Top những phần mềm quản lý siêu thị được ưa chuộng nhất
Tác giả: Phạm Hường 13-09-2024
Một siêu thị dù ở quy mô nào thì việc quản lý chưa bao giờ là điều đơn giản. Một công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý chính là phần mềm quản lý siêu thị. Hiểu được những mong muốn của bạn, hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những phần mềm quản lý siêu thị mà các nhà quản lý đang sử dụng nhiều hiện nay.
1. Những lợi ích phần mềm quản lý siêu thị mang lại
1.1. Tiết kiệm chi phí và thời gian quản lý siêu thị
Trước đây khi công nghệ chưa phát triển, công việc quản lý bán hàng thường sẽ sử dụng chủ yếu đến sổ sách. Tuy nhiên hiện nay các siêu thị đã áp dụng rất nhiều máy móc phục không chỉ cho việc bán hàng mà còn cho công tác quản lý siêu thị.
Các phần mềm được áp dụng đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian so với phương pháp dùng sổ sách cũ.
Bên cạnh việc tiết kiệm thời gian thì quản lý bằng phần mềm còn có chi phí rẻ hơn so với phương pháp truyền thống. Trước đây khi cần xử lý các vấn đề liên quan đến sổ sách siêu thị thường sẽ phải mất thêm các chi phí để thuê nhân viên. Có một bộ phận nhân viên làm việc thời vụ tại siêu thị nên dễ xảy ra tình trạng thất thu và mất hàng hóa do việc quản lý không được chặt chẽ.
Khi sử dụng các phần mềm, người quản lý dù có ngồi tại nhà vẫn có thể nắm bắt kịp thời các thông tin về đơn hàng, số lượng hàng nhập hay xuất theo ngày, theo tuần, theo quý.
1.2. Phối hợp linh hoạt được các phòng ban
Hệ thống quản lý phần mềm thường sẽ được trang bị một chế độ quản lý tập trung. Các quy trình kinh doanh hay các khâu xuất hàng và nhập hàng được theo dõi một cách nghiêm ngặt.
Phần mềm đã khiến cho việc điều phối các hoạt động của siêu thị diễn ra trôi chảy hơn và có các biện pháp hỗ trợ kịp thời khi xảy ra các tình huống ngoài kế hoạch.
Quá trình làm việc giữa các phòng ban, giữa người quản lý và nhân viên trở nên thuận tiện hơn. Phần mềm đã hỗ trợ khá nhiều cho việc kiểm soát hàng tồn kho và giảm các chi phí sản xuất.
Chính vì vậy hiện nay các siêu thị dù là siêu thị lớn hay siêu thị có quy mô nhỏ thì cũng đều cố gắng từng bước hiện đại hóa quy trình quản lý của mình. Từ đó nhà quản lý siêu thị có thể đưa ra những phương pháp kiểm soát hàng phù hợp về cả mẫu mã, size, lượng hàng tồn kho…
Khi xảy ra các vấn đề sai xót hay gian lận có thể ngay lập tức phát hiện và xử lý kịp thời.
1.3. Quản lý tốt các nguồn lực
Các phần mềm quản lý hiện nay được tích hợp thêm nhiều tính năng như tính năng quản lý nhân viên, chấm công nhân viên, quản lý công nợ và tính lương cuối tháng.
Với những tính năng này nhà quản lý siêu thị có thể đo lường được năng suất làm việc của từng nhân viên trong siêu thị. Từ đó nhà quản lý siêu thị nhanh chóng đưa ra các biện pháp để điều chỉnh sao cho kịp thời.
Các phần mềm hiện nay còn có thể giúp cho nhà quản lý thực hiện các giao dịch chuyển, rút tiền, quản lý toàn bộ tiền mặt, quản lý sổ quỹ ngân hàng hay tài khoản ngân hàng một cách linh hoạt. Tất cả những giao dịch đều sẽ tự động cập nhật trên các báo cáo tài chính vì vậy bạn không cần lo lắng về việc bị sót các giao dịch.
1.4. Cải thiện khả năng xử lý
Các phần mềm quản lý bán hàng hiện nay có ưu điểm vượt trội đó là giúp người tham gia kinh doanh cải thiện khả năng quản lý.
Từ hệ thống có thể truy cập dữ liệu và người đứng đầu kinh doanh có thể ngay lập tức đưa ra quyết định kinh doanh theo cách dễ dàng hơn.
Khi người dùng đang phải đối phó với một khối lượng dữ liệu lớn thì phần mềm sẽ hỗ trợ cho người quản lý. Với quy mô kinh doanh nhỏ thì người quản lý chỉ cần sử dụng đến sổ sách là đủ. Tuy nhiên với những siêu thị kinh doanh có quy mô lớn với lượng mặt hàng, mã hàng và khách hàng đa dạng thì quản lý dữ liệu sẽ trở thành bài toán khó. Đây chính là lúc phần mềm phát huy sự tiện dụng và ưu thế của mình.
Khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng một lợi ích không thể không kể đến đó là làm tăng hiệu quả cũng như doanh thu bán hàng.
Bạn có thể sử dụng phần mềm để đăng lên đó những chương trình khuyến mãi. Các chương trình có thể được thiết kế đa dạng như khách có các đơn hàng giá trị cao, khách hàng thân thiết, khách hàng có sinh nhật trong tháng.
Những chương trình này thường không tốn nhiều chi phí nhưng lại là một cách chăm sóc khách hàng vô cùng hiệu quả. Nó sẽ giúp bạn tăng doanh thu một cách nhanh nhất.
Ngoài ra phần mềm cũng có các tính năng cảnh bảo khi lượng hàng tồn kho đã vượt quá mức cho phép và những hàng hóa gần đến ngày hết hạn sử dụng.
Từ đó nhà quản lý có thể đưa ra các kế hoạch bán hàng để tránh tình trạng hàng hết hạn mà vẫn chưa được xuất ra khỏi kho hoặc bị thiếu hụt hàng hóa.
2. Giới thiệu phần mềm hỗ trợ quản lý bán hàng siêu thị
2.1. Phần mềm online để quản lý bán hàng cho siêu thị
Phần mềm bán hàng online đang được rất nhiều siêu thị sử dụng hiện nay. Phần mềm lưu trữ các dữ liệu trên hệ thống server thay vì lưu trữ và hoạt động dựa vào tài nguyên trên máy khách. Để có thể hoạt động phần mềm sẽ cần kết nối với hệ thống mạng internet.
Ưu điểm của phần mềm này đó là khách hàng không cần mất thời gian và công sức để cài đặt ứng dụng trên máy tính của mình. Chỉ cần tại bất cứ địa điểm nào có kết nối mạng khách hàng có thể sử dụng phần mềm.
Trong trường hợp máy tính khách hàng bị hỏng thì cũng không cần lo lắng bởi hệ thống không bị ảnh hưởng. Nếu bị mất mạng đột ngột trong thời gian ngắn thì khi có mạng trở lại hệ thống vẫn có thể hoạt động bình thường.
Ngoài ra phần mềm còn liên kết với nhiều ứng dụng online khác khiến cho việc tích hợp các tính năng được kết nối tốt hơn. Từ đó tạo thuận lợi cho người dùng.
Tuy nhiên vì phải kết nối với mạng internet nên cũng gây ra một vài bất tiện cho người dùng. Nếu như người sử dụng phần mềm không có kết nối internet trong thời gian dài hoặc kết nối không ổn định thì sẽ ảnh hưởng đến các thao tác làm việc trên ứng dụng.
Vì sử dụng mạng nên yêu cầu về an ninh mạng sẽ cao hơn. Nếu hệ thống bảo mật được trang bị không tốt hoặc không được kiểm tra thường xuyên người dùng sẽ dễ bị kẻ xấu tấn công và lấy đi các thông tin quan trọng.
2.2. Phần mềm quản lý offline
Đây là một phần mềm mang tính chuyên ngành vì chúng được thiết kế chỉ chạy trên một số thiết bị nhất định. Tùy vào hệ điều hành của siêu thị mà mỗi thiết bị quản lý sẽ tương thích với những phiên bản khác nhau.
Phần mềm được thiết kế riêng nên có tính bảo mật khá cao. Đây là điều giúp các nhà quản tâm về việc rò rỉ các thông tin quan trọng của siêu thị. Tuy nhiên với những thiết kế đặc thù như vậy khiến cho những trường hợp phần mềm gặp trục trặc phải tìm đến những người có chuyên môn để giải quyết vấn đề.
Phần mềm riêng tư nên hệ thống chạy khá nhanh và có thể sử dụng cả trong trường hợp không có kết nối với mạng internet.
Trong quá trình sử dụng phần mềm thường xảy ra lỗi. Những lỗi này thường do máy tính cá nhân của người sử dụng không ổn định. Khi có quá nhiều máy tính cùng kết nối phần mềm vận hành có thể bị gián đoạn.
Khi người dùng muốn cập nhật phần mềm hay muốn thực hiện các công việc quản lý từ xa sẽ cần có sự hỗ trợ từ đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn.
Như vậy bạn đã biết được thêm nhiều phần mềm quản lý siêu thị rồi chứ. Mỗi phần mềm sẽ mang những ưu điểm vượt trội và nhược điểm riêng. Bạn hãy căn cứ trên tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của siêu thị và lựa chọn phần mềm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của bạn nhé.