Những rủi ro khi kinh doanh sữa và đâu sẽ là cánh cửa thành công?
Theo dõi work247 tạiHiện nay, nhu cầu kinh doanh đang ngày càng lớn khi đây là cơ hội mang đến thu nhập hấp dẫn và giúp con người chủ động hơn trong thu nhập của chính mình. Và sữa là một trong những mặt hàng được nhiều người quan tâm và đắn đo về việc có nên kinh doanh sữa hay không. Vậy, rủi ro khi kinh doanh sữa là gì và làm thế nào để bạn có thể thành công với mô hình kinh doanh sữa? hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để đi tìm đáp án chi tiết cho mình nhé!
1. Những sai lầm và rủi ro khi kinh doanh sữa là gì?
Sữa là một mặt hàng thiết yếu và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau như người già, trẻ nhỏ, trẻ đang trong giai đoạn phát triển, sữa dành cho người gầy, thiếu dinh dưỡng,... Có thể nhận thấy rằng mỗi một đối tượng trong từng thời kỳ phát triển và thể chất khác nhau sẽ có những mặt hàng sữa khác nhau phù hợp để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Do đó mà đây sẽ là một mặt hàng cực kỳ tiềm năng cho việc kinh doanh.
Song song với cơ hội thì cũng là tồn tại và rủi ro nhất định. Vậy, những sai lầm và rủi ro khi kinh doanh sữa là gì?
1.1. Những rủi ro khi kinh doanh sữa
1.1.1. Lựa chọn sai mặt bằng
Đối với kinh doanh sữa, mặt bằng đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Thứ nhất, sữa là sản phẩm cần thiết với nhiều đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ và người già. Vì vậy mà việc mua hàng tại những địa chỉ có uy tín, được nhiều người giới thiệu sẽ là xu hướng của khách hàng. Chính vì thế, nếu bạn là một lính mới và mở cửa hàng sữa gần với những cửa hàng lâu năm có uy tín thì liệu bạn sẽ có bao nhiêu khách? Trong trường hợp này, việc “buôn có bạn, bán có phường” không phải là lười khuyên phù hợp cho mặt bằng kinh doanh sữa.
Thứ hai, thói quen mua sắm của khách hàng đối với sản phẩm sữa thường là giờ tan tầm và trên đường đi làm về. Vì vậy mà nếu cửa hàng sữa của bạn nằm ở chiều ngược lại thì bạn sẽ có thể mất một lượng khách kha khá vì sự không thuận tiện này. Cùng với đó, nếu mặt bằng kinh doanh sữa của bạn bị hạn chế về diện tích, không có chỗ để xe thì sẽ rất khó để khách hàng quyết định dừng xe lại và mua sắm. Sẽ chẳng bất kỳ ai muốn vừa mua sắm mà vừa phải ngó xe của mình hay chỗ mua sắm và chỗ gửi xe là hai địa điểm cách xa nhau cả.
Với 2 lý do này bạn có thể nhận thấy rằng việc chọn sai mặt bằng,âng điểm kinh doanh sữa sẽ là nguyên nhân dẫn đến rủi ro thua lỗ trong quá trình kinh doanh bạn có thể gặp phải.
1.1.2. Không xác định được nhu cầu mua sữa của khách tại khu vực
Nếu như bạn sở hữu một mặt bằng tốt nhưng không xác định được nhu cầu mua sắm mặt hàng sữa của khách hàng trong khu vực mình kinh doanh thì đây cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro khi kinh doanh sữa của bạn. Tại sao lại như vậy?
Đầu tiên, với việc mở cửa hàng sữa ở các thành phố lớn, hầu hết, khách hàng sẽ là những người có tri thức, có sự hiểu biết và có thu nhập cao. Chính vì vậy mà họ sẽ hướng tới những dòng sản phẩm sữa có giá trị dinh dưỡng cao và tất nhiên, giá thành cũng sẽ cao hơn. Thế nhưng, nếu như cửa hàng của bạn không có dòng sản phẩm sữa này thì khách liệu có đến hay quay lại nữa không?
Điều này cũng không có nghĩa là bạn có thể lừa dối hay bán hàng không trung thực tại khu vực nông thôn. Những người sống ở nông thôn cũng có sự hiểu biết nhất định về sản phẩm sữa, tuy nhiên, thu nhập của họ không cao để hướng tới những dòng đắt tiền. Vì vậy mà các dòng sữa có giá trị dinh dưỡng vừa đủ và giá cả phải chăng sẽ thực sự phù hợp và là sự lựa chọn tối ưu hơn cả.
Việc biết được đối tượng khách hàng của mình là ai, nhu cầu mua sữa của họ như thế nào sẽ giúp bạn xác định được sản phẩm sữa chủ lực cho cửa hàng của mình. Đây chính là cơ sở để đảm bảo việc kinh doanh sữa được đều đặn nhất.
1.1.3. Nguồn cung sữa không đảm bảo
Rủi ro thứ 3 khi kinh doanh sữa bạn có thể gặp phải đó chính là nguồn cung sữa không đảm bảo.
Mặt hàng sữa đòi hỏi sự uy tín, chất lượng cực kỳ cao, chỉ có như vậy thì bạn mới có thể trụ vững và kinh doanh lâu dài được. Hiện nay, các sản phẩm sữa được cung cấp theo 2 hình thức chính là nhập khẩu từ nước ngoài và thông qua các đại lý phân phối tại Việt Nam.
Đối với sữa nhập, để đảm bảo uy tín, bạn nên liên hệ với người thân ở nước ngoài để có sản phẩm sữa uy tín được vận chuyển về theo đường hàng không. Không nên thông qua môi giới vì cũng rất dễ bị lừa đảo, nhập phải hàng nhái, kém chất lượng. Còn với đại lý tại Việt Nam, cách này bạn sẽ có hàng nhanh chóng hơn, nhưng chi phí cũng sẽ cao hơn và cũng vẫn có khả năng bị lừa đảo. Nhất là thời buổi hiện nay, các sản phẩm làm giả đều vô cùng tinh vi và nếu không hiểu biết kỹ thì sẽ rất khó để phân biệt thật giả.
Các khách hàng hiện nay đều rất kỹ lưỡng trong việc tìm hiểu mặt hàng sữa cho con. Mỗi sự thay đổi nhỏ thôi cũng giúp họ có sự cảnh giác và phát hiện ra vấn để. Vì thế nếu nguồn hàng không chất lượng, uy tín thì bạn sẽ rất khó để kinh doanh sữa hiệu quả.
Để chọn được dòng sữa uy tín, phù hợp thì bạn nên dựa vào 3 tiêu chí là sản phẩm có mức chiết khấu cao nhất, tiêu thụ tốt nhất và chất lượng sản phẩm được đánh giá cao. Đây sẽ là những thương hiệu sữa được người tiêu dùng lựa chọn, yêu thích và tin tưởng.
1.1.4. Nhập hàng với số lượng lớn
Nếu như bạn mới kinh doanh mà quyết định chơi lớn với số lượng nhập rất nhiều thì đây chính là một trong những rủi ro khi kinh doanh sữa bạn có thể gặp phải. Sữa là sản phẩm có hạn sử dụng, khi hết hạn thì sẽ không thể tiêu thụ được nữa. Trường hợp bạn buôn bán chưa thực sự tốt thì dẫn đến việc hàng tồn kho nhiều, sản phẩm hết date cũng tăng. Điều này khiến bạn gặp khó khăn trong việc xử lý đầu ra của sản phẩm hết hạn cũng như không có đủ kho chứa cho sản phẩm mới về. Đây sẽ là sự lãng phí vô cùng tốn kém mà bạn có thể nhận được nếu không có sự tính toán hợp lý về số lượng nhập.
1.1.5. Định giá sai sản phẩm
Để có thể tăng sức hút cho cửa hàng của mình thì bạn có thể hạ giá, tuy nhiên, đây sẽ chỉ là cách mang tính tạm thời mà thôi, bạn sẽ chẳng thể nào duy trì mãi được.
Việc bạn giảm, đối thủ cũng có thể giảm. Bạn tìm được nguồn cung uy tín, giá cả phải chăng, đối thủ cũng có thể. Do đó mà bạn cần có một chiến lược định giá sản phẩm đúng đắn, không nên giảm giá thành sản phẩm quá mức, dễ gây phá giá thị trường, đồng thời cũng khiến khách hàng nghi ngờ về chất lượng vì tại sao sữa lại rẻ như vậy.
Thay vì giảm giá tự phát thì bạn cần xây dựng cho mình các chiến lược marketing, quảng cáo hay tri ân khách hàng theo thời điểm nhất định. cách này sẽ vừa giúp bạn thu hút khách hàng, đồng thời có thể khiến họ ghi nhớ lâu hơn về cửa hàng của bạn. Tạo dựng được hình ảnh và niềm tin trong lòng khách hàng khi đến với cửa hàng.
1.2. Những sai lầm khi kinh doanh sữa
1.2.1. Không cần quá nhiều vốn
Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Thực tế thì việc kinh doanh sữa theo mô hình nào sẽ quyết định vốn đầu tư của bạn ra sao. Với ý định xây dựng mô hình kinh doanh sữa truyền thống có cửa hàng cụ thể thì bạn sẽ cần đầu tư từ 100 triệu trở lên. Còn nếu xác định một siêu thị, đại lý sữa thì vốn đầu tư lên tới hàng tỷ đồng là rất có khả năng.
1.2.2. Không kinh doanh sữa online
Nhiều người cho rằng sữa chỉ thích hợp với hình thức kinh doanh truyền thống tại cửa hàng. Điều này khá là sai lầm khi xu hướng bán hàng và mua hàng online đang ngày càng lớn. Việc mua hàng online giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian và công sức hơn rất nhiều, nhất là với sản phẩm sữa nhập thì mua hàng online là điều rất dễ hiểu. Vì thế mà bạn cần có sự chuyển đổi, tích hợp để mở rộng đối tượng khách hàng của mình hơn nữa. Đặc biệt, nếu bán online thì bạn sẽ có thể tiết kiệm được vốn và chi phí đầu tư cho mình.
1.2.3. Không đăng ký kinh doanh
Như đã nói ở trên, sữa cần có một nguồn gốc uy tín, chất lượng. Vì vậy mà việc bạn đăng ký kinh doanh sẽ cho thấy được sự minh bạch, rõ ràng trong việc hoạt động kinh doanh của bạn khi đã có sự chứng thực và khai báo với cơ quan có thẩm quyền. Cùng với đó, việc đăng ký kinh doanh cũng sẽ giúp bạn tránh được các rủi ro không đáng có khi buôn bán sữa và có sự kiểm tra của cơ quan chính quyền.
2. Làm gì để có thể kinh doanh sữa thành công?
Với những sai lầm và rủi ro khi kinh doanh sữa nêu trên thì đâu sẽ là cách để bạn thành công với mặt hàng này?
2.1. Lên kế hoạch chi tiết khi bắt đầu
Ngay khi có ý định kinh doanh sữa thì bạn cần lên một kế hoạch chi tiết và cụ thể nhất cho mình. Có thể sẽ có nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh, nhưng bạn cần xác định được một số điều cơ bản như:
- Nguồn hàng
- Đối tượng khách hàng hướng đến
- Trang thiết bị phục vụ cho cửa hàng
- Mặt bằng kinh doanh,....
2.2. Xác định vốn đầu tư
Tiếp theo, bạn cần xác định được vốn đầu tư kinh doanh cho mình. Các chi phí cần tính toán, dự trù như chi phí nguồn hàng, chi phí thuê mặt bằng, chi phí lắp đặt trang thiết bị, chi phí về nhân viên, chi phí khác,...
Cần ước tính cho mình một con số cụ thể để bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc bắt đầu kinh doanh sữa của mình.
2.3. Xác định cách bài trí cửa hàng
Cách bài trí cửa hàng đóng vai trò không nhỏ trong việc thu hút khách hàng và khiến họ dừng chân, đi vào cửa hàng của bạn. với mặt hàng sữa, các tone màu sáng, thể hiện sự sang trọng, chất lượng nên được ưu tiên sử dụng để tăng độ uy tín cho cửa hàng.
Còn nếu bạn bán hàng online thì cách xây dựng website, fanpage sẽ cần được chú ý để tạo dựng được niềm tin ở khách hàng của mình.
2.4. Xác định nguồn nhập hàng của mình
Việc chọn nguồn hàng sẽ đóng vai trò quan trọng để bạn có được sản phẩm chất lượng và gia tăng được uy tín, độ tin cậy cao. Vì thế, bạn cần dựa vào mối quan hệ, sự hiểu biết của mình để xác định cách thức cũng như nguồn nhập hàng đảm bảo nhất.
2.5. Lựa chọn sản phẩm sữa phù hợp
Sản phẩm sữa rất đa dạng, sữa bột, sữa tươi, sữa đặc, sản phẩm từ sữa như váng sữa, sữa chua,... Mỗi một loại sữa lại có thời hạn và yêu cầu bảo quản khác nhau, vì thế, tùy theo tính chất mà bạn cần lựa chọn sản phẩm phù hợp với mô hình kinh doanh của mình. Cùng với đó là nhập với số lượng hợp lý bởi những sản phẩm từ sữa sẽ không để được lâu như sữa bột, vì vậy mà bạn cần có sự tính toán chi tiết, hợp lý về số lượng nhất có thể.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về rủi ro khi kinh doanh sữa gửi tới các bạn. Mong rằng, qua bài viết, các bạn đã định hình được cho mình các rủi ro, sai lầm khi kinh doanh mặt hàng sữa và cách để hạn chế cũng như thành công hơn trên con đồng kinh doanh dòng sản phẩm thiết yếu có nhu cầu cao này.
607 0