[Cập nhật] Mô tả công việc quản trò chi tiết và đầy đủ nhất
Tác giả: Trần Hải Minh 16-05-2024
Quản trò, một công việc còn khá mới mẻ ở nước ta hiện nay. Đây là một công việc rất phù hợp với những bạn sinh viên năng động và muốn kiếm thêm thu nhập. Thế nhưng để thực sự theo đuổi con đường quản trò chuyên nghiệp thì bạn cần phải hiểu rõ, chi tiết về công việc mà mình cần phải làm. Nếu như đây vẫn còn là một dấu hỏi chấm đối với bạn thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về mô tả công việc quản trò trong bài viết bên dưới đây nhé!
1. Nghề quản trò là gì?
Một ngành nghề khá mới hiện nay đó chính là quản trò, đây là một công việc thu hút rất nhiều người năng động và có khả năng quản lý, đặc biệt là các bạn sinh viên. Thế nhưng bạn có biết quản trò là gì hay không?
Quản trò chính là một người quản lý, bày ra và hướng dẫn người khác chơi một trò chơi nào đó. Công việc chủ đạo của họ chính là khuấy động không khí, kết nối các thành viên trong tập thể với nhau. Chính vì thế mà để làm việc tốt công việc này thì quản trò phải là một người có khả năng sáng tạo rất lớn, họ cũng phải là người truyền được nhiều cảm hứng đến người khác.
Đối với hoạt động của một tập thể thì người quản trò thật sự có vai trò rất quan trọng đối với việc kết nối thành viên. Người quản trò có thể là giáo viên, lớp trưởng hay bất kỳ một ai đó có khả năng trong công việc kết nối và quản lý này.
Khi nói đến công việc này, dường như mọi người đều nghĩ rằng đây là một công việc đơn giản, dễ thực hiện, thế nhưng ngoài khả năng sáng tạo ra thì người quản trò cần phải am hiểu về trò chơi, biết cách nghiên cứu và am hiểu tâm lý, tính cách từng thành viên để tổ chức trò chơi tốt nhất. Không chỉ đem đến tiếng cười, sự thoải mái cho người chơi mà nghề quản trò đối với việc marketing – PR thật sự rất quan trọng đối với một công ty.
Để hiểu rõ về các công việc của người quản trò hơn thì bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung phần tiếp theo nhé.
2. Bản mô tả công việc quản trò chi tiết nhất
Như đã nói ở những phần đầu, công việc của người quản trò sẽ khá mới mẻ và lạ lẫm, thế nhưng nếu như bạn muốn theo đuổi con đường quản trò chuyên nghiệp thì hãy xem công việc cụ thể mà mình cần phải làm là gì nhé!
2.1. Nghiên cứu đối tượng chơi
Công việc nghiên cứu đối tượng chơi rất quan trọng, bởi họ là nhân vật chính tham gia vào trò chơi. Khi bạn nghiên cứu và tìm hiểu kỹ về tính cách, sở thích cũng như độ tuổi của họ thì sẽ rất dễ dàng nghĩ ra trò chơi thú vị.
Không phải trò chơi nào cũng phù hợp với đối tượng chơi, tùy vào độ tuổi, giới tính và sức khỏe của từng đối tượng mà sẽ có trò chơi phù hợp. Ví dụ: học sinh cấp 1 thì không thể nào chơi được những trò cần vận động mạnh, còn đối với người già họ sẽ không phù hợp với các trò vận động tay chân. Tìm hiểu kỹ về đặc điểm này chính là điểm tinh tế của người quản trò cần phải biết. Bởi khi phát động hay đưa ra một trò nào đó thì tất cả mọi người đều phải cảm thấy vui vẻ và phù hợp với chính mình.
Việc nghiên cứu các đối tượng này là công việc đầu tiên và cũng rất quan trọng, nó sẽ giúp cho người quản trò nghĩ ra được nhiều trò chơi phù hợp, đưa ra được các mức thưởng phạt khác nhau.
2.2. Nghiên cứu và phát triển các trò chơi
Ngay sau khi nghiên cứu về đối tượng người chơi xong thì người quản trò phải tiếp tục bắt tay vào công việc tiếp theo chính là nghiên cứu và phát triển trò chơi của mình sao cho thật hấp dẫn. Ở đây học đóng vai trò là một người quản trò, vì thế mà tất cả các trò chơi họ đưa ra thì họ cũng là người nắm rõ, am hiểu về luật chơi, cách chơi nhất.
Đưa ra những trò chơi phù hợp với đối tượng chơi và số lượng người chơi. Sau đó quản trò sẽ phải hướng dẫn cho người chơi cách chơi, ở vị trí của người chơi thì họ sẽ phải làm gì và có nhiệm vụ gì. Công việc này khá phức tạp, vừa phải liên tục nhớ luật chơi vừa phải bao quát được từng vị trí người chơi.
Việc nghiên cứu và phát triển trò chơi không chỉ đơn giản là đem đến tiếng cười và sự thoải mái, kèm theo đó chính là những bài học, những ý nghĩa sâu sắc mà người quản trò muốn đem đến cho người chơi.
2.3. Tổ chức, hướng dẫn người khác chơi
Tiếp theo chính là tổ chức và hướng dẫn người chơi, họ phải trực tiếp phân chia từng vị trí, công việc của người chơi, sau đó sẽ phải hướng dẫn người chơi một cách chi tiết nhất để họ am hiểu cách chơi. Đối với công việc quản trò, cần phải thực hiện và tổ chức trò chơi theo nguyên tắc 5W 1H, cụ thể như sau:
- Who: Người chơi là những ai?
- What: Chơi cái gì?
- When: Chơi vào thời gian nào?
- Where: Chơi ở đâu?
- Why: Tại sao người chơi lại nên chơi?
- How: Chơi như thế nào?
Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng về cách chơi cũng như luật chơi, người quản trò sẽ dựa vào những nguyên tắc này để vận hành và tổ chức trò chơi. Đương nhiên là cũng không quên giới thiệu về trò chơi cho đối tượng tham gia đã.
Dường như công việc tổ chức này là khâu rất quan trọng, thông thường họ sẽ phải có sự trợ giúp từ những người khác và những đạo cụ để vận hành trò chơi tốt nhất, sôi động nhất. Đối với mỗi trò chơi cần phải có sự mới mẻ, không nhàm chán để người chơi thật sự bị thu hút bởi trò chơi đó.
2.4. Nghiên cứu xã hội
Công việc tiếp theo chính là nghiên cứu xã hội, khi nhắc đến việc nghiên cứu xã hội này sẽ có rất nhiều bạn không hiểu. Bạn không phải là một người chuyên về nghiên cứu các vấn đề xã hội, cũng không có kỹ năng gì cả. Vậy thì nghiên cứu ở đây là gì?
Nghiên cứu xã hội ở đây chính là nghiên cứu về trend, nghiên cứu, tìm hiểu về các xu hướng của xã hội. Từ đó có thể vận dụng tốt hơn vào công việc của chính mình, có thể dựa vào các xu hướng mới đó để nghĩ ra các trò chới hợp thời hơn. Đặc biệt là khi làm việc với các bạn trẻ thì việc các bạn bắt trend nhanh, chính vì thế mà cũng yêu cầu người quản trò nắm bắt được các xu hướng đó, đem đến hứng khởi cho người chơi.
Ngoài những công việc trên thì người quản trò còn phải thực hiện rất nhiều các công việc khác nhau nữa để công việc của họ được thật sự tốt hơn.
3. Trách nhiệm của một người quản trò
Bạn đừng nghĩ quản trò chỉ đơn giả là người sáng tạo và hướng dẫn các trò chơi mà không hề có trách nhiệm gì. Bất kỳ một công việc nào cũng cần người thực hiện có trách nhiệm, khi xác định được trách nhiệm của mình thì công việc cũng sẽ được thực hiện tốt hơn.
Người quản trò sẽ có những trách nhiệm như sau:
- Nghiên cứu và tìm hiểu các trò chơi, phát triển trò chơi đem đến hứng khởi cho người chơi
- Hoàn thành tốt các công việc được giao
- Đối với những trò chơi, không chỉ đơn giản là đem đến cảm hứng mà ẩn chứa trong đó là những ý nghĩa khác
4. Những yêu cầu nào mà người quản trò cần phải đáp ứng
Để đáp ứng được môi trường cũng công việc hiện nay thì người quản trò cần phải đáp ứng được những yêu cầu như sau:
- Yêu cầu về kinh nghiệm: Cần phải có kinh nghiệm trong công tác quản trò này, bởi nhà tuyển dụng luôn thấy rằng khi bạn có kinh nghiệm và đã tiếp xúc nhiều thì mới có kỹ năng tốt để tiếp cận công việc cũng như nghiên cứu và hiểu tâm lý của đối tượng tham gia. Đặc biệt khi có kinh nghiệm cũng tức là bạn có kinh nghiệm và kỹ năng giải quyết, xử lý các tình huống phát sinh.
- Yêu cầu về kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp ở công việc này rất quan trọng, bởi quản trò là người trực tiếp giao tiếp với người chơi. Kỹ năng giao tiếp tốt còn giúp cho bạn nắm bắt và tìm hiểu về đối tượng tốt nhất.
- Khả năng sáng tạo trong công việc: Công việc luôn cần phải đem lại những thứ mới mẻ cho người chơi. Có thể là trò chơi cũ những cảm giác chơi phải hoàn toàn mới mẻ. Về khả năng sáng tạo rất quan trọng ở công việc này, bất kỳ một nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn ứng viên của mình có khả năng sáng tạo và đem lại nhiều năng lượng trong công việc.
- Khả năng quản lý tốt: Đặc biệt khi phát triển trò chơi ở vị trí của một người quản trò thì bạn cần phải có khả năng quản lý, bao quát người chơi tốt. Chỉ có như vậy thì trò chơi mới được thực hiện mà không có sai sót gì. Việc quản lý và bao quát tốt còn thể hiện ở việc người quản trò biết phân công, sắp xếp vị trí người chơi hợp lý.
- Chịu khó tìm hiểu xu hướng mới: Việc cập nhật xu hướng mới sẽ rất quan trọng đối với quản trò, bạn sẽ không được cho là lạc hậu khi tổ chức trò chơi.
Như vậy để trở thành một người quản trò chuyên nghiệp, để ứng tuyển thành công vào các vị trí liên quan đến quản trò thì bạn cần phải đáp ứng những tiêu chí trên.
5. Quyền lợi, mức lương đối với người làm quản trò
Là một công việc khá mới mẻ, vậy quyền lợi cũng như mức lương mà họ được nhận là như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Khi bạn tham gia vào việc quản trò, bạn sẽ nhận được khá nhiều lợi ích như: Được học hỏi và phát triển thêm các kỹ năng của mình. Đối với những người quản trò, khi họ tìm hiểu và hướng dẫn người khác chơi cũng chính là khi họ được rèn luyện thêm các kỹ năng của chính mình.
Đối với công việc của người quản trò, bạn sẽ được giao lưu, quen biết thêm các mối quan hệ khác, mở rộng mối quan hệ xã hội cũng rất tốt.
Có thể làm việc full time hoặc partime tùy vào nhu cầu của bản thân. Nếu như bạn làm công việc bán thời gian thì mức lương sẽ nhận theo giờ từ khoảng 25.000 – 30.000 đồng/1h và được nuôi cơm trưa. Còn nếu như làm toàn thời gian thì sẽ được nhận mức lương khoảng 7 – 8 triệu đồng/ 1 tháng tùy vào năng lực của bạn mà mức lương có thể cao hơn.
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong về mô tả công việc quản trò, hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ này sẽ thật sự hữu ích với bạn.