Giới thiệu bản mô tả công việc Quản lý spa chuyên nghiệp nhất
Tác giả: Hoàng Thanh Vân 15-05-2024
Quản lý spa là một vị trí lãnh đạo trong lĩnh vực spa làm đẹp, nhiều người yêu cái đẹp và muốn thử sức mình với vị trí này. Để biết người quản lý spa làm những công việc gì thì hãy tìm hiểu bản mô tả công việc Quản lý spa qua những thông tin bên dưới.
1. Khái quát về vị trí Quản lý spa
Quản lý spa là người sẽ chịu trách nhiệm lãnh đạo cũng như là sẽ điều hành toàn bộ các hoạt động tại spa để giúp cho spa có được cơ hội phát triển tốt, có thể thực hiện được các mục tiêu cụ thể mà spa đặt ra.
Người Quản lý spa chính là người sẽ lãnh đạo nhân viên các bộ phận tại spa, là người kết nối giữa khách hàng và spa, theo sát mọi hoạt động của spa để đảm bảo cho mọi khâu hoạt động hiệu quả, mang đến sự hài lòng cho khách hàng, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của spa.
Muốn làm việc tốt trong vai trò là người quản lý spa thì các bạn cần phải nắm được những công việc, nhiệm vụ mà họ cần phải thực hiện hàng ngày là gì? Dưới đây là thông tin bản mô tả công việc nhân viên spa đầy đủ, giúp bạn hiểu rõ hơn cần phải làm gì.
2. Mô tả công việc Quản lý spa
Mô tả công việc Quản lý spa sẽ giúp các bạn nắm được nhiệm vụ chính của người quản lý spa là gì? Tất nhiên, mỗi spa sẽ có những nhiệm vụ khác nhau tùy vào các dịch vụ của spa đó, nhưng mặt bằng chung thì đó sẽ là các công việc như sau:
2.1. Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng
Quản lý spa sẽ là những người có vai trò chính trong việc thiết lập các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, đó là mối quan hệ giữa các nhân viên làm việc tại spa, là mối quan hệ giữa spa và khách hàng.
Đối với mối quan hệ khách hàng, người quản lý sẽ phải duy trì được các mối quan hệ khách hàng, giữ liên lạc với khách hàng, tiếp thu những ý kiến đóng góp đến từ phía khách hàng, giải đáp những thắc mắc, đưa ra những tư vấn hiệu quả cho khách hàng.
Bên cạnh đó, Quản lý spa sẽ là người trực tiếp đón tiếp và chăm sóc các khách hàng Vip của spa, cố gắng đáp ứng mọi yêu cầu mà khách hàng Vip đưa ra, đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Xem thêm: Tìm việc làm quản lý spa
2.2. Thực hiện công việc bán hàng và chiến lược marketing hiệu quả
Quản lý spa sẽ phải lên chiến lược để quảng bá các dịch vụ của spa, giúp cho thương hiệu và các dịch vụ của spa được các khách hàng trong khu vực quản lý biết tới. Đồng thời sẽ tiến hành việc xây dựng cũng như là triển khai các kế hoạch kinh doanh để đảy mạnh chiến lược thu hút khách hàng đến với các dịch vụ spa của mình.
Đưa ra các chiến lược kinh doanh mang tính cạnh tranh lành mạnh như triển khai ngày, giờ vàng được áp dụng mã giảm giá, các chương trình khuyến mãi đặc biệt, giới thiệu các sản phẩm mới, đưa ra các chính sách dành cho khách hàng,
2.3. Đưa ra các chính sách bán hàng, đảm bảo quy trình làm việc
Quản lý spa sẽ là người nghiên cứu, đề xuất những chính sách dành cho nhân viên, đồng thời sẽ đưa ra các quy định và quy trình làm việc cho nhân viên. Họ sẽ phải đảm bảo spa hoạt động bài bản, nhân viên phải tuân thủ các quy định của spa.
Một số chính sách và quy trình làm việc tại spa mà người quản lý cần phải lập ra để phổ biến đến toàn thể nhân viên như là:
- Chính sách rõ ràng về nhân sự của spa.
- Quy trình vận hành tốt các hoạt động của spa.
- Thiết lập các quy định về sản phẩm an toàn, đảm bảo sức khỏe cho khách hàng.
Người quản lý spa sẽ phải tiến hành giám sát tất cả những chương trình được phổ biến đến các bộ phận của spa, đảm bảo duy trì và phát triển các chương trình đào tạo cho nhân viên mới và đào tạo nâng cao cho các nhân viên có năng lực.
Không chỉ vậy, người quản lý còn phải truyền lửa đến toàn thể nhân viên trong spa để họ luôn có tinh thần làm việc tốt, có ý thức trách nhiệm với nhiệm vụ được giao... luôn tạo ra được môi trường làm việc đoàn kết, gắn bó.
Người quản lý sẽ giám sát các vấn đề thực hiện quy định của spa như: đưa ra quy định về giờ giấc làm việc khoa học, theo dõi và xử lý các trường hợp không tuân thủ theo quy định, xử phạt các trường hợp đi làm muộn hoặc không mặc đồng phục theo quy định của spa.
Ngoài ra, Quản lý spa sẽ luôn phối hợp với bộ phận nhân sự để tiến hành công tác tuyển dụng, bổ sung hoặc thay thế các vị trí công việc cần thiết trong giai đoạn và chiến lược phát triển của spa.
2.4. Triển khai tốt công tác đào tạo nhân sự
Người Quản lý sẽ tiến hành đào tạo nhân viên mới, nâng cao thêm kỹ năng và nghiệp vụ cho các nhân viên cũ tại spa để đảm bảo sao cho tất cả các nhân viên spa đều đáp ứng được những yêu cầu thiết yếu của công việc, đảm bảo mang đến dịch vụ tốt nhất cho quý khách hàng đến với các dịch vụ của spa.
Thường xuyên tổ chức các cuộc sát hạch trình độ, kỹ năng và kiến thức của nhân viên spa. Đánh giá từng nhân viên về các yếu tố như: tinh thần làm việc, tay nghề, kỹ năng, thái độ làm việc của từng nhân viên trong spa...
Xem thêm: Tìm việc làm chuyên viên Spa
2.5. Làm các báo cáo lên cấp trên
Người Quản lý sẽ tiến hành giám sát các sản phẩm cũng như là các dụng cụ được sử dụng trong spa, thực hiện góp phần trong các báo cáo về doanh thu của spa, báo cáo ngân sách, tình trạng sử dụng các nguyên vật liệu của spa...
Cùng với đó thì người Quản lý của spa cần phải giám sát và đảm bảo cung cấp đủ số lượng về các văn phỏng phẩm cần thiết cho công tác chăm sóc khách hàng sử dụng các dịch vụ, tìm hiểu và cung cấp các thiết bị cần thiết trong việc sử dụng spa.
Ngoài ra thì người quản lý spa cần phải chú ý đến hình thức và thẩm mỹ của spa, làm việc với bên thiết kế để điều chỉnh các khu vực cần thiết, đảm bảo tính thẩm mỹ và phục vụ tốt nhất cho công tác chuyên môn, đảm bảo spa luôn được sạch sẽ bằng cách giám sát đội ngũ lao công dọn vệ sinh sạch sẽ khu vực toàn spa, đảm bảo cho spa đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn sạch sẽ.
Trong quá trình làm việc, người quản lý spa là người nắm rõ nhất những vấn đề của spa, do đó họ chính là người tham mưu tích cực nhất cho Ban lãnh đạo về định hướng phát triển của spa cũng như khắc phục những vấn đề đang còn tồn tại của spa.
3. Những yêu cầu đối với vị trí Quản lý spa
Làm việc tại vị trí Quản lý thì các bạn cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản như sau: Bạn có thể làm nam hoặc nữ ứng tuyển vào vị trí công việc này, bạn có tố chất của một người lãnh đạo để quản lý tốt bộ phận mình phụ trách.
Ngoài ra, bạn cần phải có kiến thức về làm đẹp, chăm sóc sức khỏe làn da mái tóc để có thể đào tạo đội ngũ nhân viên, chỉ bảo nhân viên trong quá trình làm việc. Ở vị trí là người quản lý spa thì bạn cần phải có khả năng xử lý tình huống một cách nhanh chóng, làm việc với khách hàng và giải quyết các vấn đề mà họ gặp phải.
Không chỉ vậy, trong vai trò là người quản lý thì bạn cần chịu được những áp lực trong công việc, không có một vị trí lãnh đạo nào lại thênh thang và dễ dàng cả, cho nên bạn phải luôn trong tinh thần đương đầu với nhiều áp lực, thử thách cao độ.
4. Những quyền lợi người Quản lý spa được hưởng
Làm việc tại vị trí lãnh đạo thì bạn sẽ được hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của Nhà nước, bạn sẽ nhận được mức lương hấp dẫn với năng lực và công sức của mình, Mức lương mà bạn có thể nhận được khi làm việc ở vị trí Quản lý sapa có thể rơi vào khoảng từ 10 đến 20 triệu đồng mỗi tháng tùy vào nhiều yếu tố khác nhau.
Bạn sẽ được làm việc trông môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp và có nhiều cơ hội để thăng tiến lên cấp bậc cao hơn hoặc là được tăng lương định kỳ. Bạn cũng có thẻ được tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu về kỹ năng và kiến thức để bắt kịp với các xu hướng làm đẹp tân tiến của xã hội.
Như thế, với mô tả công việc Quản lý spa được nêu chi tiết trên đây thì những ai đang có mơ ước làm việc ở vị trí này có thể dễ dàng hình dung ra được những công việc cần phải làm tại vị trí này. Mỗi spa sẽ có những công việc cụ thể, do đó khi ứng tuyển vào bất kỳ spa nào thì các bạn cần phải tìm hiểu và đọc kỹ bản mô tả công việc được đăng trong tin tuyển dụng nhé!