Tìm hiểu Nghề gốm, sáng tạo tinh hoa từ đôi bàn tay Việt!
Tác giả: Trần Hải Minh 17-05-2024
Gốm, một trong những vật dụng đi vào trong cuộc sống của chúng ta từ xa xưa và cho đến hiện nay nó vẫn giữ nguyên được nét đặc trưng của mình trong mỗi gia đình Việt. Nghề gốm, một trong những nghề truyền thống lâu đời ở nước ta, thế nhưng nhiều người lại chưa thật sự hiểu và rõ về công việc của làng nghề này. Để hiểu rõ hơn bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết bên dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu đối nét đặc trưng của nghề gốm
Có thể nói, mỗi khi nhắc đến nghề gốm là không ai không biết, bởi đây là một ngành truyền thống có từ rất lâu đời, nó gắn bó với cuộc sống của con người từ xa xưa. Với sự sáng tạo cùng với đôi bàn tay khéo léo của con người thì gốm đã trở thành một nghệ thuật dân gian không thể thiếu của con người chúng ta và nó mang đậm tính dân gian sâu sắc nhất.
Bạn có biết nghề gốm xuất hiện từ bao giờ hay không? Có thể nói, nó đã có từ 6 - 7 nghìn năm trước, tức là trong thời kỳ của tổ tiên chúng ta, nó xuất hiện trong các di chỉ văn hóa ở các vùng văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn,...trải qua nhiều năm phát triển thì nghề gốm có những thay đổi phong phú và đa dạng hơn, thu hút được rất nhiều người.
Gốm sứ nói chung là các loại sản phẩm được nung từ đất và không cần phải tráng men, sản phẩm của gốm sẽ giữ nguyên màu của đất sau khi nung đó chính là màu vàng, màu cam và đỏ cam. Đó chính là màu nguyên bản khi chưa tô vẽ và được rất nhiều người yêu thích.
Đối với nghề gốm, người làm ra gốm chính là người nghệ nhân, họ tạo ra các sản phẩm gốm từ đôi bàn tay điêu luyện của chính mình. Không chỉ đơn giản là học nghề, phát triển nghề của mình mà các nghệ nhân gốm còn phải sáng tạo để có nhiều sản phẩm phong phú và độc đáo hơn.
Xem thêm: Nghề sơn mài – Nghề truyền thống mang giá trị kinh tế cao
2. Công việc chính của nghề gốm
Dường như công việc đối với các nghệ nhân làng gốm đã thuần thục tới mức chả cần nhìn họ vẫn làm được một cách điêu luyện. Còn đối với những người chưa biết, chưa hiểu về nghề này sẽ không thể biết được các công việc hàng ngày của nghệ nhân gốm như thế nào. Để hiểu hơn về công việc, quy trình làm ra sản phẩm gốm, bạn hãy chú ý theo dõi trong phần này nhé!
2.1. Chọn đất
Để làm ra được sản phẩm là gốm thì nguyên liệu chính của nó chính là đất, đối với những người làm nghề gốm, công đoạn này với họ vô cùng quan trọng bởi nó chính là yếu tố góp phần làm nên sản phẩm tốt nhất của gốm. Chọn đất không phải đơn giản, cần phải có kinh nghiệm chọn và phân biệt rõ các loại đất với nhau.
Ví dụ: Đối với những loại gốm Bát Tràng hay Bình Dương đều phải làm từ loại đất sét trắng, còn đối với sản phẩm gốm Vĩnh Long thì sẽ được làm từ loại đất sét đã nhiễm phèn,..
Như vậy có thể thấy, tùy vào loại sản phẩm mà phải lựa chọn các loại đất sao cho phù hợp nhất để sản phẩm ra lò mới đạt đúng tiêu chuẩn. Đối với người làm gốm, người càng già tức thì càng giỏi và nhạy bén trong khi chọn đất, bởi kinh nghiệm của họ rất nhiều, họ có thể chọn ra được những loại đất tốt, phù hợp mà chỉ nhìn lướt qua.
2.2. Lọc đất
Không phải cứ chọn được đất là có thể đưa vào sản xuất và thực hiện sản phẩm luôn được, nếu như muốn có một sản phẩm tốt thì giai đoạn chuẩn bị còn phải làm thêm quá trình lọc đất nữa. Công việc lọc đất không hề đơn giản một chút nào, nó đòi hỏi ở người làm phải có kinh nghiệm, có hiểu biết về các các loại đất thì mới có thể làm được.
Cùng giống với các doanh nghiệp sau khi thu mua nguyên liệu về họ cũng phải chọn lọc và nguyên liệu tốt nhất để phù hợp với yêu cầu sản xuất chung của doanh nghiệp. Đối với những nghệ nhân gốm cũng vậy, thậm chí yêu cầu về nguyên liệu đầu vào của họ còn cao hơn các doanh nghiệp. Đây chính là cách giữ nghề, giữ uy tín với khách hàng.
Thế nhưng công đoạn lọc đất này lại khá khác biệt, nó chính là công đoạn pha chế đất. Ngày xưa chúng ta hay lấy đất sét pha nước để nó mềm giống như một đống bột, sau đó lặn các hình thù mà mình mong muốn. Đối với nghề gốm, họ lọc đất bằng cách ngâm đất sét thô trong nước. Quá trình ngâm đất trong nước không phải một vài tiếng đồng hồ giống như bạn ngâm gạo nấu xôi mà nó chính là một quá trình có thể kéo dài đến vài tháng rồi mới có thể bắt đầu quá trình lọc đất. Người làm nghề gốm sẽ phải sử dụng dụng cụ hỗ trợ công đoạn lắng và lọc, họ cứ làm như vậy nhiều lần để sau cùng đất làm gốm sẽ rất mịn, sương gốm sẽ không có đường vân.
Có thể thấy, chỉ mới hai công đoạn tương đương với hai việc như vậy thôi mà đã mất rất nhiều thời gian của một nghệ nhân gốm. Công đoạn này cần phải rất kiên trì để lọc được loại đất tốt nhất đó.
2.3. Tạo hình dáng
Sau công đoạn lọc đất, ủ đất thì đến công đoạn tạo hình tạo dáng cho đất. Công đoạn này rất thú vị, nó dường như là công đoạn thu hút được rất nhiều người tham gia. Ngày xưa người làm gốm thường đặt đất đã qua công đoạn lọc xong lên một chiếc bàn xoay, sau đó họ tạo hình tạo dáng gốm theo sở thích và sự sáng tạo của mình. Thế nhưng cho đến ngày nay thì công đoạn này dường như đang bị mai một đi bởi dây chuyền sản xuất công nghiệp, họ dùng đúc khuôn thay cho việc làm tạo dáng thủ công này. Thế nhưng với những nghệ nhân làng gốm thì công việc này vô cùng quan trọng và vẫn được lưu truyền đến tận ngày nay.
Quá trình tạo dáng này rất quan trọng và nó cũng thể hiện sự điêu luyện ở đôi bàn tay mỗi người nghệ nhân. Cũng có rất nhiều người khách tham quan các làng gốm bát tràng đã thử sức với tạo hình gốm, thế nhưng sản phẩm họ trải nghiệm không được điêu luyện giống như một người nghệ nhân. Công đoạn này vừa nhanh vừa cần sự tỉ mỉ cân đo xem đã cân đối và được hay chưa. Khéo kéo, điêu luyện, chịu khó, khả năng sáng tạo chính là những yếu tố cần có ở một người nghệ nhân trong quá trình tạo dáng.
2.4. Phơi và sấy
Sau khi tạo dáng xong và cảm thấy đã ổn thỏa thì công việc tiếp theo đến một sản phẩm hoàn chỉnh chính là phơi và sấy. Sản phẩm gốm sau khi tạo dáng xong sẽ vẫn ướt và mềm không thể sử dụng ngay được. Chính vì thế mà bạn cần phải đảm bảo rằng công đoạn này hết sức quan trọng để sản phẩm vẫn giữ nguyên được hình dáng ban đầu.
Đối với làng nghề gốm, trước đây họ sử dụng ánh nắng mặt trời để phơi trực tiếp, thế nhưng thời gian lại khá lâu. Chính vì thế mà giờ đây họ sử dụng lò sấy để đảm bảo nhanh và tiện hơn nhiều.
Đó chính là những công đoạn, công việc chính đối với một nghệ nhân nghề gốm, quả thật, để làm ra được một sản phẩm gốm quả không đơn giản và dễ dàng một chút nào cả. Thế nhưng nếu như bạn muốn trở thành một nghệ nhân gốm chuyên nghiệp, theo đuổi con đường làm gốm, giữ ngọn lửa nghề thì cần phải có những tố chất như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu tiếp trong phần nội dung bên dưới đây nhé!
3. Để trở thành một nghệ nhân gốm chuyên nghiệp bạn cần có tố chất gì?
3.1. Cần phải có tình yêu, niềm đam mê với công việc
Có thể nói, tình yêu, niềm đam mê với nghề, với công việc là rất lớn. Nghề gốm là một nghề truyền thống, mang đặc sắc văn hóa dân gian nhiều chứ không đơn thuần là một ngành nghề mới phát triển, chạy theo xu hướng và cái mới của con người. Chính vì thế mà người nghệ nhân gốm nói riêng và làng gốm sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, bấp bênh trong công việc cũng như học nghề. Đâu phải ngày một ngày hai bạn đã học được nghề, đâu phải vài tháng bạn đã có thể tự làm ra sản phẩm tốt, mà đó chính là cả một quá trình dài, rất dài để thành thạo và điêu luyện.
Sẽ không ít khó khăn và chông gai, có thể sản phẩm bạn làm ra bị hỏng liên tục, có thể những sản phẩm đó chưa thật sự ưng ý. Thế nhưng nếu như không có tình yêu và sự đam mê với công việc thì bạn sẽ không thể nào vượt qua được đâu nhé. Hãy đem theo ngọn lửa đam mê trên chính hành trình của mình.
3.2. Cần phải có sự sáng tạo
Làm gốm cần rất nhiều đến sáng tạo, các sản phẩm bạn làm ra cần phải độc đáo, thú vị và bắt mắt người xem. Sản phẩm sau không được giống với sản phẩm trước, đó chính là sự sáng tạo từ khối óc và đôi bàn tay. Đối với những người làm nghề gốm, họ luôn luôn phải sáng tạo và không ngừng học hỏi. Học hỏi xem xu thế đang là gì, liệu có thể kết hợp với cái truyền thống này hay không.
Sáng tạo mới có thể làm cho sản phẩm của mình trở nên đẹp hơn, bắt mắt hơn, đây dường như là một yếu tố bẩm sinh đối với mỗi người chúng ta.
3.3. Cần phải tỉ mỉ trong công việc
Quả thật nếu như không tỉ mỉ trong công việc thì bạn sẽ không thể nào phát triển và hoàn thành công việc được. Sự tỉ mỉ, cẩn thận thể hiện ngay trong những công đoạn, những khâu đầu tiên của nghề gốm chính là chọn đất, lọc đất sau đó mới đến tạo dáng. Mỗi khâu, mỗi công việc đều cần phải có sự tỉ mỉ để sản phẩm đưa ra được chỉn chu và hoàn hảo nhất.
Như vậy, đó chính là những yếu tố mà đối với một người làm gốm chuyên nghiệp cần phải có. Sẽ thật khó khăn để trở thành một nghệ nhân, thế nhưng bạn hãy cố gắng và theo đuổi nhé!
4. Những bấp bênh của nghề gốm mà khó ai hiểu được
Có thể nói, với thời đại kỷ nguyên số như hiện nay nghề gốm cũng phải đương đầu với rất nhiều khó khăn và bấp bênh mà ít ai hiểu được. Sản phẩm xuất khẩu cũng nhiều, thế nhưng đứng trước tình hình cạnh tranh với sản phẩm gốm khác mà giá cả lại phải chăng hơn thì gốm nước ta lại có giá khá cao.
Đặc biệt, nếu như đưa sản phẩm giới thiệu rộng rãi ra nước ngoài thì rất khó, bởi đa phần là vốn ít, mang tính cá nhân là chủ yếu. Hơn nữa, nghề gốm truyền thống đang dần bị mai một đi vì không còn người theo học nghề.
Như vậy, chúng ta cũng đã cùng nhau tìm hiểu xong về nghề gốm, với những thông tin cơ bản trên đây chắc bạn cũng đã hiểu hơn về cái nghề truyền thống này rồi đúng không nào.
Tải ngay bản mô tả công việc nghề gốm trong file tài liệu sau: