Data khách hàng? Kim chỉ nam cho chiến lược bán hàng thành công
Tác giả: Nguyễn Minh Tâm 17-05-2024
Đối với những người làm kinh doanh hay marketing thì data khách hàng luôn là một trong những điều cần thiết góp phần tạo nên giá trị lợi nhuận của doanh nghiệp. Khái niệm này đối với nhiều người làm chuyên môn còn giống như nền tảng cơ bản để định hướng chiến lược bán hàng hay tiếp thị hiệu quả. Vậy làm thế nào đã có được nguồn data khách hàng chất lượng, giúp ích được cho doanh nghiệp của bạn? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi.
1. Khái quát chung về data khách hàng trong kinh doanh
Data khách hàng hay còn được gọi là dữ liệu khách hàng. Đây chính là toàn bộ các thông tin của khách hàng hoặc đối tượng khách hàng nhắm đến của một dòng sản phẩm/thương hiệu hoặc doanh nghiệp. Thông thường nó được biểu thị dưới dạng bảng, danh sách thông qua các định dạng của excel với các thông tin như:
- Tên khách hàng
- Số điện thoại
- Địa chỉ khách hàng
- Nghề nghiệp
- Thu nhập bình quân
- Tình trạng hôn nhân
- Và các thông tin khác liên quan đến đặc tính mua hàng của khách hàng
Data khách hàng đã gắn liền với kinh doanh từ khi mà “người bạn đồng hành” marketing xuất hiện. Song chỉ đến khi marketing chuyển mình đến thời kỳ 3.0 người ta mới thực sự thấy được sức mạnh của data khách hàng rõ rệt như thế nào. Đó là do khi đó yếu tố về một sản phẩm chất lượng đã được đính kèm với dịch vụ tốt, cùng với đó là sự ra đời của internet, mạng xã hội, … đã tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể thu nhập được data khách hàng. Thậm chí dữ liệu khách hàng lúc này còn mang giá trị khá cao có thể quy đổi thành tiền tệ.
Có khá nhiều cách để phân loại data khách hàng trong kinh doanh theo từng sự biến chuyển của thời đại. Tuy nhiên đến nay, người ta chỉ thường áp dụng kiểu phân loại data theo cấp độ như sau: thị trường, tổ chức, đơn vị kinh doanh và cá nhân. Đối với người tiêu dùng tư nhân, các cấp độ khác nhau là dữ liệu nhận dạng cá nhân, dữ liệu tâm lý học, dữ liệu giao dịch (mua), nhân khẩu học và e) dữ liệu tài chính. Mặc dù cấp dữ liệu cá nhân cho khách hàng doanh nghiệp có một số trùng lặp với dữ liệu thu thập từ người tiêu dùng cá nhân, các cấp độ liên quan đến doanh nghiệp khác gần như tương ứng với phần nhân khẩu học của khách hàng cá nhân.
Với một nguồn data khách hàng sẵn có, công việc của nhân viên kinh doanh đó chính là thực hiện thao tác gọi điện, gửi email hoặc tin nhắn để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đồng thời tư vấn để khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ bên bạn. Với ưu điểm của data khách hàng là khoanh vùng những khách hàng tiềm năng cho nên tỉ lệ khách nét, chốt sale cũng sẽ nhanh hơn so với việc làm tư vấn ồ ạt mà không có sự hỗ trợ của dữ liệu khách hàng.
2. Tầm quan trọng của data khách hàng đối với doanh nghiệp
Có thể nói data khách hàng chính là kim chỉ nam cho một chiến lược bán hàng thành công. Bởi lẽ nó sẽ giúp doanh nghiệp có thể nhận biết được những thông tin về năng lực mua hàng của khách hàng. Từ đó có thể cải thiện việc chăm sóc khách hàng cũ một cách tốt nhất đồng thời tiếp cận được thêm các khách hàng mới tiềm năng. Đương nhiên điều này góp phần trực tiếp vào doanh số bán hàng của doanh nghiệp và giúp cho doanh nghiệp tăng lợi nhuận, phát triển hơn.
2.1. Chăm sóc khách hàng cũ
Thứ nhất như đã đề cập ở trên data khách hàng bao gồm cả phần thông tin của khách hàng cũ cho nên doanh nghiệp có thể thông qua dữ liệu lưu trữ này để thực hiện việc chăm sóc khách hàng của mình. Một doanh nghiệp muốn phát triển đương nhiên không thể bỏ qua khâu dịch vụ tốt, mà trong đó chính là bước chăm sóc khách sau mua. Các nhân viên kinh doanh của doanh nghiệp có thể dùng các thông tin để có tương tác với khách hàng, lấy phản hồi của khách, từ đó cải thiện được chất lượng sản phẩm. Không những thế việc lưu lại data khách hàng còn khiến cho khách hàng cảm thấy như mình là trung tâm, từ đó tăng khả năng khách hàng quay lại và tiếp tục mua sản phẩm/dịch vụ bên bạn.
Xem thêm: Việc làm chăm sóc khách hàng tại Hà Nội
2.2. Tìm kiếm khách hàng mới
Thứ hai, nhắc đến vai trò của data khách hàng nó quan trọng nhất trong các bước tìm kiếm khách hàng mới. Bên cạnh việc giữ được một nguồn khách cũ cố định thì doanh thu từ khách hàng mới cũng chiếm thị phần đáng kể trong lợi nhuận thu về của doanh nghiệp. Vì vậy nhân viên kinh doanh sẽ thường dùng chính nguồn data này (có thể mua hoặc tự tìm kiếm) để tiếp cận, quảng bá cho sản phẩm bên mình. Đây cũng là một trong những cách để có thể phân biệt một nguồn data chất lượng hay không. Nguồn data khách hàng chất lượng sẽ giúp bạn có được những khách hàng tiềm năng. Chính vì thế mà mỗi nhân viên kinh doanh cần “bỏ túi” cho mình các cách “săn” data hiệu quả.
2.3. Phát hiện insight khách hàng
Thứ ba, data khách hàng còn có khả năng giúp cho bộ phận marketing doanh nghiệp phát hiện được insight khách hàng. Doanh nghiệp sẽ thực hiện việc nghiên cứu về sở thích, nhu cầu cũng như thói quen của từng phân khúc khách hàng thông qua các dữ liệu khách hàng thu nhập được. Thông qua insight khách hàng này, doanh nghiệp có thể định hướng được chiến lược bán hàng, chiến lược tiếp thị, kinh doanh hiệu quả nhất. Lấy đơn cử, bạn bán một sản phẩm về sữa cho trẻ em, bạn thu nhập được nguồn data của các bà mẹ và bạn biết rằng họ có xu hướng chọn mua các sản phẩm organic. Vậy là bạn có thể đánh mạnh vào yếu tố đó để quảng bá cho thương hiệu của mình, tăng sức mua của người tiêu dùng.
Xem thêm: Việc làm chăm sóc khách hàng
3. Các cách để có được nguồn data khách hàng chất lượng
3.1. Xây dựng website doanh nghiệp
Một trong những cách đầu tiên mà doanh nghiệp hiện nay thường làm để tìm kiếm data khách hàng cho mình đó chính là xây dựng website. Những website này sẽ có mục đích truyền tải những nội dung có liên quan mật thiết đến lĩnh vực kinh doanh của bạn. Cho nên thông qua các từ khóa mà khách hàng tìm kiếm, bạn sẽ biết được nhu cầu của khách hàng là gì để đánh mạnh hơn vào các định hướng phát triển của thương hiệu. Thậm chí các bạn cũng có thể lôi kéo được khách hàng truy cập vào website mình nhiều hơn với những bài blog có nội dung hữu ích. Nhờ vậy mà mức độ tin cậy của khách dành cho sản phẩm/dịch vụ bên bạn sẽ cao hơn.
Không những thế xây dựng website còn là một cách rất tốt để doanh nghiệp có thể khoanh vùng được nhóm khách hàng tiềm năng của mình. Vì đó là những người đã thực sự có sự quan tâm đến thương hiệu của bạn đồng thời cũng đang có nhu cầu mua sắm và sử dụng dịch vụ/sản phẩm mà bên bạn đang cung cấp. Vì thế bằng cách đó việc kinh doanh trên website cũng đạt hiệu quả hơn. Khi các bài viết trên website của bạn luôn hiển thị ở top đầu tìm kiếm, khách hàng sẽ tạo được thói quen tìm kiếm và ưu tiên đến thương hiệu của doanh nghiệp bạn hơn.
3.2. Phát triển thêm ứng dụng trên di động
Có thể thấy hiện nay nhu cầu sử dụng điện thoại di động trong hầu hết mọi hoạt động thông tin, giải trí, mua sắm của con người là vô cùng lớn. Chính vì thế bằng việc phát triển và cho ra đời một ứng dụng cho điện thoại di động là một cách hay ho để bạn tiếp cận được khách hàng của mình. Ứng dụng di động sẽ giúp doanh nghiệp có được data khách hàng nhanh chóng và dễ dàng thông qua việc truy cập của người dùng. Bởi lẽ khi khách hàng cài đặt ứng dụng bên bạn đồng thời họ sẽ phải nhập các thông tin để tạo tài khoản sử dụng. Data khách hàng sẽ tự động có và lưu lại bởi chính những thao tác của người dùng trên app.
3.3. Tiếp cận khách hàng thông qua mạng xã hội
Một cách nữa mà bạn cũng có thể thu về nguồn data khách hàng khủng và chất lượng với chi phí cực thấp đó chính là mạng xã hội. Hiện nay có vô số các trang mạng xã hội có thể kinh doanh và thực hiện các bước tiền kỳ cho kinh doanh như: facebook, zalo, twitter, … Việc bạn lấy đăng các bài viết và thu hút khách hàng trên các mạng xã hội đó giống như một phễu khách hàng tự động hút khách và sàng lọc nguồn data chất lượng nhất. Nhất là việc kết bạn hoặc kéo người like share sẽ giúp bạn tiếp cận được cấp số nhân những khách hàng tiềm năng và quan tâm đến dịch vụ/sản phẩm mà bạn kinh doanh.
Cùng với đó, các bạn còn có thể chạy quảng cáo cho các bài viết và fanpage của mình trên facebook bằng cách lựa chọn đúng đối tượng khác hàng, bao gồm: giới tính, độ tuổi, vị trí, … để có thể thu hút được đúng nguồn data khách hàng gần gũi nhất. Đương nhiên điều này sẽ có thể khiến cho chiến dịch kinh doanh hay tiếp thị quảng cáo của doanh nghiệp trên facebook trở nên hiệu quả hơn. Bên cạnh đó thì hằng ngày, facebook cũng sẽ cập nhập cho bạn các con số thống kê tiếp cận của khách hàng. Nhờ vậy mà các bạn có thể tối ưu hóa chi phí cũng như có kế hoạch điều chỉnh hợp lý.
Xem thêm: Việc làm facebook marketing
3.4. Kết hợp với đối tác
Cách thứ tư mà bạn có thể kiểm được nguồn dữ liệu khách hàng đó chính là thông qua hợp tác với các doanh nghiệp, công ty hoặc bên thứ ba. Các bạn biết rằng hiện nay có hẳn các đơn vị chuyên cung cấp và bán data khách hàng vậy nên các bạn cũng có thể tìm đến các đơn vị trung gian này để sở hữu được một nguồn data khi không thể tự tìm kiếm. Tuy nhiên thì cách này sẽ kém hiệu quả hơn do nguồn data đó được dùng chung chứ không khoanh vùng cụ thể cho nhóm khách hàng tiềm năng của bạn.
Hoặc các bạn cũng có thể phối hợp với các bên đối tác khác của doanh nghiệp để thực hiện các chương trình khuyến mại, tặng quà, giảm giá, … Bằng cách này các bạn cũng sẽ thu hút được một lượng lớn người đăng ký, nhập email hay số điện thoại, …
Đó sẽ là một nguồn data báu bở cho các bạn mà không tốn quá nhiều chi phí về quảng cáo hay tiếp thị. Cùng với đó thì bạn cũng thúc đẩy được sự lan rộng của thương hiệu hơn, đặc biệt khi đối tác của bạn có tầm ảnh hưởng lớn trên thị trường khác thị trường của bạn.
Trên đây là toàn bộ các thông tin mà bạn cần biết về data khách hàng. Nó là một trong những biện pháp, cách thức cũng như chu trình không thể thiếu trong kinh doanh. Doanh nghiệp có thể nhờ vào data khách hàng mà ổn định được doanh thu cũng như mở rộng mạng lới, tầm ảnh hưởng của mình hơn.