Bí kíp viết CV thực tập Marketing hài lòng nhà tuyển dụng
Theo dõi work247 tạiThực tập là quãng thời gian mà các bạn sinh viên sắp sửa ra trường đều rất mong chờ. Bởi chúng mang lại cho bạn những kinh nghiệm và bài học vô cùng thiết thực. Marketing là ngành mới nhưng đầy triển vọng, có được công việc với vị trí thực tập sinh Marketing sẽ giúp bạn quan sát và tích lũy kiến thức nhiều hơn. Nhưng làm thế nào để viết CV thực tập Marketing chinh phục nhà tuyển dụng? Đó là thắc mắc chung của các bạn sinh viên có nhu cầu tìm việc làm thực tập sinh Marketing hiện nay.
1. Những gì nhà tuyển dụng mong muốn thấy được ở CV thực tập Marketing
CV thực tập Marketing là văn bản bao gồm tổng hòa những giá trị trên nhiều khía cạnh của ứng viên. Trong đó, chúng tập trung làm nổi bật các giá trị về chuyên môn, kỹ năng làm việc cũng như các hoạt động, kinh nghiệm làm việc mà được bạn xem là phù hợp nhất. Bạn có thể bắt đầu phác thảo nội dung cho CV thực tập Marketing thông qua những hướng dẫn sau đây.
1.1. Thông tin cá nhân chính xác
Là một sinh viên còn chưa ra trường, hẳn việc viết CV thực tập Marketing khá lạ lẫm và khó khăn với nhiều người. Trong đó, thông tin cá nhân là nội dung “lọt” vào mắt các nhà tuyển dụng đầu tiên. Những công ty thường xuyên tuyển dụng thực tập sinh thường có quy mô không hề nhỏ, thậm chí thương hiệu của họ khá mạnh. Do vậy, mặc dù chỉ là vị trí thực tập sinh, tuy nhiên các nhà tuyển dụng có thể đánh giá và kiểm tra CV của bạn kỹ càng hơn, nhằm chọn ra một ứng cử viên tiềm năng, phù hợp nhất.
Ở phần thông tin cá nhân, ứng viên nên biết rằng các thông tin cần được đảm bảo tính chính xác và cụ thể. Bởi thông qua đó, nhà tuyển dụng sẽ lấy cơ sở phân biệt bạn với những ứng viên còn lại. Tránh việc viết thông tin cá nhân nhưng lại viết tên họ không đầy đủ, số điện thoại sai, hay sử dụng một Email thiếu nghiêm túc. Đối với những bạn có ảnh chân dung, hãy tránh sử dụng các bức ảnh selfie, không nghiêm túc hoặc không rõ mặt.
1.2. Trình độ chuyên môn rõ ràng
Marketing là một ngành đặc thù, chúng không giống những ngành như bán hàng, kinh doanh,... cần các kỹ năng nhiều hơn là nghiệp vụ. Khi tuyển dụng Marketing nói chung, các công ty luôn yêu cầu cụ thể về bằng cấp chuyên môn nhất định, tốt nhất là phù hợp. Do đó, khi chuẩn bị ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh Marketing, các ứng viên nên đọc rõ yêu cầu việc làm, tránh ứng tuyển khi không đáp ứng được những điều kiện cơ bản.
Khi trình bày mục trình độ học vấn, ứng viên nên cung cấp các thông tin như tên trường đang học, chuyên ngành đang học, cho nhà tuyển dụng biết bạn là sinh viên năm mấy,... Ví dụ:
Trường Đại học Thương mại Hà Nội
Chuyên ngành: Quản trị thương hiệu
Tình trạng: Sinh viên năm 4
Nếu bạn có một số chứng chỉ liên quan đến công việc, bạn có thể bao gồm chúng. Chẳng hạn như nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên thành thạo ngoại ngữ, hãy kèm theo thông tin về chứng chỉ tiếng Anh (nếu có).
Xem thêm: Các Mẫu CV Tiếng anh đa dạng và chuyên nghiệp giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng được tổng hợp trên work247.vn
1.3. Mục tiêu thu hút
Với những CV thực tập Marketing sở hữu mục tiêu nghề nghiệp phù hợp, rõ ràng, có liên quan hoặc hướng đến tầm nhìn chung của doanh nghiệp. Thông thường chúng được các nhà tuyển dụng giữ lại và xem xét. Bởi với những mục tiêu như vậy, điều đó cho thấy ứng viên thực sự có thái độ và tâm huyết trong việc làm, có thể phù hợp cho một nhân viên tiềm năng ở tương lai. Chính bởi vậy, hãy thể hiện những thông điệp cá nhân ấn tượng thông qua mục tiêu nghề nghiệp cụ thể, đúng trọng tâm nếu bạn muốn CV thực tập Marketing của mình thực sự tỏa sáng.
Ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp trong CV thực tập Marketing: “Là một sinh viên năm cuối chuyên ngành Marketing online, có trình độ tiếng Anh cơ bản, tự tin trong giao tiếp, ham học hỏi và không ngại thử thách. Em mong muốn tìm kiếm một vị trí thực tập sinh Marketing nhằm có được cơ hội thực hành những gì em đã được tiếp thu trong nhà trường. Về thương mại điện tử, về Marketing số, Marketing quốc tế, PR, quản trị Marketing,... Bằng những gì em đã được học thông qua việc tích lũy kinh nghiệm ở các hoạt động xã hội, các công việc trước đây, em tin rằng chúng sẽ giúp em hoàn thành các nhiệm vụ được quý công ty phân công trong thời gian tới.”
1.4. Kinh nghiệm làm việc liên quan
Tất nhiên, kinh nghiệm không phải là một yếu tố quyết định việc bạn có thành công ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh Marketing hay không. Nhưng chúng có thể là một yếu tố được các nhà tuyển dụng ưu tiên nếu bạn có. Mặc dù, đa phần các sinh viên thường thiếu sót nhiều kinh nghiệm, nhưng đặc điểm chung của những sinh viên ngành Marketing là năng động, sáng tạo. Chắc chắn bạn đã trải qua không ít lần làm những công việc với vai trò là cộng tác viên quản trị fanpage, cộng tác viên viết content, báo chí,...
Nếu sở hữu những kinh nghiệm như vậy, đừng ngần ngại khi đề cập chúng trong CV thực tập Marketing. Những kinh nghiệm này cho thấy bạn có những giá trị phù hợp nhất đối với vị trí mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Hãy cho biết đó là công việc gì, bạn làm trong thời gian nào? Những gì mà bạn đã làm và thành quả. Đặc biệt, bạn có thể nhấn mạnh một vài kỹ năng đặc biệt đã được tôi luyện thông qua những kinh nghiệm đó. Chẳng hạn như kinh nghiệm lên ý tưởng kịch bản, viết lách, làm ảnh, SEO nội dung lên top tìm kiếm,...
1.5. Kỹ năng chuyên môn ấn tượng
Thông thường, khi đọc các mẫu CV xin việc, nhà tuyển dụng sẽ chú tâm nhất đến phần kinh nghiệm. Nhưng đối với vị trí thực tập sinh Marketing, đó có thể là một điều xa xỉ. Do đó, xu hướng là các nhà tuyển dụng sẽ xem xét kỹ hơn về mục kỹ năng làm việc. Đây là thể là yếu tố giúp ứng viên gây ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng. Hãy cố gắng đọc vị mong muốn của nhà tuyển dụng ở vị trí thực tập sinh Marketing. Chúng có thể đã được đề cập trong bản mô tả công việc. Hãy đáp ứng những yêu cầu này nhằm cho nhà tuyển dụng thấy được mức độ phù hợp tối đa của bạn và công việc.
Nếu bạn là ứng viên hạn chế về mặt kinh nghiệm, hãy hoán đổi vị trí giữa danh mục kinh nghiệm và kỹ năng cho nhau. Giúp các kỹ năng của bạn trở nên dễ quan sát và ở vị trí nổi bật hơn trong CV thực tập Marketing. Tiếp đến cố gắng liệt kê một số kỹ năng phù hợp nhất đến vị trí thực tập sinh Marketing nhé.
Một số kỹ năng nhà tuyển dụng có thể mong chờ ở vị trí này như: Sáng tạo, viết lách, truyền thông, cập nhật xu hướng, tin học văn phòng, xử lý dữ liệu, biết sử dụng các phần mềm và công cụ phân tích dữ liệu Marketing,...
Xem thêm: Cơ hội Việc làm Marketing đầy tiềm năng đang được các nhà tuyển dùng tìm kiếm trên work247.vn
2. Tuyệt chiêu chinh phục nhà tuyển dụng bằng mẫu CV thực tập Marketing
CV thực tập Marketing là như một buổi gặp gỡ mà cả nhà tuyển dụng và ứng viên đều vắng mặt. Đó chính là lý do ứng viên cần làm đủ mọi cách để ghi điểm với nhà tuyển dụng tiềm năng. Bằng không, bạn có thể sẽ mất đi cơ hội của mình, hoặc tận tay trao chúng cho những ứng viên khác. Nằm lòng những lưu ý khi viết cv cuối cùng sau đây để hoàn thiện mẫu CV thực tập Marketing của bạn nhất có thể.
2.1. Trình bày ngắn gọn nhưng đầy đủ
Chắc chắn, nhà tuyển dụng sẽ nhận được không ít CV thực tập Marketing khi mỗi mùa thực tập mới lại đến. Thử nghĩ xem, họ có thể chỉ dành một chút ít thời gian, thậm chí là vài chục giây ngắn ngủi để lướt qua mẫu CV online của bạn. Trước hết, hình thức CV thực tập Marketing là yếu tố nhà tuyển dụng xem xét đầu tiên.
Nếu đáp ứng được yếu tố này, nội dung bên trong mới có cơ hội được xem xét. Một CV thực tập Marketing chỉ nên giới hạn trong một mặt giấy khổ A4. Tốt nhất hãy dùng văn phòng chuyên ngành, bố cục rõ ràng, câu ý mạch lạc, dễ gây thiện cảm mà vẫn đầy đủ nội dung.
2.2. Kiểm tra trước khi gửi đi
Một lỗi thường gặp của các ứng viên là ít khi kiểm tra CV trước khi gửi chúng đi. Để hạn chế những lỗi sai cơ bản nhất, chẳng hạn như lỗi chính tả, lỗi phông chữ, cỡ chữ, căn lề, câu cú, cách đặt tên file cv, tiêu đề cv... bạn nên cố gắng đọc lại CV thực tập Marketing của mình, hoặc thậm chí nhờ một người khác kiểm tra cho khách quan. Chỉ riêng về hình thức, nếu CV thực tập Marketing của bạn đạt được sự sạch sẽ, chỉn chu, bạn đã được một điểm cộng. Vì chúng cho thấy bạn là một ứng viên cẩn thận, có đầu tư,...
2.3. Lấy hoạt động xã hội làm điểm nhấn
Khi không có kinh nghiệm, các hoạt động xã hội sẽ là phao cứu sinh cho bạn. Bất kể bạn đã tham gia vào những hoạt động nào, chẳng hạn như một câu lạc bộ, một sự kiện cộng đồng, một chương trình kết nối yêu thương,... Tất cả đôi khi sẽ trở thành điểm nhấn cho CV thực tập Marketing của bạn.
Bên cạnh đó, đừng chỉ dừng lại ở việc đề cập đến tên gọi của các hoạt động hay các chương trình, sự kiện. Các ứng viên có thể làm rõ hơn vai trò và những gì bạn thực hiện ở vai trò đó trong một hoạt động, một tổ chức nhất định. Hay làm rõ những gì mà bạn đã nhận được sau khi tham gia vào các vai trò này. Tuy nhiên đừng quá sa đà, hãy bám sát vào yêu cầu công việc cho vị trí thực tập sinh Marketing. Chỉ phân tích và đưa ra những luận điểm liên quan nhất. Ngoài ra, khi các thành tích, kinh nghiệm được chứng minh bằng những dữ liệu cụ thể cũng làm gia tăng mức độ tin cậy hơn với nhà tuyển dụng. Thay vì bạn chỉ liệt kê bằng các gạch đầu dòng khá khô cứng.
Cuối cùng, thực tập sinh Marketing là một bước đệm, một bàn đạp để bạn có được một công việc ổn định hơn trong tương lai. Do đó, đầu tư cho mẫu CV thực tập Marketing không những chỉn chu, mà còn hay và chuyên nghiệp là rất cần thiết. Thông qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thể có cơ sở để bắt đầu viết mẫu CV thực tập Marketing của mình! Ngoài ra, ứng viên cũng có thể truy cập vào website work247.vn để sử dụng trình tạo CV thực tập Marketing online nhanh chóng!
2120 0