Bật mí các thông tin về chiến lược kinh doanh của BIDV

Theo dõi work247 tại
Hà Ngọc Nhi tác giả work247.vn Tác giả: Hà Ngọc Nhi

Chiến lược kinh doanh của BIDV đã mang lại điều gì mà lại khiến cho ngân hàng này trở thành ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam? Để có thể tìm hiểu một trong những “Big 4” ngành ngân hàng nước nhà đang sử dụng chiến lược kinh doanh như thế nào hãy cùng theo dõi bài viết ngay sau đây của work247.vn nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tìm hiểu chiến lược kinh doanh của BIDV

Để có thể bắt đầu với chiến lược kinh doanh của BIDV thì ngân hàng này đã chuẩn bị cho mình những công cụ đắc lực để có thể phục vụ tốt cho quá trình kinh doanh. Để có thể tiếp cận được thị trường kinh doanh thì “gã khổng lồ” này đã xây dựng cho mình: bộ nhận diện thương hiệu, tệp khách hàng tiềm năng, cùng với tiềm năng thị trường và thị trường mục tiêu.

1.1. Bộ nhận diện thương hiệu

BIDV công bố bộ nhận diện thương hiệu mới vào ngày 26/04/2022 với thiết kế logo và màu sắc của thương hiệu có điều chỉnh so với thương hiệu nhận diện cũ.

Khi thay đổi, dòng chữ “BIDV” trở nên mềm mại và uyển chuyển hơn. Chữ V được vẽ cách điệu từ góc của cánh sao khiến cho biểu tượng và chữ được liên kết thống nhất và hài hòa.

Biểu tượng mới của BIDV kết hợp sáng tạo giữa ngôi sao và hoa mai. Hình ảnh ngôi sao được truyền cảm hứng từ Quốc kỳ Việt Nam với đường nét viền mở, chuyển động.

Bộ nhận diện thương hiệu này thể hiện được tinh thần phát triển của BIDV trong thời đại mới trở nên thân thiện và hiện đại. Khách hàng, nhân lực và chuyển đổi số được BIDV lấy làm trọng tâm. 

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho ngân hàng BIDV
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho ngân hàng BIDV

1.2. Tiềm năng trong thị trường

Ngành tài chính ngân hàng ở nước ta dự báo có tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức cao trong dài hạn.BIDV là ngân hàng có sự tăng trưởng ấn tượng và dẫn đầu các hệ thống ngân hàng trên nhiều phương diện. Tuy nhiên xét về thứ hạng lợi nhuận thì BIDV đứng sau nhiều ngân hàng khác nhưng nó vẫn đang có những chuyển biến rõ ràng và mạnh mẽ.

Nếu xét về quy mô của tổng tài sản thì đây là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. BIDV đứng đầu thị phần tín dụng và đứng thứ hai đối với tổng khách hàng cá nhân. 

1.3. Tệp khách hàng BIDV

Khách hàng của BIDV bao gồm khách hàng Cá nhân, khách hàng Doanh nghiệp:

Với doanh nghiệp thì BIDV đang có số khách hàng doanh nghiệp lớn nhất so với các ngân hàng tại Việt Nam. Khách hàng của ngân hàng BIDV gồm các công ty lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Với cá nhân thì từ đầu năm 2021 khách hàng cá nhân của BIDV khoảng 11,6 triệu người, tăng trưởng 14% so với năm 2020 là khoảng 1,45 triệu người.

Tệp khách hàng của BIDV sẽ góp phần quyết định đến chiến lược kinh doanh của BIDV. BIDV hiện đang là đối tác nhiều năm của các ngân hàng nước ngoài cùng các tổ chức quốc tế đang tại Việt Nam như: Ngân hàng Thế giới (World Bank), Ngân hàng PT châu Á (ADB), Ngân hàng quốc tế Nhật Bản (JBIC), Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (NIB) hay Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA),...

Ngân hàng BIDV có tệp khách hàng riêng
Ngân hàng BIDV có tệp khách hàng riêng

1.4. Thị trường mục tiêu của BIDV

Những mục tiêu chủ yếu của BIDV đó là:

- Cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính, ngân hàng và bảo hiểm cho khách hàng. 

- Chuyển dịch cơ cấu khách hàng sang đối tượng khách hàng FDI.

- Giữ vị trí số một về phân khúc khách hàng bán lẻ cùng với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. 

- Công tác quản trị, điều hành minh bạch và hiệu quả

- Tại thị trường chứng khoán nước ngoài được niêm yết

- Đi đầu về công nghệ thông tin về ứng dụng ngân hàng số trong thời đại mới.

- Thu hút được đội ngũ cán bộ chất lượng và phát triển trong xu thế hội nhập và thời đại 4.0. 

- Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại và sáng tạo.

Có thị trường mục tiêu rõ ràng
Có thị trường mục tiêu rõ ràng

2. Phân tích về chiến lược kinh doanh của BIDV

2.1. Chiến lược kinh doanh sản phẩm của BIDV

2.1.1. Sản phẩm là yếu tố quan trọng

Khách hàng sẽ đón nhận các sản phẩm tốt đem lại giá trị cho doanh nghiệp. Nếu sản phẩm tốt thì sẽ có thị trường rộng mở, nếu sản phẩm tệ thì sẽ bị đào thải khỏi thị trường.

Khi nhắc đến sản phẩm của ngân hàng BIDV người ta sẽ nghĩ đến tài chính, ngân hàng. Đây là một nhóm sản phẩm nổi bật của ngân hàng này. Nếu như tìm hiểu sâu thì có thể thấy ngoài sản phẩm nổi bật kể trên ra thì BIDV còn hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác như: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và đầu tư tài chính. 

Chú trọng các vấn đề trong chiến lược kinh doanh
Chú trọng các vấn đề trong chiến lược kinh doanh

2.1.2. Một số sản phẩm của BIDV cung cấp

Sản phẩm cho khách hàng Cá nhân: Sản phẩm vay, Tiền gửi, Dịch vụ thẻ, Thanh toán & Chuyển khoản, Ngân quỹ, Ngân hàng số, Chứng khoán, Bảo hiểm, Ngoại hối và Thị trường vốn 

Sản phẩm cho khách hàng Doanh nghiệp: Tiền gửi, Ngân hàng số, Thanh toán và Quản lý tiền tệ, Dịch vụ thẻ, Ngân hàng đầu tư, Bảo hiểm, Tài trợ thương mại, Tín dụng, Ngoại hối và Thị trường vốn, Tư vấn pháp lý cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Bảo lãnh và Hướng dẫn thủ tục pháp lý cho nhà đầu tư nước ngoài.

Sản phẩm cho khách hàng Định chế tài chính: Dịch vụ thanh toán, Quản lý tiền tệ, Ngoại hối và Thị trường vốn, Tài trợ thương mại.

2.2. Chiến lược kinh doanh về giá

Đây còn gọi là Chiến lược định giá sản phẩm theo giá trị mà ngân hàng BIDV đã và đang sử dụng. Mục đích là để xác định mức giá mà khách hàng sẵn sàng chi trả sử dụng các sản phẩm và dịch vụ. Chiến lược này dựa vào giá trị của sản phẩm đem lại cho người tiêu dùng.

BIDV đã đưa ra mức giá các sản phẩm, dịch vụ dựa vào cảm nhận sản phẩm của khách hàng. Trong chiến lược kinh doanh của BIDV còn dùng đến những yếu tố để hình thành nên giá trị trong trí nhớ của các khách hàng. Việc này sẽ tạo được một giá trị phù hợp và đảm bảo lợi nhuận với các đối thủ cạnh tranh. Trong chiến lược này BIDV nhận thức được phải cải thiện được các chất lượng về sản phẩm và dịch vụ để đưa ra được sản phẩm có mức giá đúng với giá trị nhận được.

Áp dụng hiến lược định giá sản phẩm tương ứng với giá trị sản phẩm
Áp dụng hiến lược định giá sản phẩm tương ứng với giá trị sản phẩm

2.3. Chiến lược kinh doanh về mạng lưới phân phối

Ngoài lĩnh vực tài chính ngân hàng thì Ngân hàng TMCP Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam sở hữu hệ thống ngân hàng, bảo hiểm,  chứng khoán và đầu tư tài chính. Mạng lưới của ngân hàng phủ sóng rộng khắp trong và ngoài nước với 1.085 chi nhánh, 10 công ty con và các chi nhánh đại diện tại các quốc gia cùng khu vực như: Myanmar, Campuchia, Lào, Nga, Đài Loan,...

Đối với hệ thống thanh toán thì BIDV hiện có gần 2.000 máy ATM trên khắp cả nước và gần 70.000 máy POS.

Với hệ thống rộng khắp như vậy thì khách hàng hoàn toàn có thể tìm kiếm các điểm giao dịch một cách dễ dàng tại bất cứ đâu. Từ các thành phố lớn hay nông thôn, miền núi thì mạng lưới của BIDV đều tiếp cận đến người dân cả nước.

Để có thể áp dụng tốt các phương pháp kinh doanh thì các ngân hàng hay doanh nghiệp đều cần phải sử dụng đến phần mềm quản lý bán hàng để gia tăng hiệu quả kinh doanh.

BIDV có mạng lưới rộng khắp cả nước
BIDV có mạng lưới rộng khắp cả nước

2.4. Chiến lược kinh doanh của BIDV về xúc tiến hỗn hợp

Ngân hàng đã triển khai chiến lược kinh doanh của BIDV qua việc quảng bá hình ảnh và đưa các sản phẩm, dịch vụ đến với công chúng bằng nhiều cách.

BIDV đã đầu tư nhiều nguồn lực để có thể phát triển thương hiệu một cách toàn diện. Đồng thời tăng được độ chuyên nghiệp và đưa thương hiệu vươn tầm quốc tế.

Từ những điều này thì BIDV đã kết hợp cùng với agency nổi tiếng Ogilvy & Mather để triển khai dự án “Tư vấn xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030”. Sự kết hợp này là để nhận được các đánh giá và cảm nhận từ khách hàng.

Qua các nghiên cứu thì BIDV đạt ra mục tiêu xây dựng hình ảnh thương hiệu gần gũi với khách hàng. Để có thể hiểu được những nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

Việc này được triển khai qua các hoạt động an sinh xã hội như:  xây dựng “Nhà cộng đồng tránh lũ”, “BIDV Cho cuộc sống Xanh”, chương trình trao tặng 65 xe cứu thương cho các tỉnh thành phố, “Trồng 1 triệu cây xanh”,...

Các hoạt động của BIDV thường tập trung vào các lĩnh vực như Giáo dục, Y tế qua việc xóa nhà tạm cho người nghèo, xây dựng thiết chế văn hóa cộng đồng, khắc phục hậu quả thiên tai, xây cầu đường phục vụ nông thôn mới và chương trình tặng Quà Tết cho đồng bào nghèo được thực hiện liên tục từ 2009.

Cùng với đó là thực hiện dự án “Đồng hành cùng ngành Y” để tri ân các cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch Covid-19. Tính đến hết tháng 2/2022 thì chương trình đã hỗ trợ 113.400 khách hàng.

Ngoài ra để có thể nâng cao nhận diện thương hiệu thì BIDV đã thường xuyên cho ra các TVC quảng cáo vào các dịp đặc biệt như các ngày lễ, Tết, chào hè hay và các sản phẩm, dịch vụ mới.  Ngoài ra còn sử dụng đến hình thức quảng cáo truyền thống qua các biển quảng cáo ngoài trời và các địa điểm tại sân bay hay trên xe taxi.

Có những chiến lược để quảng bá tốt hình ảnh thương hiệu
Có những chiến lược để quảng bá tốt hình ảnh thương hiệu

Trên đây là các thông tin về chiến lược kinh doanh của ngân hàng BIDV. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này bạn đọc sẽ hiểu được việc áp dụng Chiến lược kinh doanh của BIDV đã mang đến cho ngân hàng này những điểm tích cực.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem864 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT