Cùng tìm hiểu mô tả công việc trợ lý sản xuất đầy đủ nhất
Tác giả: Trần Hải Minh 14-05-2024
Trợ lý sản xuất, một vị trí khá thu hút thế nhưng để làm được ở vị trí này bạn cần phải có khá nhiều kỹ năng khác nhau, không những khéo léo, chịu được áp lực tốt mà còn phải có kỹ năng mềm. Để hiểu rõ hơn về công việc này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về mô tả công việc trợ lý sản xuất nhé!
1. Mô tả công việc trợ lý sản xuất đầy đủ nhất
1.1. Cần phải tham mưu, là người giúp việc cấp trên trong sản xuất
Có lẽ công việc tham mưu giúp việc cho giám đốc chính là một công việc chính của người trợ lý sản xuất. Với những công việc sản xuất kinh doanh của nhà máy thì bạn cần phải có những tham mưu về công việc, cho ý kiến đánh giá về việc sản xuất, đầu vào của nguyên nhiên liệu,…dựa vào chuyên môn của mình khi người trợ lý tham mưu thì đó sẽ là những ý kiến đáng giá giúp cho người cấp trên.
1.2. Cần phải kiểm tra sản phẩm, thông tin kỹ thuật của sản phẩm
Trong một công ty sản xuất, sẽ có rất nhiều bộ phận khác nhau, đương nhiên cũng có bộ phận theo dõi chất lượng sản phẩm. Thế nhưng để thật sự đảm bảo sản phẩm chất lượng tốt nhất đến tay người tiêu dùng thì người trợ lý sản xuất cũng phải là người giúp cho giám đốc kiểm tra lại về sản phẩm về thông tin kỹ thuật của sản phẩm. Công việc kiểm tra này cần phải được theo dõi, làm một cách chặt chẽ cẩn thận. Nếu như xảy ra sai sót thì sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín công ty.
1.3. Làm báo cáo về năng suất sản phẩm
Trợ lý sản xuất còn phải làm báo cáo về năng suất sản phẩm cho cấp trên, khi nhìn vào báo cáo đó thì giám đốc sẽ nhìn ngay ra được năng suất của sản phẩm đó. Việc làm báo cáo sẽ làm theo định kỳ, theo tuần hoặc theo tháng.
1.4. Kiểm tra, rà soát lại các văn bản, chứng từ
Trước khi gửi các văn bản, giấy tờ lên giám đốc thì người trợ lý sẽ phải dà soát, kiểm tra lại lần nữa về số giấy tờ đó rồi mới gửi lên giám đốc. Nếu như có sai sót hay chỗ nào bất hợp lý thì cần phải có điều chỉnh ngay. Những giấy tờ đó sẽ phải được hoàn chỉnh nhất khi đưa lên giám đốc. Đôi khi trợ lý còn phải đọc và hiểu xem trong nội dung của đống giấy tờ đó là gì rồi trình bày lại cho cấp trên biết nội dung của nó và họ chỉ việc ký là xong.
Điều này cho thấy, công việc của một người trợ lý sản xuất rất đa di năng, bạn cần phải áp dụng cùng lúc nhiều kỹ năng khác nhau thì mới có thể hoàn thành được công việc.
1.5. Cùng phối hợp với các bộ phận khác để giải quyết công việc
Trong công việc sản xuất tại nhà máy, xưởng hay những công việc với khách hàng sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề khác nhau. Người trợ lý sản xuất đôi khi không thể giải quyết một mình được mà bạn cần phải phối hợp với những bộ phận khác để giải quyết các công việc phát sinh.
Ví dụ như: đối với những công việc phát sinh kỹ thuật về sản phẩm, đương nhiên trợ lý sản xuất sẽ không thể can thiệp vào chuyên môn công việc mà phải phối hợp cùng với đội kỹ thuật, nhân viên để sửa lại lỗi của sản phẩm đó.
Trong một tập thể công ty như vậy, người trợ lý sản xuất muốn làm tốt công việc của mình thì cần phải có kỹ năng làm việc nhóm tốt, biết phối hợp với những bộ phận khác trong công ty để giải quyết những công việc chung.
1.6. Thúc đẩy cải tiến sản phẩm, thực hiện các chương trình đảm bảo chất lượng
Trợ lý sản xuất còn phải đảm bảo thúc đẩy quá trình cải tiến sản phẩm được diễn ra nhanh chóng nhất. Họ thay mặt giám đốc sản xuất làm công việc đôn đốc nhân viên, thực hiện các chương trình về đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bởi khách hàng là quan trọng, nếu như không làm tốt khâu chất lượng thì sản phẩm sẽ không thể đến được với người tiêu dùng và được họ đón nhận nhiệt tình.
Chính vì thế mà việc cải tiến sản phẩm đối với mỗi doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, công việc của người trợ lý sản xuất cùng góp phần nâng cao thương hiệu, đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng rộng rãi hơn.
1.7. Làm việc với nhà sản xuất về nguyên vật liệu
Sản xuất thì đương nhiên không thể thiếu được nguyên nhiên liệu. Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm sẽ có nhiều nhà cung cấp nguyên nhiên liệu khau nhau. Mỗi nhà cung cấp sẽ cung cấp riêng về một mảng. Trợ lý sản xuất sẽ đi cùng với giám đốc về những buổi làm việc đầu tiên với nhà cung cấp, thế nhưng sau đó thì trợ lý sẽ làm việc, chịu trách nhiệm liên lạc với nhà sản xuất để làm việc về nguyên nhiên liệu, báo giá và mua nguyên liệu. Sau đó toàn bộ công việc sẽ được báo cáo lên cấp trên.
Như vậy có thể thấy, trợ lý sản xuất tham gia vào tất cả quá trình sản xuất của một doanh nghiệp, từ khâu nhập sản phẩm cho đến khâu thị trường và cải tiến sản phẩm. Họ không những là một nhân viên trợ lý mà còn được coi là cánh tay đắc lực của giám đốc trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất.
1.8. Làm các công việc khác theo sự chỉ đạo của cấp trên
Người trợ lý sản xuất làm việc dưới quyền của giám đốc, chính vì thế mà ngoài những công việc trên thì trợ lý sản xuất còn phải đảm bảo thực hiện các công việc khác theo sự phân công của cấp trên. Đảm bảo công việc được diễn ra nhanh chóng, đúng thời hạn.
Với bản mô tả công việc trợ lý sản xuất trên đây, bạn cũng đã hiểu hơn về công việc của người trợ lý rồi đúng không nào. Như vậy, đây không phải là một vị trí đơn giản, bạn không những phải áp dụng nhiều khả năng chuyên môn mà còn phải có kỹ năng mềm nữa. Quả thật vị trí này chỉ dành cho những người “phi thường”.
Thế nhưng ngoài khối lượng công việc nhiều ra, ở vị trí này bạn sẽ học hỏi được nhiều thứ, có cơ hội thăng tiến tốt nên dường như nó vẫn là vị trí mơ ước của nhiều người. Vậy bạn đã biết yêu cầu đặt ra cho vị trí trợ lý sản xuất này hay chưa? Cùng tìm hiểu về nó nhé.
2. Những yêu cầu đối với trợ lý sản xuất
Những yêu cầu đặt ra cho vị trí này bao gồm như sau:
- Bạn cần phải có bằng tốt nghiệp của các trường trung cấp, cao đẳng trở lên, có kinh nghiệm làm việc trong quản lý xưởng. Đó là những yêu cầu cơ bản mà một người trợ lý sản xuất cần phải có để đáp ứng được công việc.
- Có kinh nghiệm làm việc trong các nhà máy sản xuất cũng sẽ là một lợi thế lớn giúp bạn ứng tuyển ở vị trí này dễ dàng hơn đó. Nếu như đối với một người trợ lý sản xuất, bạn sẽ phải bao quát tốt các công việc trong nhà máy, vì thế mà có kinh nghiệm này sẽ giúp bạn xin việc dễ dàng hơn.
- Có kỹ năng về quản lý công việc, quản lý thời gian tốt, giống như trong phần trên chúng tôi đã nói người trợ lý như một bộ máy đa di năng của giám đốc. Bạn sẽ phải làm rất nhiều công việc khác nhau, phải sắp xếp lịch họp, lịch làm việc với khách hàng, với người tiêu dùng, sắp xếp lịch để cải tiến sản phẩm,…chính vì thế mà bạn có khả năng quản lý công việc tốt thì cũng sẽ hoàn thành hết các công việc mà không bị lẫn.
- Bạn cần phải thành thạo tin học, với những lần làm báo cáo về năng suất, về những giấy tờ có liên quan đến sản phẩm thì bạn cũng cần phải có khả năng tin học văn phòng thành thạo để giải quyết những vấn đề đó.
- Có khả năng làm việc nhóm tốt, hiệu quả, việc làm việc nhóm trong các hoạt động sản xuất là cần thiết và quan trọng, bởi các bộ phận đều liên kết với nhau. Chính vì thế mà làm việc nhóm sẽ đem lại hiệu quả vô cùng tốt.
- Bạn cũng cần phải thích nghi một cách linh hoạt với môi trường, với sự linh hoạt này sẽ giúp cho bạn làm việc tốt hơn và có khả năng chịu được áp lực công việc tốt đó nhé.
Bên cạnh đó, tùy vào nhu cầu tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp sản xuất khác nhau, họ sẽ có những yêu cầu riêng đối với bạn.
Xem thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp thư ký trợ lý hiệu quả
3. Những quyền lợi mà trợ lý sản xuất được nhận là gì?
Đây dường như là một dấu hỏi chấm khá lớn trong lòng của mỗi ứng viên. Rất nhiều trường hợp đi làm rồi mới biết nó không phải như thế. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp bây giờ đều đảm bảo các chế độ của nhân viên theo đúng quy định của pháp luật. Với vị trí trợ lý sản xuất, khi bạn ứng tuyển vào trong các doanh nghiệp sản xuất sẽ đều nhận được những quyền lợi như sau:
- Bạn sẽ được làm việc trong một môi trường năng động đúng chuyên môn và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn nữa.
- Bạn sẽ được học hỏi khá nhiều kinh nghiệm và những kỹ năng mềm khác nhau nếu như làm ở vị trí trợ lý kinh doanh này. Đây sẽ là môi trường giúp cho bạn thử sức với công việc, thử sức chính bản thân mình.
- Đương nhiên bạn cũng sẽ được đóng đầy đủ các loại bảo hiểm theo đúng quy định
- Được nghỉ vào những ngày lễ, ngày tết theo quy định của pháp luật
- Tùy vào từng công ty mà bạn làm việc mà còn được hưởng những chế độ ưu đãi riêng của công ty với nhân viên.
Xem thêm: Trợ lý giám đốc là gì? Con đường trở thành trợ lý chuyên nghiệp
4. Mức lương mà người trợ lý sản xuất được hưởng
Đối với những ứng viên tìm việc, họ luôn mong muốn mức lương của mình được cao, đủ trang chải cho cuộc sống và đó cũng chính là lý do khiến cho nhiều người theo đuổi và gắn bó với công việc lầu dài hơn. Ở công việc trợ lý này, với vai trò của bạn với các doanh nghiệp sản xuất rất lớn, chính vì vậy mà các doanh nghiệp sẽ không mấy ngại ngần khi chi ra những khoản tiền lớn cho bạn đâu nhé. Họ sẵn sàng thuê bạn với mức lương cao nếu như bạn làm được việc.
Mức lương của người trợ lý sản xuất sẽ dao động từ 12 – 20 triệu đồng, tùy vào năng lực làm việc của bạn có thể cao hơn rất nhiều. Mức lương của người trợ lý sản xuất cùng sẽ phụ thuộc khá nhiều vào việc bạn làm ở doanh nghiệp lớn hay nhỏ nữa đó nhé.
Với mức lương cao, ổn định như vậy thì vị trí trợ lý sản xuất đang trở thành công việc được rất nhiều bạn săn đón. Vậy bạn cần phải làm gì để ứng tuyển thành công?
5. Ứng tuyển vị trí trợ lý sản xuất thành công với work247.vn
Khá nhiều lần bạn gửi CV đến nhà tuyển dụng với mong muốn được làm ở vị trí trợ lý sản xuất kinh doanh, thế nhưng lại không có bất kỳ hồi âm phỏng vấn nào. Mà nguyên nhân chính ở đây chính là do CV của bạn chưa thật sự hoàn chỉnh, hãy lấy lại tinh thần và ứng tuyển thêm một lần nữa với sự hỗ trợ của work247.vn, chắc chắn bạn sẽ thành công đó. Với hàng nghìn mẫu CV ở những lĩnh vực ngành nghề khác nhau, với những thiết kế đa dạng chiều lòng nhà tuyển dụng. Chỉ với vài thao tác đơn giản bạn cũng có thể dễ dàng lấy được lòng của nhà tuyển dụng một cách nhanh chóng.
Không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ bạn tạo, tải CV online, work247.vn còn giúp bạn tìm được những vị trí công việc phù hợp với bản thân mình nhờ vào việc liên kết với rất nhiều công ty trên cả nước. Hãy tìm việc tại website work247.vn bạn sẽ thấy có nhiều cơ hội hơn đó.
Ngoài ra, bạn còn có thể tham khảo mẫu mô tả công việc trợ lý sản xuất trong tài liệu sau: