Top các trường ở Việt Nam đào tạo ngành digital marketing chất lượng
Tác giả: Trương Thanh Thanh
Thời đại công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ do vậy đã ảnh hưởng không ít tới đời sống của con người làm cho các thói quen hay hành vi của người tiêu dùng thay đổi từ đó thúc đẩy sự phát triển của digital marketing. Với lĩnh vực mảng marketing công nghệ số là một nền tảng mới, nguồn nhân lực đào tạo bài bản khan hiếm với nguồn lao động của ngành. Nhưng cũng vì thế mà rất được nhiều được sự quan tâm của người đam mê về lĩnh vực marketing công nghệ. Bài viết dưới đây sẽ trả lời về những câu hỏi digital marketing là gì? Digital Marketing học trường nào? đừng bỏ lỡ nhé!
1. Digital Marketing là gì?
Digital marketing được hiểu theo nghĩa thuần việt là tiếp thị kỹ thuật số hành động quảng cáo và bán sản phẩm, dịch vụ bằng việc sử dụng nền tảng kỹ thuật số để tiếp cận đến với khách hàng thông qua các nền tảng online như các kênh mạng xã hội, công cụ tìm kiếm hay email. Đây là phương thức doanh nghiệp truyền tải thông điệp của họ tới các khách hàng tiềm năng nhất.
Đến thời điểm hiện tại chúng ta luôn có các phương tiện trực tuyến để tham gia mạng xã hội. Người dùng có thể cập nhật thông tin hay tin tức trên các nền tảng công nghệ khi có nhu cầu tìm kiếm. Việc tìm kiếm các thông tin hay tin tức đều có trên các thanh công cụ tìm kiếm online. Digital Marketing sẽ giúp tiếp cận đến các kênh đó một cách dễ dàng hơn.
Với xu hướng digital marketing đã trở thành một trong những công cụ đắc lực không thể thiếu cho các doanh nghiệp dễ dàng đạt được những mục tiếp thị. Vì thế theo nghiên cứu thì digital marketing là lĩnh vực nhận được sự quan tâm đông đảo của giới trẻ.
Xem thêm: Hé mở về khái niệm định giá hớt váng là gì và cách áp dụng cụ thể
2. Những vị trí trong ngành digital marketing
Với thời đại công nghệ số bùng nổ phát triển không ngừng, digital marketing sẽ hứa hẹn là một trong những lĩnh vực mang lại nhiều cơ hội việc làm chất lượng, rộng mở với mức lương thu nhập ổn định. Ngành này hội tụ đủ rất nhiều các yếu tố khác nhau, nên rất nhiều những sự chọn lựa phù hợp. Một số vị trí mà digital có như sau:
+ Người làm về sáng tạo nội dung như viết Content marketing hoặc Copywriter.
+ SEO là công việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tăng thứ hạng của Website, cụm từ khóa liên quan trong công cụ tìm kiếm.
+ Social marketing (Truyền thông xã hội) đây có thể hiểu là phương thức tương tác thương hiệu đến với khách hàng thông qua các phương tiện với nền tảng công nghệ số.
+ Tiếp thị qua email hay còn gọi Email Marketing là tiếp cận khách hàng qua thư điện tử với mục đích tăng tỷ lệ chuyển đội.
+ Phương tiện truyền thông sáng tạo, thiết kế là công việc tạo ra hình ảnh, logo, video của thương hiệu khiến khách hàng dễ nhận diện.
3. Lợi ích ứng dụng ngành digital marketing
Digital là một trong những chọn lựa hàng đầu cũng như được coi là thế mạnh của nhiều doanh nghiệp. Nó chiếm không ít kinh phí. Sự phát triển của thị trường nhanh chóng, công nghệ ngày càng đi lên, digital marketing đã mang lại rất nhiều những lợi ích cho doanh nghiệp. Những lợi ích mà nó mang lại là rất nhiều.
3.1. Tính thuận tiện
Công cụ Google trong thời đại ngày nay được coi như “kim chỉ nam” cho hầu hết mọi hành động của khách hàng, Digital Marketing trở thành chiếc chìa khóa giúp doanh nghiệp tìm kiếm tiếp cận tới khách hàng và tạo ra được doanh thu. Tính thuận tiện là một trong những lợi ích của nó mang lại, doanh nghiệp có thể hoạt động mà không cần quá bận tâm đến thời gian, không gian. Khách hàng có thể tìm kiếm, đặt hàng, xem đánh giá, bình luận về sản phẩm một cách vô cùng dễ dàng.
3.2. Chi phí khởi điểm thấp
Các công cụ Marketing truyền thống phổ biến khác như sự kiện, báo đài, truyền hình, thư tín,… chiếm một nguồn ngân sách vô cùng lớn thì digital marketing ngược lại hoàn toàn, nó đem lại cho doanh nghiệp khá nhiều lợi ích to lớn nhưng bỏ chi phí thấp hơn khá nhiều so với những truyền thông bên trên. Các doanh nghiệp có thể triển khai quảng cáo online mà không cần bận tâm nhiều đến ngân sách ban đầu. Mọi công cụ tìm kiếm và các mạng nền tảng xã hội đều cho phép mọi doanh nghiệp linh động, nhờ đó doanh nghiệp có thể tự chủ nguồn ngân sách chạy quảng cáo. Không những vậy, doanh nghiệp cũng có thể thu hút và tìm kiếm lượng khách hàng lớn từ rất nhiều kênh khác nhau như các nguồn trang mạng phổ biến, các nguồn cung cấp thông tin miễn phí hay dịch vụ SEO xây dựng website và tối ưu thứ hạng trên công cụ tìm kiếm, hay tạo các gian hàng trên nền tảng thương mại điện tử,…
3.3. Thiết lập được mối quan hệ với khách hàng
Internet phát triển như thời nay thì việc trao đổi, trò chuyện với khách hàng và doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Vì vậy, doanh nghiệp có thể thu thập các ý kiến cá nhân của khách hàng thông qua quá trình trao đổi tương tác từ đó trở nên thấu hiểu và có sự điều chỉnh phù hợp về sản phẩm, dịch vụ cũng như các hoạt động Digital Marketing sao cho đáp ứng tốt nhất cho những mong muốn của khách hàng.
Digital Marketing không những tạo dựng được mối quan hệ với khách hàng mà còn giúp doanh nghiệp xác định chính xác nhóm khách hàng mục tiêu, tập trung quảng cáo trên nhiều kênh, với tần suất lớn mà chi phí không cao. Thông qua việc tương tác khách hàng trên các kênh mạng truyền thông Digital Marketing, doanh nghiệp cũng có thể đánh giá và phân loại khả năng mức độ thân thiết của họ. Từ đó đưa ra các quyết định về kế hoạch Marketing sau này.
3.4. Dễ dàng kiểm soát và đo lường
Việc đo lường hiệu quả của Marketing truyền thống tương đối khó khăn, tuy nhiên điều này được Digital Marketing khắc phục hiệu quả. Với các công cụ kỹ thuật số phân tích, báo cáo số lượng, doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát và đo lường kết quả và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch một cách thuận tiện và chủ động. Doanh nghiệp có thể đo lường kết quả một cách tương đối chính xác về mức độ tìm hiểu quan tâm của lượng khách hàng tiềm năng với một mẫu quảng, hay biết được số lượt người tìm kiếm, truy cập các trang website của doanh nghiệp với các từ khóa cụ thể qua công cụ tìm kiếm,… Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh linh hoạt các chiến dịch Digital Marketing sao cho phù hợp với ngân sách và mục tiêu đã đề ra trước đó. Với marketing truyền thống khó có thể làm được về việc đo lường hiệu quả kinh doanh, tính toán chi phí, doanh thu cũng như lợi nhuận trên mỗi sản phẩm một cách đơn giản và hiệu quả.
Xem thêm: Inbound Marketing là gì? Phương pháp Marketing đem lại hiệu quả cao
4. Các trường đại học đào tạo ngành digital marketing chất lượng
Tuy là như vậy nhưng với ngành digital marketing đang thiếu nguồn nhân lực lao động được đào tạo bài bản. Chính vì thế các trường đại học đã mở rộng thêm ngành học chuyên môn. Cùng work247 điểm qua các trường đào tạo digital marketing mà các bạn nên biết:
4.1. Đại học FPT
Trường đại học FPT là ngôi trường khá được nhiều các bạn trẻ biết đến. Sự khác biệt của trường là tập trung đào tạo vào những kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên, được thiết kế song song với nhu cầu thay đổi của thị trường trong nước cũng như môi trường quốc tế. Sinh viên theo học ngành Digital Marketing tại đây sẽ cho bạn có cái nhìn bao quát hơn về kinh doanh dựa trên nền tảng internet, công nghệ số, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh. Chắc chắn FPT là một trong những môi trường lý tưởng để bạn được tiếp thu kiến thức và không ngừng cải thiện kỹ năng, nâng cao cơ hội nghề nghiệp cũng như đạt được mức lương mình mong muốn trong tương lai gần nhất.
4.2. Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn Thông - PTIT
Với môi trường của Học Viện Bưu Chính Viễn Thông được coi là một trong những trường thuộc top đầu về mảng ngành công nghệ thông tin tại miền Bắc. Môi trường học tập chuyên nghiệp, đội ngũ giảng viên nhân viên trong nhà trường chất lượng. Trường đào tạo hai chuyên ngành marketing chính là marketing truyền thống và marketing nền tảng công nghệ số. Tạo sự lựa chọn thoải mái với đam mê cũng như sự phù hợp của sinh viên. Với đầu ra sinh viên được đảm bảo chất lượng như đã cam kết. Lựa chọn học tại Học Viện Bưu Chính Viễn Thông là điều bạn đáng quan tâm đến.
4.3. Trường kinh tế Ngoại thương
Đây là ngôi trường công lập nổi bật ở Việt Nam về việc đào tạo các khối chuyên ngành kinh tế, nơi đào tạo ra các cử nhân, giáo sư, tiến sĩ,... Với trình độ chuyên môn cao và kiến thức sâu rộng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhu cầu của doanh nghiệp trên thị trường. Học tại đây bạn sẽ được có cơ hội tiếp xúc với môi trường chuyên nghiệp. Đảm bảo cho bạn đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn khi ra trường.
4.4. Trường đại học Thương mại - TMU
Với nỗ lực thay đổi không ngừng nghỉ về chất lượng đào tạo cũng như cơ sở vật chất của trường. Trường là một trong những top 5 trường đại học đào tạo marketing danh tiếng nhất Việt Nam. Theo nguồn thông tin mới nhất, trường xét tuyển digital marketing cho tổ hợp thi khối A00, A01 hoặc D01.
4.5. Trường đại học Kinh tế quốc dân - NEU
Trường là sự lựa chọn của nhiều các bạn sinh viên đăng kí khối ngành kinh tế. Trường là một trong những trường top đầu của Việt Nam đào tạo về chuyên ngành kinh tế. Khi học ngành digital marketing tại đây sẽ được cung cấp đầy đủ về kiến thức chuyên ngành. Nâng cao các kỹ năng mà sinh viên cần có như nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến dịch, thương hiệu, hay các cách tiếp cận khách hàng.
4.6. Trường RMIT
Trường RMIT chúng ta không cần bàn cãi quá nhiều. Khi tham gia học tại đây bạn có trải nghiệm tham gia trực tiếp với các dự án về marketing thay vì tập trung kiến thức sách vở. Giảng viên là những người kinh nghiệm về ngành. Sinh viên được đào tạo các khía cạnh của ngành như SEO, Google Ads, Facebook Ads,... và rất nhiều các thứ khác. Để có thể học tại RMIT bạn cần phải đáp ứng thêm những tiêu chí riêng của trường đề ra.
Trên đây là những thông tin chúng tôi đã cung cấp cho bạn về ngành nghề digital marketing. Đặc biệt là digital marketing học trường nào? Hy vọng các bạn sẽ chọn cho mình được môi trường học tập như mong muốn.