Bật mí mẫu mô tả công việc Kỹ sư kinh tế xây dựng chi tiết
Theo dõi work247 tạiMột dự án sẽ không thể mang lại thành công nếu vắng đi vai trò của một Kỹ sư kinh tế xây dựng. Công việc này đòi hỏi ở các ứng viên sự thành thạo và am hiểu về chuyên môn, bên cạnh đó còn hàng loạt các yếu tố kỹ năng khác. Nhưng thực tế, Kỹ sư kinh tế xây dựng làm những nhiệm vụ cụ thể gì? Hãy đi tìm lời giải chính xác nhất thông qua mẫu mô tả công việc Kỹ sư kinh tế xây dựng chi tiết nhé!
1. Chia sẻ đôi nét về Kỹ sư kinh tế xây dựng
Xây dựng là một lĩnh vực có phạm trù rộng, đó là lý do bạn có thể bắt gặp rất nhiều chức danh có mặt ở ngành nghề này. Trong đó có Kỹ sư kinh tế xây dựng. Họ chính là cá nhân chịu trách nhiệm chính trong công tác thiết kế, lên kế hoạch chi tiết và quản lý toàn bộ chi phí, hợp đồng tài chính liên quan đến các dự án xây dựng. Quy mô của dự án là yếu tố quyết định một hay nhiều Kỹ sư kinh tế xây dựng phải làm việc.
Bạn sở hữu một chuyên môn thành thạo về lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là kinh tế xây dựng. Bạn có kinh nghiệm và kỹ năng để tham gia làm việc trong nhiều dự án lớn? Kỹ sư kinh tế xây dựng là một lựa chọn đáng được bạn ưu tiên, nhưng làm thế nào để bạn biết mình sẽ thực hiện nhiệm vụ gì trong vai trò này? Mô tả công việc Kỹ sư kinh tế xây dựng không chỉ giúp ứng viên nhìn thấy tổng quan chi tiết trách nhiệm quyền hạn của chức danh này. Mà còn là nguồn tham khảo khá hữu ích đối với những nhà tuyển dụng, để họ có thể bổ sung và hoàn thiện bản tin tuyển dụng của công ty.
2. Chi tiết mô tả công việc Kỹ sư kinh tế xây dựng
Kỹ sư kinh tế xây dựng có thể tham gia làm việc cho các đơn vị thầu thi công xây dựng hoặc các đối tác khách hàng. Do đó, họ có thể là người vừa làm việc ở văn phòng, vừa buộc phải đi khảo sát để nghiên cứu, phân tích và giám sát thực địa trong các công trình cụ thể. Trách nhiệm chính của Kỹ sư kinh tế xây dựng là gì? Trong chính chức danh của mình, đã phần nào phản ánh khía cạnh nhiệm vụ của họ, đó chính là kinh tế.
Theo đó, Kỹ sư kinh tế xây dựng là người đảm nhận công việc nghiên cứu, thiết lập kế hoạch và quản lý toàn bộ chi tiêu liên quan đến những dự án. Nhiệm vụ này đề cập đến một loạt các hoạt động, từ phân tích và tính toán chi phí thiết kế ban đầu, cho đến tổng chi tiêu sẽ phải bỏ ra sau khi công trình đã được hoàn thành. Các tập đoàn, doanh nghiệp tuyển dụng Kỹ sư kinh tế xây dựng không chỉ chịu trách nhiệm trong việc thiết lập và quản lý ngân sách, mà còn là để giúp họ tối ưu được chi phí một cách hợp lý. Vừa đảm bảo tính tiết kiệm, vừa cam kết được chất lượng của công trình dự án sau khi hoàn thành.
2.1. Nghiên cứu và xây dựng kế hoạch cho các dự án dựa trên ngân sách
Đó cũng chính là lý do mà một Kỹ sư kinh tế xây dựng không chỉ có kỹ năng, mà còn phải sở hữu một tư duy đặc biệt, có logic và sự khôn khéo. Nói đến mô tả công việc, ở trách nhiệm đầu tiên, họ phải thực hiện quá trình nghiên cứu, phân tích và chuẩn bị kế hoạch về chi phí ngân sách cho các dự án công trình xây dựng.
Dự án thường được đề xuất trên bản thảo rất lâu cho đến khi chúng được lập kế hoạch. Việc lập kế hoạch càng chi tiết, càng kỹ sẽ giúp cho dự án được đi đúng hướng, chủ động trong công việc,.... Để làm được một kế hoạch tổng thể cho một dự án, Kỹ sư kinh tế xây dựng cần hợp tác với các bộ phận hay cá nhân có liên quan, chẳng hạn như Kỹ sư xây dựng, Kỹ sư dự toán, Kiến trúc sư,... Trong quá trình xây dựng kế hoạch, Kỹ sư kinh tế xây dựng cũng cần có những nghiên cứu và phân tích về tính khả thi, tính kinh tế cũng như tính hiệu quả của dự án.
2.2. Xây dựng kế hoạch chi phí cho từng giai đoạn
Đừng chỉ chỉ có một kế hoạch về ngân sách tổng thể là đã xong cho một dự án bước vào thi công thực tế nhé. Kỹ sư kinh tế xây dựng cần thiết lập kế hoạch cho từng giai đoạn của dự án một cách thật chi tiết, chú trọng đến ngân sách cần chi tiêu cho mỗi giai đoạn.
Nói đúng hơn, việc xây dựng kế hoạch chi phí cho từng giai đoạn cũng chính là khâu quan trọng nhất của bước lập kế hoạch thuộc quy trình triển khai một dự án. Đó chính là nền tảng và cơ sở cho quyết định đầu tư và mọi sự nỗ lực. Do đó, xây dựng kế hoạch chi phí chi tiết cho từng giai đoạn sẽ là công cụ để hạn chế tối đa những rủi ro và sự cố phát sinh trong dự án. Đồng thời, tránh những trở ngại không đáng có về mặt chi tiêu trong quá trình thực thi dự án.
Có thể nói, kế hoạch ngân sách chi tiết cho từng giai đoạn giống như một chiếc la bàn. Có thể định hướng giúp bạn lộ trình nào là nên đi đến, đi bằng cách nào và cần trang bị những gì cho hành trình đó? Thông thường, Kỹ sư kinh tế xây dựng có thể thường xuyên dựa vào tình hình thực tế để thay đổi và cập nhật bản kế hoạch chi tiêu. Nhưng cuối cùng, mục tiêu duy nhất của họ vẫn là một giá trị cố định không đổi. Đó chính là việc cam kết về tiến độ thực hiện dự án, trong một phạm vi ngân sách đã được giới hạn cũng như nguồn lực,....
Việc làm xây dựng tại Hồ Chí Minh
2.3. Tham mưu và tư vấn cho các đơn vị thầu
Ở trách nhiệm này, đòi hỏi các Kỹ sư kinh tế xây dựng phải nắm bắt chính xác kế hoạch về dự toán chi phí của dự án mà mình đang tham gia. Sau đó, họ được phân công cho nhiệm vụ là tư vấn, giới thiệu chi tiết và tham mưu về chi phí dự án cụ thể cho các đơn vị đảm nhận thầu hay các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước có liên quan. Quá trình tư vấn giúp cho các đơn vị tham gia thầu thi công cho dự án hiểu rõ và nắm bắt chính xác hơn về chi phí dự toán để xây dựng công trình.
Thông qua đó, họ sẽ định hình rõ hơn những công tác cần phải thực hiện, hay tự cảm nhận mức độ phù hợp của mình đối với công trình.
Xem thêm: Tìm hiểu những công việc làm thêm ngành xây dựng hấp dẫn
2.4. Tư vấn chọn nguồn nguyên vật liệu và chọn nhà thầu
Mặc dù không phải là một trách nhiệm chính, tuy nhiên trong đa phần các dự án, Kỹ sư kinh tế xây dựng vẫn là cá nhân có trách nhiệm tham gia vào quá trình tư vấn, tham mưu, hỗ trợ chọn nguồn nguyên liệu và đặc biệt là chọn đơn vị thầu. Sự thành công của dự án phụ thuộc rất nhiều vào hai yếu tố này. Đối với nguyên vật liệu, các Kỹ sư kinh tế xây dựng sẽ tư vấn về phạm vi giá cả, so sánh và đối chiếu giá thành cung cấp của các đơn vị phụ trách về nguyên liệu. Thực hiện các phân tích và đánh giá để chọn ra nguồn nguyên liệu ở nhà cung cấp phù hợp nhất. Sự phù hợp này cần đảm bảo về cả tính tiết kiệm và chất lượng.
Bên cạnh chọn nhà cung cấp nguyên liệu, Kỹ sư kinh tế xây dựng cũng có nhiệm vụ trong việc tư vấn chọn nhà thầu. Một dự án chắc chắn sẽ thu hút được rất nhiều đơn vị thầu tham gia. Do đó, họ cần tỉnh táo trong công tác nhìn nhận, xem xét hồ sơ dự thầu và đánh giá chất lượng nhà thầu để có một lựa chọn đúng đắn nhất!
2.5. Quản lý chi phí trong dự án
Trách nhiệm về quản lý chi phí trong dự án không chỉ ở một chủ thể là doanh nghiệp hay đối tác khách hàng mà còn là cho cả đơn vị thầu. Việc quản lý chi phí là nhằm đảm bảo và cam kết về tiến độ thực hiện dự án cũng như chất lượng của công trình dự án. Do đó, quá trình này cần được Kỹ sư kinh tế xây dựng triển khai một cách liên tục, thường xuyên. Họ cần nhận thức và nắm bắt được thực trạng của nguồn tài nguyên trong dự án hiện có, bám sát các tiêu chí ban đầu và nhanh chóng đưa ra những giải pháp cứu vãn hoặc khắc phục kịp thời.
Đặc biệt, đối với những dự án công trình có quy mô rất lớn, khối lượng công việc và các khâu phải triển khai là không hề nhỏ. Do đó thường sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức trong quá trình đi vào từng kiểm soát chi tiết. Các Kỹ sư kinh tế xây dựng cần tìm ra được những phương án thích hợp, gia tăng tính hiệu quả và chính xác.
2.6. Một số nhiệm vụ khác liên quan
Ngoài các trách nhiệm chính đã được đề cập ở trên, mô tả công việc Kỹ sư kinh tế xây dựng còn đề cập đến những nhiệm vụ bên lề như sau:
- Thứ nhất, họ chịu trách nhiệm trong hoạt động đàm phán, thương thảo và đưa ra giải pháp cho các vấn đề liên quan đến tranh chấp, mâu thuẫn về thi công, vật tư,...
- Thứ hai, họ chịu trách nhiệm trong công tác xây dựng báo cáo chi tiết, rõ ràng về ngân sách và toàn bộ chi tiêu liên quan đến dự án công trình đang xây dựng.
- Thứ ba, Kỹ sư kinh tế xây dựng cũng là người tham gia vào quá trình hỗ trợ công tác nghiệm thu khi dự án công trình đã đến giai đoạn hoàn thành.
Xem thêm: Mô tả công việc nhân viên dự án
3. Yêu cầu công việc đối với Kỹ sư kinh tế xây dựng
Khối lượng công việc của Kỹ sư kinh tế xây dựng là không hề nhỏ? Do đó, thông thường đây là chức danh phù hợp với những ứng viên là nam, có sức khỏe tốt và có thể đi công tác xa thường xuyên. Cụ thể, trong mô tả công việc, đề cập đến các tiêu chí tuyển dụng như sau:
- Ứng viên cần có bằng cử nhân Đại học trở lên về chuyên ngành kỹ sư/kỹ thuật xây dựng. Một bằng Thạc sĩ có thể sẽ được ưu tiên nhất.
- Ứng viên phải có tối thiểu 2 năm làm việc ở những vị trí liên quan trong ngành xây dựng.
- Kỹ năng thiết lập báo cáo ngân sách và chi tiêu theo định kỳ
- Kỹ năng đọc bản thiết kế xây dựng. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý, phân tích chi phí và thiết kế một cách thành thạo.
- Có năng lực ra quyết định nhanh, năng lực tính toán, tư duy logic,...
- Có sức khỏe tốt, có thể đi công tác xa và hiểu rõ về các nhiệm vụ tại công trường.
- Kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp thành thục
4. Quyền lợi và mức lương đối với Kỹ sư kinh tế xây dựng
- Mức lương phổ biến: 12 - 25 triệu
- Được hưởng các chế độ về quyền lợi theo chính sách của doanh nghiệp
- Được tham gia các loại bảo hiểm dành cho các đối tượng lao động
- Được cung cấp đồng phục, phụ cấp và trợ cấp về ăn uống + đi lại + công tác,...
- Được tham gia làm việc trong môi trường dễ thăng tiến, được bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao chuyên môn thường xuyên.
Có thể nói, Kỹ sư kinh tế xây dựng là một vị trí đáng mơ ước đối với những ai đang theo ngành. Bây giờ, khi đã hiểu được mô tả công việc chi tiết của công việc Kỹ sư kinh tế xây dựng, bạn đã sẵn sàng tìm kiếm việc làm này tại work247.vn hay chưa?
>>> Tải mẫu mô tả công việc Kỹ sư kinh tế xây dựng tại đây:
mo-ta-cong-viec-ky-su-kinh-te-xay-dung.docx
2738 0