của Nike.
Bên cạnh các website, ứng dụng mua sắm, Nike còn cho ra đời Nike SNKRS, nơi quy tộ của những tín đồ có niềm đam mê với thương hiệu Nike một cách cuồng nhiệt. Tại đây, Nike cho thấy khách hàng chính là điều quan trọng với họ khi chính khách hàng có thể chia sẻ, đóng góp cho các mẫu thiết kế của Nike. Việc lấy khách hàng làm trung tâm giúp Nike giữ vững được sự tin tưởng của khách hàng với mình và dễ dàng có được những khách hàng trung thành nhất.
Những trải nghiệm chuyển đổi số mà Nike xây dựng và áp dụng đã dần khẳng định được sự hiệu quả và cho thấy được khả năng thay thế với các tương tác trực tiếp tại cửa hàng.
2.2. Gia tăng tương tác với các liên kết ứng dụng tập luyện
Là một thương hiệu về thời trang thể thao, chính vì thế mà việc xây dựng các ứng dụng luyện tập trên điện thoại di động sẽ là một bước đi cực kỳ hợp lý mà Nike cần áp dụng.
Ngay từ khi ra đời Nike Run Club và Nike training Club đã nhanh chóng nhận được sự chú ý và quan tâm của người dùng. Với việc tạo một không gian luyện tập và theo dõi sức khỏe trực tuyến của chính người dùng, Nike đã thu hút được hàng triệu khách ahfng sử dụng ứng dụng luyện tập của mình.
Thêm vào đó, các ứng dụng này đã tạo ra một không gian chia sẻ và liên kết những người dùng với nhau. Tạo ra mạng lưới cộng đồng người dùng và luyện tập vô cùng đa dạng, tăng khả năng kích thích và giữ chân khách hàng lâu hơn.
Hơn hết, việc tạo ra các ứng dụng này chính là ví dụ tiêu biểu cho mô hình kinh doanh platform mà Nike đang áp dụng. Nike tạo ra các sản phẩm thể thao như giày và quần áo, đồng thời áp dụng các ứng dụng luyện tập.
Để gia tăng sự kết nối một cách tối đa thì thiết bị Fuelband được ra đời để gắn kết sản phẩm thời trang và ứng dụng công nghệ số của Nike. Qua đó, ứng dụng sẽ cập nhật tình trạng sức khỏe của chính người dùng trực tiếp và gợi ý những bài tập hiệu quả, phù hợp nhất. Đây chính là một sự thúc đẩy tương tác cực kỳ cần thiết để gia tăng sự hiệu quả trong quá trình liên kết đa nền tảng, đa đối tượng trong mô hình kinh doanh của Nike.
2.3. Chiến lược tập trung cho di động
Những hiệu quả từ chuyển đổi số đã giúp Nike nhận thấy rõ ràng hơn về kết quả rất khả quan từ chiến lược này. Vì thế mà chiến lược tiếp theo họ sẽ xây dựng cho mô hình kinh doanh của mình là tập trung cho các nền atrng di động.
Động thái hoạt động cho hành động của định hướng này chính là việc giảm phí đăng ký thành viên cho các khách hàng trên ứng dụng Nike Training Club Premium. Điều này giúp khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận được những giá trị mới hơn mà Nike cung cấp cho người dùng trong hệ sinh thái của mình. Thêm vào đó, chiến lược marketing “Play inside, play for the world” cũng đã được Nike triển khai và thu về hiệu ứng rất tích cực.
Ngoài ra, các hoạt động trực tuyến khác cũng được Nike đầu tư, phát triển trên mạng xã hội và ứng dụng trực tuyến của mình. Những hoạt động này đã giúp Nike luôn nhận được sự quan tâm của khách hàng và tạo ra một cánh cửa dẫn lối để người tiêu dùng đến với những nền tảng trực tuyến của Nike một cách dễ dàng, đơn giản hơn.
Có thể nhận thấy, mô hình kinh doanh của Nike đang nhận được rất nhiều hiệu ứng tích cực. Những tín hiệu khả quan này cho thấy việc sử dụng và đòi hỏi một sự áp dụng các phần mềm quản lý bán hàng trong các doanh nghiệp là rất cần thiết. Đây chính là một sự chuyển dịch mang tính tất yếu để tăng khả năng thích nghi và sống sót trên thương trường đầy sự cạnh tranh này.