Bản mô tả công việc kiến trúc sư đầy đủ và mới nhất cho ứng viên

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Minh Tâm tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Minh Tâm

Ngày đăng: 15-05-2024

Kiến trúc sư luôn là một ngành nghề đáng mơ ước. Dưới đây là bản mô tả công việc kiến trúc sư đầy đủ và mới nhất năm 2020 do work247.vn cung cấp. Dựa vào đó, các ứng viên đang muốn tìm kiếm việc làm thuộc ngành nghề kiến trúc sư có thể dễ dàng trang bị cho mình những yếu tố cần thiết.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Việc làm kiến trúc sư

1. Nhu cầu tuyển dụng kiến trúc sư hiện nay

Nhu cầu tuyển dụng kiến trúc sư hiện nay
Nhu cầu tuyển dụng kiến trúc sư hiện nay

Kiến trúc sư là gì? Công việc này tại sao lại hấp dẫn nhiều bạn trẻ tới vậy? Thực tế, kiến trúc sư là công việc tạo ra các bản vẽ thiết kế về các công trình kiến trúc hạ tầng như đường sá, nhà ở, bất động sản,… Nhiệm vụ chính của họ là sử dụng bộ não và tay nghề để phác thảo các bản vẽ cho các dự án mới, hoặc tái phát triển cho những dự án cũ cần phải nâng cấp và sửa sang theo đúng bản thiết kế được lên sẵn. Mặc dù có vẻ như đây là một công việc đơn giản, thực tế lại đòi hỏi rất nhiều sự sáng tạo và trí tuệ.

Bước vào thời đại công nghệ phát triển cũng như xã hội hóa – hiện đại hóa như hiện nay thì việc mọc lên các nhà cao tầng, các kiến trúc hạ tầng, thượng tầng đang ngày càng nhiều, kéo theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống giao thông vận tải. Muốn có được bức tranh hiện đại như hôm nay, không thể không kể đến những đóng góp to lớn của ngành xây dựng nói chung và những kiến trúc sư nói riêng. Do đó, nhu cầu tuyển dụng các vị trí công việc kiến trúc sư không hề thiếu. 

Rất nhiều các trường đại học, cao đẳng hiện nay cũng đã mở các chuyên ngành về lĩnh vực xây dựng để đào tạo các thế hệ kiến trúc sư chuyên nghiệp trong tương lai như Đại học Bách Khoa, Đại học Xây dựng, Đại học Kiến trúc Hà Nội,… Nếu như bạn đang tìm kiếm và dành sự đam mê cháy bỏng cho vị trí công việc kiến trúc sư thì đừng ngần ngại mà nộp CV về các công ty đang tuyển dụng nhé. Các bạn ứng viên có thể tìm kiếm qua địa chỉ trang web Work247.vn – một địa chỉ tìm kiếm việc làm uy tín hàng đầu và cung cấp số lượng vô số việc làm thỏa sức chọn lựa trên khắp 63 tỉnh thành phố.

2. Những trách nhiệm công việc chính của kiến trúc sư

2.1. Thiết kế các bản vẽ

Thiết kế các bản vẽ
Thiết kế các bản vẽ

Công việc chính và cũng là nhiệm vụ đầu tiên của kiến trúc sư đó chính là thiết kế các bản vẽ dự án, công trình kiến trúc hạ tầng. Đây cũng là bước đầu cho một dự án thành công và được hoàn thiện chuẩn xác, do đó, các kiến trúc sư cần phải đảm bảo bản vẽ được đi đến thống nhất và vô cùng chi tiết để dự án có thể được hoàn thiện đúng như mong đợi. Giai đoạn thiết kế dự án này thường diễn ra khá lâu dài do phải mất thời gian chỉnh sửa nhiều để có thể đi tới một thống nhất.

Các kiến trúc sư có thể thiết kế các bản vẽ bằng tay hoặc trên các công cụ, ứng dụng chuyên dụng như các phần mềm photoshop, AutoCad, 3D Max, Luminon, Revit,… Các công cụ này giúp cho các nhà kiến trúc sư dễ dàng hơn trong việc thiết kế cũng như giúp cho mọi người dễ quan sát hơn, đặc biệt là đối với các loại công nghệ hiện đại cho phép người dùng nhìn được trên màn 3D, dễ điều chỉnh và tìm ra các lỗi chưa được ưng ý cần chỉnh sửa. 

Đối với nhà kiến trúc sư, để thiết kế được một bản vẽ hoàn chỉnh cần phải có bản phác thảo công trình, dự án, kèm theo các bản vẽ chi tiết từng nơi, chi tiết đến cụ thể, và các bản vẽ cần thiết cho các dự án, công trình tùy theo mức độ phức tạp và quy mô vốn.

Việc làm kiến trúc - thiết kế nội thất tại Hà Nội

2.2. Xây dựng tính khả thi của dự án

Tiếp theo nhiệm vụ thiết kế bản vẽ, các kiến trúc sư cần phải phối hợp với các chuyên gia đo đạc, các chuyên gia tư vấn về bất động sản,… để xây dựng được tính khả thi của dự án, công trình. Giả sử, công ty bạn muốn đặt công trình dự án trên một mảnh đất vừa mới mua, nhiệm vụ của các kiến trúc sư là cần kết hợp với các chuyên gia trong ngành để đưa ra các nhận xét, đánh giá về môi trường xung quanh dự án bao gồm:

Xây dựng tính khả thi của dự án
Xây dựng tính khả thi của dự án

Có như vậy, kiến trúc sư mới có thể thiết kế bản vẽ và chỉnh sửa được theo đúng sự thích hợp tại nơi đó về quy mô, độ rộng, độ cao, thẩm mỹ bên ngoài, hình thái,…

2.3. Phối hợp với các bên liên quan

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các kiến trúc sư đó là phải biết phối hợp với các bên liên quan có thẩm quyền để đảm bảo được tiến độ cũng như độ khả thi nhất của công trình dự án như: bộ phận luật quy hoạch thành phố, bảo vệ môi trường, ngân sách dự án, các nhóm chuyên gia (kỹ sư xây dựng, quản lý xây dựng,…), nhóm quy hoạch đất,… Đây là các bộ phận nhóm chính mà kiến trúc sư cần phải làm việc chung nhằm mục đích tác hợp cho dự án được triển khai thành công nhất. 

Hầu hết các dự án có quy mô lớn như hiện nay đều cần đến ngân sách vốn vô cùng lớn, đặc biệt là những dự án của nhà nước thì cần phải có sự góp sức từ vốn ODA. Do đó, các kiến trúc sư phải có trách nhiệm làm việc với các bên liên quan trên đây thì mới triển khai được dự án sao cho đúng tiến độ và không vi phạm tới các luật, quy định về quy hoạch cũng như môi trường.

Nếu các kiến trúc sư không làm việc thành công hay phối hợp không có sự hiệu quả thì rất khó để dự án có thể triển khai được đúng tiến độ cũng như đạt được hiệu quả sớm nhất có thể.

Xem thêm: Diễn họa kiến trúc là gì? Học diễn họa kiến trúc thế nào?

2.4. Xin cấp phép quy hoạch

Nhiệm vụ tiếp theo của các kiến trúc sư đó là xin cấp phép quy hoạch cho công trình dự án cũng như xin lời khuyên đến từ các chuyên gia quản lý dự án và bộ phận cấp pháp lý mới của chính phủ. Thứ nhất, việc xin cấp phép là điều bắt buộc các kiến trúc sư phải làm vì nó xác định tính hợp pháp của công trình dự án, từ đó tránh các trường hợp “dự án ma” và gây ảnh hưởng tới môi trường sống xung quanh. 

Thứ hai, việc làm này của các kiến trúc sư cũng là giúp cho công trình dự án sau khi được tư vấn sẽ có thể tăng tính khả thi và khả năng thành công hơn bao giờ hết. Một dự án thành công được cần rất nhiều các nhân tố khác nhau, không phải chỉ có một kiến trúc sư giỏi thì dự án có thể đạt độ khả thi được. Vì vậy, bản thân các kiến trúc sư cần phải nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình trước hết để đảm bảo cho những nhân tố sau.

Xin cấp phép quy hoạch
Xin cấp phép quy hoạch

2.5. Báo cáo và đề xuất giải pháp

Bất kỳ một giai đoạn nào cũng đều trải qua bước báo cáo, đánh giá và đề xuất, kiến nghị. Đây được coi là một trong những bước góp phần hoàn thiện cho công trình dự án ngày càng thêm hiệu quả, tăng tính khả thi và thành công nhất có thể. Các kiến trúc sư có trách nhiệm viết bản báo cáo, đánh giá tình hình và độ khả thi của dự án sau khi họp bàn lấy ý kiến từ các bộ phận có thẩm quyền cần phải phối hợp cùng. 

Sau đó, đi tới thống nhất và các kiến trúc sư sẽ đưa ra các kiến nghị giải pháp nhằm khắc phục các lỗi nếu có của một công trình dự án; chỉ định những yêu cầu cho dự án; điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng tới dự án như vốn, lao động,…; điều chỉnh kế hoạch sao cho hợp lí và các biện pháp giải quyết các trường hợp phát sinh các vấn đề trong quá trình thi công dự án.

2.6. Giám sát công trình thi công

Vai trò cuối cùng của các kiến trúc sư đó là giám sát công trình đang thi công nhằm đảm bảo tiến độ và không có bất kỳ sai sót nào xảy ra cả. Việc tới giám sát công trình cần được diễn ra thường xuyên tại các địa điểm đang tiến hành xây dựng thi công phối hợp với các ban quản lý xây dựng. Ngoài ra, các kiến trúc sư cũng cần tới tham dự các cuộc họp với khách hàng và chịu trách nhiệm cho toàn bộ công trình dự án đang thi công.

Các bạn có thể tham khảo một mẫu mô tả chi tiết công việc kiến trúc sư ở đây để có được cái nhìn chân thực nhất!

Mô tả công việc kiến trúc sư.doc

Xem thêm: Mô tả công việc kỹ sư giám sát công trình

3. Tiêu chí khi tuyển dụng kiến trúc sư

Tiêu chí khi tuyển dụng kiến trúc sư
Tiêu chí khi tuyển dụng kiến trúc sư

Để có thể trở thành một kiến trúc sư không hề dễ dàng gì nhưng nếu bạn có sự quyết tâm thì mọi điều đều thành có thể. Vậy nên, các ứng viên hãy theo sát các tiêu chí tuyển dụng vị trí kiến trúc sư dưới đây nhé:

Xem thêm: Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc sư ấn tượng

4. Mức lương và quyền lợi của kiến trúc sư

Mức lương và quyền lợi của kiến trúc sư
Mức lương và quyền lợi của kiến trúc sư

Không phải ngẫu nhiên mà người ta xếp việc làm kiến trúc sư là một trong những ngành nghề lương cao. Ở Việt Nam, một kiến trúc sư có thể nhận được trên 1000 USD một tháng, điều này cũng phải đồng nghĩa với việc kiến trúc sư đó phải thực có tài năng và năng lực. Khi tuyển dụng, các công ty, doanh nghiệp cũng sẵn sàng đưa ra mức lương vô cùng hậu hĩnh cho vị trí này, thông thường sẽ dao động trung bình từ 13 triệu đồng/tháng đổ lên. 

Ngoài ra, sau mỗi dự án, kiến trúc sư còn được nhận thêm thưởng và các khoản trợ cấp khác. Vậy nên tổng lương hàng của công việc này lên đến 20 triệu là một điều hoàn toàn dễ hiểu. 

Bên cạnh mức lương cao ngất ngưởng thì chế độ phúc lợi của vị trí kiến trúc sư cũng khá nhiều. Điều này giúp doanh nghiệp có thể giữ chân và tạo điều kiện hết sức cho công việc của các kiến trúc sư. Các đãi ngộ gồm có: bảo hiểm, thưởng lễ, Tết, tháng lương thứ 13, du lịch, sinh nhật, cưới hỏi …  Ngay cả chính môi trường làm việc của kiến trúc sư cũng là một trong những quyền lợi đặc biệt của những người làm ở vị trí này. 

Bạn sẽ được làm việc với những dự án từ lớn đến nhỏ, linh hoạt, cùng với đó là mối quan hệ cũng được mở rộng hơn trong công việc. Điều này trở thành tiền đề quan trọng giúp các kiến trúc sư có thể thăng tiến trên con đường công danh của mình. 

Bài viết trên đây là toàn bộ các thông tin về mô tả công việc kiến trúc sư. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, và cùng với website work247.vn các bạn có thể tìm kiếm cho mình những công việc hấp dẫn nhất!

Tuyển dụng

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2566 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT