Hậu quả của việc quên chấm công và cách xử lý khi quên chấm công

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Thu Huyền tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Thu Huyền

Ngày đăng: 20-09-2024

Chấm công hẳn là công việc quá quen thuộc đối với người lao động. Việc chấm công chính là phương thức bảo vệ sự công bằng trong việc ghi nhận ngày công. Quên chấm công khiến cho bạn bị mất công, không đảm bảo được nguồn thu nhập của mình? Nếu vậy hãy  cùng chúng tôi work247.vn khám phá các phương pháp xử lý khi quên chấm công và những cách để không quên chấm công.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Quên chấm công và những hậu quả của nó

Việc bạn lơ đãng, quên chấm công một lần hoàn toàn có thể chấp nhận và bỏ qua. Tuy nhiên, nếu việc bạn quên chấm công xảy ra thường xuyên thì bạn cần phải nghiêm túc xem xét lại lý do tại sao bạn lại quên chấm công. Việc quên chấm công để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với cả bản thân người lao động và doanh nghiệp.

1.1. Hậu quả của quên chấm công đối với người lao động

Việc chấm công hằng ngày là trách nhiệm của bản thân người lao động. Do đó, việc quên chấm công để lại nhiều hậu quả ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người lao động.

1.1.1. Bị mất ngày công

Hậu quả đầu tiên phải kể đó là bạn sẽ bị mất công ngày làm việc hoặc ca làm việc mà bạn quên chấm công. Việc này thoạt nhìn tuy nhỏ nhưng nếu bạn liên tục quên chấm công thì hậu quả bạn phải chịu là rất lớn.

Hậu quả của quên chấm công đối với người lao động
Hậu quả của quên chấm công đối với người lao động

Đầu tiên, việc bạn quên chấm công bị mất công khiến bạn không được nhận lương từ ca làm việc. Tất cả chúng ta, đi làm đều là vì miếng cơm manh áo và đồng lương. Liên tục quên chấm công khiến đồng lương bạn nhận được không được đảm bảo và không xứng đáng với công sức bạn bỏ ra.

Tiếp đến, việc bị mất ngày công, không được nhận đầy đủ lương còn khiến bạn nhụt chí, trở nên chán nản trong công việc. Dần dần, bạn không còn đam mê và tâm huyết với công việc của mình nữa. Hậu quả này quả thực rất nghiệm trọng, vì để có thể lấy lại đam mê và nguồn năng lượng tích cực là điều không hề dễ.

1.1.2. Công việc không được ghi nhận

Việc bạn quên chấm công khiến hiệu suất công việc mà bạn thực hiện không được ghi nhận. Quên chấm công đồng nghĩa rằng ngày làm việc/ca làm việc đó bạn không đi làm. Do đó, toàn bộ công sức, sự cố gắng của bạn trong ngày làm việc/ca làm việc đó không được ghi nhận.

Bên cạnh lương thưởng, động lực để một người cố gắng có lẽ còn là sự ghi nhận từ cấp trên hay là sự thăng tiến trong công việc. Do đó, việc công việc, sự cố gắng của mình không được ghi nhận rất dễ khiến cho bản thân bạn bị nhụt chí. Như đã trình bày ở trên, điều này gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, phải mất thời gian dài để có thể khắc phục.

1.1.3. Mất điểm trong mắt người khác

Việc bạn quên chấm công thường xuyên khiến bạn nhận được đánh giá không tốt từ đồng nghiệp cũng như cấp trên. Đôi khi, nó còn biến bạn trở thành trò cười trong mắt đồng nghiệp. Đồng nghiệp của bạn, sếp của bạn sẽ đánh giá bạn là con người vô cùng thiếu cẩn thận, không có trách nhiệm với đồng lương của bạn, với chính bản thân bạn. Thử hỏi ai dám giao một công việc quan trọng cho người không có trách nhiệm với chính bản thân họ? Do đó, đừng để việc quên chấm công xảy ra với tần suất dày đặc nhé!

Mất điểm trong mắt người khác
Mất điểm trong mắt người khác

Khi bạn liên hệ với những người phụ trách việc chấm công hay phòng nhân sự để thắc mắc về vấn đề công hay nhờ họ xử lý việc bạn quên chấm công còn khiến những người này đánh giá bạn là người thiếu chuyên nghiệp trong công việc.

Tóm lại, hậu quả nghiêm trọng của việc quên chấm công liên tục chính là nó khiến người lao động nhụt chí, không còn đam mê với công việc, không đảm bảo được đồng lương và không được người khác tin tưởng, trọng dụng.

1.2. Hậu quả của quên chấm công đối với doanh nghiệp

Việc quên chấm công của người lao động không chỉ có những hậu quả trực tiếp đối với bản thân họ mà còn để lại nhiều hậu quả cho doanh nghiệp. Có thể kể đến một vài hậu quả như là gây khó khăn cho người quản lý và việc quên chấm công cũng khiến cho nhà lãnh đạo không thể đánh giá đúng năng lực làm việc của một người.

1.2.1. Khó khăn trong khâu quản lý

Việc nhân viên quên chấm công khiến cho những người quản lý không thể nắm bắt chính xác thời gian làm việc của nhân viên, người lao động này đến sớm hay đến muộn, có làm việc đúng theo thời gian quy định hay không?

Hậu quả của quên chấm công đối với doanh nghiệp
Hậu quả của quên chấm công đối với doanh nghiệp

Điều này vô hình chung khiến cho những nhà quản lý phải trực tiếp quan sát và khó kiểm soát được nhân viên của mình. Gây tốn thời gian của người quản lý, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất công việc của những người này, họ phải tốn nhiều thời gian hơn để thực hiện các nhiệm vụ của mình. Việc này vô hình chúng khiến doanh nghiệp mất thêm nhiều chi phí cho việc thuê nhân công lao động.

1.2.2. Khó khăn trong khâu đánh giá người lao động

Việc quên chấm công khiến công của bạn không được ghi nhận, từ đó thành quả lao động mà bạn tạo ra cũng không được ghi nhận. Điều này khiến cho nhà lãnh đạo khó đưa ra đánh giá về hiệu suất cũng  như chất lượng công việc của người lao động.

Bên cạnh những khó khăn trong đánh giá người lao động thì quên chấm công còn khiến nhà quản lý đánh giá sai năng lực của nhân viên. Đôi khi làm cho doanh nghiệp đánh mất những nhân tài.

Tham khảo: Punclock365 -  App chấm công và theo dõi lộ trình qua GPS miễn phí

2. Cách xử lý khi quên chấm công

Cách xử lý khi quên chấm công đó là hãy liên hệ với người quản lý việc chấm công hay là với phòng nhân sự trong thời gian sớm nhất có thể. Đừng để đến khi cuối tháng thấy bản thân mình bị thiếu công, rồi mới thắc mắc, lúc đó không ai có thể giải quyết thắc mắc cho bạn cả.

Nếu bạn quên chấm công vân tay lúc về thì hãy quay lại công ty và chấm công ngay nhé. Còn nếu bạn có việc gấp và không thể quay lại công ty thì hãy liên hệ với người quản lý/bộ phận nhân sự ngay khi có thể, họ sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này nếu bạn liên hệ sớm.

Cách xử lý khi quên chấm công
Cách xử lý khi quên chấm công

Tuy nhiên, cách xử lý tốt nhất vẫn là bạn cần phải nghiêm túc xem xét lại bản thân mình. Tìm ra lý do chủ yếu khiến bạn quên việc chấm công. Từ đó, đưa ra các hướng khắc phục việc quên chấm công của bạn. Hãy theo dõi nội dung tiếp theo để chúng tôi gợi ý cho bạn một vài phương pháp tránh việc quên chấm công nhé!

3. Những phương pháp tránh quên chấm công

Nếu lý do khiến bạn quên chấm công chỉ là do bạn đãng trí thì hãy thử sử dụng một vài phương pháp mà chúng tôi đề xuất dưới đây nhé!

3.1. Ghi lời nhắc nhở vào giấy nhớ

Hãy ghi một vài tờ giấy note dán ở cửa nhà của bạn, trước khi đi làm bạn sẽ nhìn thấy chúng và nhớ chấm công ngay khi đến văn phòng làm việc.

Tương tự như vậy, hãy dán một vài tờ giấy ghi chú ở bàn làm việc của bạn, mỗi khi nhìn thấy chúng bạn sẽ nhớ ngay tới việc mình cần phải chấm công. Từ đó, giúp bạn tránh được việc quá tập trung làm việc mà quên rằng bạn cần phải chấm công.

Lưu ý rằng khi viết giấy ghi chú thì hãy viết cả thời gian chấm công quy định và số lần bạn phải chấm công trong ngày để tránh tuyệt đối việc bạn quên nhé!

3.2. Nhờ tới sự giúp đỡ của đồng nghiệp

Nhờ đồng nghiệp nhắc nhở bạn chấm công
Nhờ đồng nghiệp nhắc nhở bạn chấm công

Phương thức tiếp theo chính là nhờ tới sự trợ giúp từ đồng nghiệp. Hãy nhờ họ nhắc nhở bạn mỗi khi họ chấm công hay là rủ bạn đi chấm công cùng.

Khi đó, chắc chắn bạn sẽ không còn quên việc chấm công nữa.

3.3. Tạo ghi chú nhắc nhở chấm công vào điện thoại

Ghi chú nhắc nhở trong điện thoại có lẽ là một công cụ hữu dụng trong việc nhắc nhở bạn chấm công.

Tạo ghi chú nhắc nhở chấm công vào điện thoại
Tạo ghi chú nhắc nhở chấm công vào điện thoại

Hãy tạo báo thức nhắc nhở bạn mỗi khi cần chấm công nhé! Tương tự với việc viết giấy ghi chú thì khi tạo ghi chú nhắc nhở bằng điện thoại bạn hãy chọn đúng khung giờ cần chấm công và số lần chấm công trong ngày để điện thoại có thể nhắc nhở bạn một cách chính xác nhé!

Có thể thấy rằng việc quên chấm công tuy nhỏ nhưng nó lại để lại nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Do đó, hãy thật cẩn trọng nhé, quên chấm công gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bạn. Hãy bảo vệ quyền lợi của bản thân bằng cách chấm công đầy đủ và đúng giờ nhé!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1429 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT