6 sigma trong quản lý chất lượng có vai trò quan trọng ra sao?
Tác giả: Cát Tường
6 sigma trong quản lý chất lượng là một hệ thống quan trọng và được các doanh nghiệp sử dụng thường xuyên trong việc kiểm tra, đánh giá chất lượng. 6 sigma đóng một vai trò to lớn trong mỗi công ty bởi nó giúp tiết kiệm cho phí và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy vậy, không phải ai cũng biết cách áp dụng 6 sigma vào việc quản lý chất lượng sao cho hiệu quả. Hôm nay, hãy cùng work247.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. 6 sigma trong quản lý chất lượng là gì?
1.1. Khái niệm
Six sigma hay 6 sigma được biết đến là một hệ phương pháp thống kê các lỗi, tìm ra nguyên nhân cũng như cách xử lý từ đó giúp nâng cao tính chính xác của cả quy trình, cải thiện chất lượng trong sản xuất và các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 6 sigm được khởi xướng vào những năm 80 của thế kỷ 20 bởi Motorola. Phương châm thực hiện của phương pháp này là giúp loại bỏ tối đa các lỗi mắc phải, giảm trừ các hao phí thông qua việc thực hiện các nguyên tắc về quản lý chất lượng đã được đặt ra từ trước đó một cách tập trung và cẩn trọng nhất.
Nếu so với ISO 9001 thì 6 sigma được đánh gia là đem lại mọt tư duy hoàn toàn mới trong việc quản trị chất lượng. Các doanh nghiệp nên đầu tư và quan tâm nhiều hơn đến việc cải thiện và nâng cao quy trình sản xuất của mình thay vì chỉ chăm chăm đi sửa chữa, xử lý các sản phẩm lỗi, có vấn đề.
Hệ thống 6 sigma tối ưu hơn rất nhiều khi mà nó đưa ra được sự thống kê cụ thể về tất cả các lỗi phát sinh trong toàn bộ quy trình của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các cách khắc phục, sửa chữa kịp thời, hiệu quả.
1.2. 6 cấp độ chất lượng
Theo ngôn ngữ thống kê thì sigma được hiểu là độ lệch chuẩn và có tới 6 cáp độ về chất lượng khi nói về sigma.
Đầu tiên là cấp độ 1, hay còn gọi là Một Sigma. Cấp độ này mang ý nghĩa là có 690.000 lỗi trong một triệu sản phẩm. Và nếu tính thjeo phần trăm thì sẽ thu được con số là 69%.
Kế đến là cấp độ 2, Hai Sigma. Cấp độ này chỉ ra rằng có 308.000 lỗi trên một triệu sản phẩm, phần trăm tương ứng là 30.8%.
Cấp độ 3 hay Ba Sigma thể hiện có 66.800 lỗi trên một triệu sản phẩm, tương đương 66.8%
Cấp độ thứ 4, Bốn Sigma thì số lỗi trên một triệu sản phẩm giảm xuống còn 6.210 tức 0.621%.
Cấp độ thứ 5, Năm Sigma sẽ biểu thị số lỗi sai trên một triệu sản phẩm là 230, tương ứng với 0.023%
Và cuối cùng, cấp độ thứ 6, Sáu Sigma thì số lỗi trên 1 triệu sản phẩm sẽ giảm xuống thấp nhất chỉ còn 3.4 lỗi, tương ứng 0.0003%
Dĩ nhiên, khi nhìn vào 6 cấp độ Sigma trên, ta sẽ nhận ra ngay rằng mục tiêu doanh nghiệp hướng tới sẽ là mức độ thứ 6, khi mà số sai sót trên một triệu sản phẩm chỉ dừng ở con số 3.4. Điều này cũng cho thấy chất lượng mà doanh nghiệp đạt được sẽ ở mức tối đa với 99.99966%.
Hiệu quả giảm thiểu rõ rệt, toàn diện các khuyết tật sẽ đạt được khi áp dụng và thực hiện phương pháp 6 sigma thông qua từng cấp bậc.
Xem thêm: Kiến thức về quy trình quản lý chất lượng sản phẩm bạn cần biết
2. Áp dụng 6 sigma trong mô hình DMAIC
Quy cơ bản và được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất với phương pháp 6 sigma chính là DMAIC. Quy trình này sẽ bao gồm 5 bước tất cả.
- Bước đầu tiên là Xác định(Defind) - D: Bước xác định này sẽ được thực hiện ở giai đoạn đầu tiên của quy trình cải tiến. Các thông tin, nhận định về khách hàng cũng như các yêu cầu, mong muốn cần phải có đối với chất lượng sản phẩm sẽ phải được doanh nghiệp thực hiện tìm hiểu, thu thập ở bước này. Sau khi đã xác định xong, công ty sẽ phải đưa ra quyết định lựa chọn khu vực kinh doanh, sản xuất chính được áp dụng phương pháp 6 sigma này.
- Bước thứ 2 là Đo lường(Measure) - M: Ở bước thứ 2 này, ta sẽ cần phải thực hiện các hoạt động thu thập các nguồn dữ liệu, thông tin sau đó đánh giá các dữ liệu đó để nhanh chóng tìm ra các vấn đề có thể phát sinh. Bước thực hiện thứ 2 này sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận được các nguyên nhân gây ra vấn đề.
- Bước thứ 3 là Phân tích(Analyze) - A: Đến bước thứ 3, doanh nghiệp sẽ cần phải tạo ra được các cơ hội cho mình thông qua việc xác định, phân tích khoảnh cách giữa mục tiêu được đặt ra cho mỗi kế hoạch và kết quả công việc đã đạt được. Để tránh tình trạng thực hiện sai bất kì lỗi nào, các kế hoạch, giải pháp được đưa ra sẽ cần phải trải qua các quá trình phân tích, kiểm định chặt chẽ, kỹ càng, bên cạnh đó cũng cần tính đến và chuẩn bị trước thật đầy đủ các biện pháp dự phòng cho các rủi ro và các vấn đề có thể phát sinh.
- Bước 4 là Cải tiến(Improve) - I: Sau 3 giai đoạn phía trên, khi bước vào giai đoạn 4, doanh nghiệp sẽ bắt đầu bắt tay vào triển khai, thực hiện các phương pháp nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng đã được đề ra. Bước thứ tư này rất quan trọng vì đã bắt đầu triển khai các hoạt động cải tiến, vậy nên, doanh nghiệp luôn phải quan tâm, sát sao, theo dõi thật kỹ lưỡng, tỉ mỉ và khắt khe với từng quy trình để kịp thời, nhanh chóng đưa ra các quyết định bổ sung, khắc phục thay thế.
- Bước cuối cùng, bước 5 là Kiểm soát(Control) - C: Để tránh và hạn chế tối đa việc có thể xảy ra các lỗi sai cũng như quy trình có thể thực hiện sai hướng so với kế hoạch thì ở bước thứ 5 này, doanh nghiệp sẽ cần lập các kế hoạch giám sát, quản lý để kiểm soát mọi hoạt động, đảm bảo mục tiêu ban đầu được đặt ra sẽ được thực hiện trơn tru.
Xem thêm: Hệ thống quản lý chất lượng được hiểu như thế nào? Các nguyên tắc cần ghi nhớ
3. Tính ứng dụng của 6 sigma trong quản lý chất lượng
Không phải ngẫu nhiên mà 6 sigma trong quản lý lại được nhiều doanh nghiệp, công ty tin quyết định lựa chọn và thực hiện nhiều đến vậy. Dưới đây work247.vn sẽ giới thiệu 4 lợi ích to lớn mà 6 sigma mang lại cho cả khách hàng và doanh nghiệp.
3.1. Giúp giảm thiểu chi phí sản xuất
Khi 6 sigma được đưa vào để quản lý chất lượng trong các quy trình sản xuất của doanh nghiệp, các lỗi trên mỗi sản phẩm được phát hiện ra nhanh chóng, tỷ lệ khuyết tật của sản phẩm cũng giảm đáng kể. Chính vì vậy, các chi phí về nguyên vật liệu gây lãng phí hay nhân công kém chất lượng có thể dễ dàng được sàng lọc và loại bỏ, giúp giảm một phần chi phí đáng kể trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất giảm cũng đồng nghĩa với việc chi phí bán ra thị trường của mỗi sản phẩm và khi đưa đến tay người tiêu dùng cuối cùng sẽ tối ưu hơn, từ đó giúp tăng mức lợi nhuận cho công ty.
3.2. Chi phí quản lý được giảm đáng kể
6 sigma giúp các vấn đề, sai sót, khuyết tật của sản phẩm được tìm ra nhanh chóng, từ đó thời gian dành cho việc quan sát, xử lý các vấn đề cũng được giảm xuống, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một khoản cho việc sửa chữa, giám sát. Các nhà quản lý cũng có thêm nhiều thời gian hơn để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng khác.
3.3. Giúp khách hàng hài lòng hơn
Với việc giảm thiểu được tối đã các lỗi sai có thể gặp phải trên sản phẩm, các sản phẩm sau khi được sản xuất và đưa đến tay người tiêu dùng sẽ ở tình trạng ổn định và chất lượng nhất, từ đó làm gia tăng mức độ hài lòng và ưa thích của người tiêu dùng với các sản phẩm từ công ty. Tỷ lệ mua lại sản phẩm của khách hàng cũng được nâng cao hơn, duy trì ổn định lượng khách hàng thường xuyên. Nhờ đó, doanh nghiệp lại có thể tiết kiệm được một khoản chi phí lớn cho việc tìm kiếm khách hàng mới, chi phí quảng bá, giới thiệu sản phẩm,...
3.4. Việc mở rộng sản xuất diễn ra dễ dàng hơn
Khi việc giảm thiểu các rủi ro, hỏng hóc, hư hại hay khuyết tật trên các sản phẩm được thực hiện dễ dàng, trôi chảy. Lúc này, doanh nghiệp có thể yên tâm vào việc tiếp tục sản xuất nhằm gia tăng các sản phẩm mới, mở rộng quy mô, mô hình sản xuất và số lượng hàng hóa, sản phẩm được làm ra.
Trên dây là toàn bộ bài viết được chia sẻ nhằm cung cấp cho bạn đọc những cái nhìn tổng quan nhất về 6 sigma trong quản lý chất lượng. Hy vọng bạn đọc sẽ hài lòng với bài viết trên. Chúc các bạn có một ngày làm việc thật hiệu quả, năng suất.