Tìm hiểu thông tin chi tiết về quy trình sơn tĩnh điện hiệu quả
Tác giả: Hoàng Thanh Vân 28-05-2024
Tìm hiểu quy trình sơn tĩnh điện sẽ góp phần giúp cho những ai làm việc trong lĩnh vực này có thể dễ dàng thực hiện đúng quy trình sơn tĩnh điện để đảm bảo tạo nên được những sản phẩm sơn tĩnh điện chất lượng.
1. Khái quát về quy trình sơn tính điện
Quy trình sơn tĩnh điện là các bước thực hiện để đảm bảo đến cuối cùng có được sản phẩm sơn tĩnh điện chất lượng, hoàn chỉnh và được sử dụng. Hiện nay có hai loại sơn tĩnh điện được áp dụng phổ biến gồm:
- Sơn tĩnh điện khô hay còn được gọi là sơn bột: Với công nghệ này được người ta ứng dụng để có thể sơn được những sản phẩm kim loại phổ biến: sắt thép, inox, nhôm...
- Sơn tĩnh điện ướt: đối với công nghệ sơn này thì sử dụng dung môi để sơn tĩnh điện đối với các sản phẩm có chất liệu bằng kim loại hoặc nhựa gỗ.
Tuy nhiên, ngày nay công nghệ sơn bột vẫn được áp dụng nhiều hơn bởi tính hiệu quả mang lại lớn hơn. Dụng cụ chủ yếu được sử dụng khi sơn tĩnh điện đó chính là súng phun sơn, bộ điều khiển tự động... Bên cạnh đó, các thiết bị khác được sử dụng như Buồng phun và thu hồi bộ, buồng hấp hồng ngoại, máy nén khí,...
Xem thêm: Việc làm xây dựng
2. Tìm hiểu về ưu điểm của công nghệ sơn tĩnh điện
Công nghệ sơn tĩnh điện được áp dụng phổ biến trong thời kỳ hiện đại đã mang tới cho con người rất nhiều ứng dụng, có ý nghĩa to lớn trong công nghệ sơn nói riêng và trong đời sống nói chung.
Sơn tĩnh điện có ý nghĩa trong nhiều mặt, cụ thể:
*) Đối với mặt kinh tế:
- Khi áp dụng quy trình sơn tĩnh điện thì các doanh nghiệp có thể tiết kiện được chi phí nhân lực, sử dụng máy phun sơn tự động nên cần ít nhân lực hơn.
- Lượng sơn được dùng một cách tối đa mà không lo bị dư thừa lãng phí, nếu có dư thừa thì trong quá trình phun sơn tiếp theo thì sẽ được dùng tiếp.
- Lược bỏ được bước sơn lót, tiết kiệm được chi phí để mua sơn lót.
- Dễ dàng làm sạch vùng bị ảnh hưởng trong quá trình phun tĩnh điện.
- Tiết kiệm hiệu quả về thời gian thực hiện để hoàn thành hiệu quả phun sơn.
*) Đối với các đặc tính sử dụng sơn
Bạn có thể dễ dàng dùng sơn một cách đơn giản, ngay cả khi bột sơn bám trên người của bạn thì bạn vẫn có thể tẩy sạch một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể không cần phải sử dụng dung môi như đối với các loại sơn khác. Khi dùng sơn tĩnh điện thì các bạn sẽ có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành công nghiệp khác nhau như là dùng trong ngành công nghiệp hàng không, trong ngành công nghiệp hàng hải, trong ngành công nghiệp xây dựng.
*) Về chất lượng đối với việc sử dụng sơn tĩnh điện
Khi dùng sơn tĩnh điện thì đồ dùng của bạn sẽ được sơn tĩnh điện có tuổi thọ lâu hơn, loại sơn này sẽ có thể được sử dụng với tuổi thọ lên tới hơn 5 năm.
Bên cạnh đó, sơn tĩnh điện có độ bóng cao, các đồ dùng được sơn tĩnh điện sẽ không bị ăn mòn bởi các hóa chất hoặc là không bị ảnh hưởng từ những tác nhân hóa học hoặc là thời tiết.
Xem thêm: Ngành kỹ thuật xây dựng ra làm gì
3. Quy trình sơn tĩnh điện
Nói tới quy trình sơn tĩnh điện thì chúng ta có nhiều cách thức thực hiện khác nhau. Ngay dưới đây sẽ là quy trình sơn tĩnh điện chi tiết mà các bạn cần thực hiện để có được những sản phẩm sơn tĩnh điện chất lượng.
3.1. Chuẩn bị và tiến hành xử lý bề mặt trước khi sơn
Trong bước chuẩn bị sơn tĩnh điện thì các bạn cần phải tiến hành đọc tài liệu có liên quan tới các vấn đề về kỹ thuật sơn, hướng dẫn sơn, nắm bắt từng hãng sơn, mã sơn, chủng loại, nhiệt độ...
Sau đó, bạn càn phải tiến hành kiểm tra bề mặt xử lý về hóa chất gồm: Bể chứa các chất tẩy, bể chứa axit, bể rửa nước sạch, bể hóa chất định hình các bề mặt, bể chứa chất P hóa bề mặt và nhiều bể khác. Đồng thời các bạn cần thực hiện kiểm tra hóa chất thường xuyên theo dung quy trinh về việc đảm bảo chất lượng.
Lưu ý rằng khi bạn ghi chép số liệu để tiến hành sơn tĩnh điện thì bạn cần phải ghi chép thật rõ ràng.
3.2. Tiến hành xử lý sạch các vật liệu
Bạn hãy phân chia các loại sơn theo các mẻ, theo chất liệu, theo đơn đặt hàng và theo màu sắc.
Các sản phẩm được sơn tĩnh điện sẽ cần phải được xếp ngăn nắp sao cho không dính sát vào nhau khiến cho ảnh hưởng tới không khí, thoát nước.
Bạn cân lưu ý rằng, các vật liệu này cần được sấy khô, được ngâm trong hóa chất và được nâng lên và hạ xuống khoảng 2 tới 3 lần.
3.3. Phun sơn
Khi phun sơn thì bạn cần phải chuẩn bị buồng phun, buồng sơn sẽ có tác dụng thu hồi được những bột sơn thừa trong quá trình sơn để có thể tiết kiệm dùng cho những lần sau. Đối với buồng phun thì bạn có thể sử dụng một trong hai loại là buồng phun đơn và loại 2 là buồng phun đối xứng.
Khi đã lựa chọn được buồng phun rồi thì lúc này bạn cần phải tiến hành xếp sản phẩm vào buồng sơn, kiểm tra bề mặt phun: cơ khí, xử lý hóa chất, móc treo... Sau đó, bạn cần phải sử dụng khí nén để có thể rửa sạch (xịt) vào sản phẩm.
Đối với các móc treo thì bạn cần chọn những móc treo khỏe, giữ được vật, các sản phẩm trên móc treo thì treo những sản phẩm có sự giống nhau cùng lúc.
Sau khi đã thực hiện các thao tác treo xong thì lúc này bạn sẽ tiến hành phun sơn tĩnh điện, bạn cần để ý tới hướng phun dể đẩm bảo rằng không phun sơn vào người đối diện.
Xem thêm: Construction là gì? Làm nghề Construction là làm nghề gì?
3.4. Tiến hành sấy sản phẩm sau sơn
Sau khi thực hiện phụ sơn xong thì bạn sẽ đưa các sản phẩm vào trong lò sấy với nhiệt độ cụ thể dao động từ 180 độ C cho tới 200 độ C, thời gian phun trong vòng 10 phút.
Bạn cần phải sếp sản phẩm của bạn vào trong lò sấy một cách hết sức cẩn thận, không được động chạm vào bề mặt của các sản phẩm đã sơn.
Đối với lô sấy sơn có hiệu quả thì cần đáp ứng được các tiêu chí sau:
- Lò sấy được đảm bảo về tính an toàn, có độ bền cao và có tính ổn định.
- Vật sơn có đủ nhiệt để đáp ứng đối với từng yêu cầu của các loại sơn.
- Về hệ số cách nhiệt thì cần phải cao, có hiệu suất tối ưu.
- Về lò sấy thì cần phải phù hợp với công suất cùng với nhu cầu thực tế.
- Sản phẩm được sơn tĩnh điện dễ dàng sử dụng, có thể dễ thay thế, dịch vụ uy tín...
3.5. Kiểm tra, đóng gói sản phẩm sơn
Bước kiểm tra và đóng gói sản phẩm là bước vô cùng quan trọng, các bạn cần phải kiểm tra về các yếu tố cơ bản như là màu sắc, mức độ đồng đều của màu sắc với nhau, mức độ sơn có phủ kín hay không...
Trong quá trình đóng gói sản phẩm thì các bạn cần phải xác định được các bước đóng gói sản phẩm, bạn sẽ chỉ đóng gói các sản phẩm mà đã được kiểm tra và xác minh là đủ tiêu chuẩn để đóng gói sản phẩm, tùy vào từng mặt hàng và tinh hình thực tế của sản phẩm mà bạn có thể đóng gói sản phẩm một cách phù hợp.
Hy vọng là với các thông tin chi tiết về quy trình sơn tĩnh điện trên đây sẽ góp phần giúp cho các bạn có thể thực hiện quá trình sơn tĩnh điện một cách có hiệu quả.