Tìm hiểu | Định khoản bán hàng và các kiến thức kế toán liên quan
Theo dõi work247 tạiTrong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh… hoạt động bán hàng là hoạt động cốt lõi đem lại nguồn lợi nhuận và doanh thu để duy trì và phát triển doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhiệm vụ của các kế toán trong những doanh nghiệp này là phải kịp thời ghi chép, xử lý các thông tin liên quan đến xuất nhập trong bán hàng để kịp thời điều chỉnh hoặc truy thu nguồn tiền chính xác. Hôm nay, work247.vn sẽ gửi đến bạn những thông tin liên quan đến hoạt động định khoản bán hàng nhé.
1. Khái niệm định khoản bán hàng
Với những doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong mảng kinh doanh thương mại, hoạt động bán hàng là hoạt động chủ yếu đem lại doanh thu. Chính vì lẽ đó việc định khoản bán hàng đối với các doanh nghiệp này vô cùng quan trọng.
Với một số doanh nghiệp, hàng hóa sau khi được sản xuất sẽ được phân phối đến các đại lý trực thuộc doanh nghiệp, các đại lý tổng hợp, các siêu thị, v.v… Do đó những thông tin về giá nhập, giá bán, doanh thu, lợi nhuận đối với từng loại khách hàng cũng sẽ khác nhau.
Người giữ nhiệm vụ định khoản bán hàng trong doanh nghiệp là các kế toán bán hàng. Họ sẽ theo dõi hoạt động này và đưa ra những phản hồi đầy đủ, chính xác để doanh nghiệp có thể kịp thời thay đổi, cải thiện hoạt động kinh doanh.
Thêm vào đó, khi doanh nghiệp muốn thay đổi, nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng phải theo dõi những thông tin về định khoản bán hàng để có cái nhìn chân thực và phù hợp nhất.
2. Các hình thức định khoản bán hàng của doanh nghiệp
2.1. Định khoản doanh thu sản phẩm đã bán trong kỳ kế toán
2.1.1. Các sản phẩm thông thường
Các loại sản phẩm thuộc loại phải chịu thuế giá trị gia tăng hoăc thuế tiêu thụ đặc biệt… sẽ có cách định khoản bán hàng như sau:
Người kế toán sẽ phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán chưa thuế, kèm theo đó là các loại thuế phải nộp được trình bày chi tiết và tách rời với giá bán sau khi ghi nhận doanh thu.
Tổng giá thanh toán nhận về TK 11, 112, 131. Còn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nhận về TK 511, những loại thuế phải nộp nhà nước gửi về TK 333.
Nếu như không thể tách các khoản thuế phải nộp cho nhà nước ngay sau khi ghi doanh thu, người kế toán sẽ định kỳ xác định nghĩa vụ thuế phải nộp. Ghi theo mẫu TK 511 là tài khoản nhận doanh thu bán hàng, TK 333 để nộp các loại thuế cho Nhà nước.
2.1.2. Trường hợp khác
Nếu khi bán hàng phát sinh ngoại tệ (do giao dịch với khách nước ngoài, v.v…) kế toán phải ghi sổ số tiền tệ đã thu và dựa theo tỷ giá trên thị trường để quy đổi và hạch toán vào TK 511.
Nếu khách hàng cọc tiền bằng ngoại tệ, doanh thu nhận được cũng phải tiến hành đổi từ ngoại tệ sang VND.
2.2. Định khoản trong giao dịch đổi hàng
Khi phát sinh trường hợp doanh thu bán hàng bao gồm cả giao dịch đổi hàng, doanh thu sẽ có thể tăng thêm hoặc giảm đi tùy theo loại hàng đổi trả. Nếu không xác định được giá trị của doanh thu thì các khoản tiền sẽ được ghi như sau:
Hạch toán nợ vào TK 131 tổng giá thanh toán thu của khách hàng. Hạch toán Tk 511 Giá chưa thuế doanh thu bán hàng. TK 333 hạch toán mức thuế và các khoản liên quan phải nộp nhà nước.
Giá vốn được dùng để đi trao đổi hạch toán nợ TK 632 là giá vốn hàng bán, các TK 555 và 156 là TK có.
2.3. Định khoản khi khách hàng chọn trả góp
Hiện nay phương án trả góp, trả chậm được rất nhiều khách hàng lựa chọn. Đặc biệt khi xu hướng mua sắm xa xỉ phẩm ngày một phổ biến. Với các doanh nghiệp kinh doanh điện máy, các thiết bị máy móc cao cấp việc cung cấp hình thức trả góp là không thể thiếu.
Kế toán sẽ phản ánh doanh thu nhận được vào thời điểm bán theo giá bán chưa thuế. Nợ TK 131 là khoản phải thu của khách hàng. Hạch toán TK 511 là doanh thu bán hàng chưa thuế, TK 333 là các loại thuế phải nộp. Bên cạnh đó, TK 3387 cũng phải được hạch toán do chưa doanh thu chênh lệch chưa thực hiện giữa tổng số tiền theo giá bán trả góp và giá bán trả tiền ngay.
Khi đến định kỳ trả tiền kèm lãi của khách hàng, kế toán tiếp tục hạch toán nợ TK 3387 là doanh thu chưa thực hiện. Hạch toán TK 515 là doanh thu lãi trả góp.
2.4. Định khoản đối với các thiết bị thay thế
Các thiết bị thay thế ở đây có thể hiểu là các loại phụ tùng của sản phẩm. Ví dụ: phụ tùng xe máy, ô tô; linh kiện điện thoại…
Khi định khoản loại mặt hàng này kế toán sẽ phản ảnh các giá trị của sản phẩm, phụ tùng được thay thế theo: Nợ TK 632 - là giá vốn bán hàng. Có sẽ hạch toán vào các TK 153, 155, 156.
Tại những cửa hàng vừa bán hàng hóa (ví dụ: điện thoại) vừa bán phụ tùng thay thế (ví dụ: kính cường lực,..) khi hạch toán kế toán ghi: nợ vào các TK 111, 112, 131 và có các TK 511 nhận doanh thu. Nộp thuế vào TK 333.
2.5. Định khoản đối với doanh thu của chương trình bán hàng truyền thống
Những doanh nghiệp sản xuất hàng hóa sẽ có các chương trình bán hàng kết hợp chiết khấu, khuyến mại cho khách hàng. Đây được gọi là các chương trình xúc tiến bán.
2.5.1. Định khoản trong chương trình chiết khấu
Khi vẫn còn chương trình khuyến mãi, kế toán bán hàng sẽ hạch toán như sau.
Doanh thu sẽ dựa trên cơ sở tổng số tiền thu được trừ đi phần doanh thu được chiết khấu cho khách hàng. Nợ ghi vào các TK 112, 131. Doanh thu bán hàng ghi vào TK 511, doanh thu chưa thực hiện ghi vào TK 3389, thuế ghi vào TK 333.
Khi kết thúc chương trình chiết khấu, người bán không còn nghĩa vụ phải giảm giá cho người mua. Lúc này kế toán sẽ hạch toán nợ Tk 3387 là doanh thu chưa thực hiện, TK 511 là doanh thu bán hàng.
2.5.2. Định khoản doanh thu theo điều kiện khách hàng
Hiện nay, xu hướng thành lập các thể loại thẻ khách hàng thân thiết hoặc tích điểm để nhận chiết khấu, khuyến mãi đang ngày một phổ biến. Việc lập các loại thẻ thành viên cũng là một cách giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu.
Khi người bán cung cấp dịch vụ chiết khấu cho người mua, khoản doanh thu thực hiện được ghi nhận là doanh thu bán hàng với các nghĩa vụ đã hoàn thành. Kế toán sẽ hạch toán doanh thu chưa thực hiện vào TK 3387 và doanh thu bán hàng vào TK 511.
Với doanh nghiệp có các đại lý trung gian hoặc đăng bán sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử, có bên thứ 3 là đơn vị cung cấp hàng hóa và chiết khấu cho khách hàng, ta có hai trường hợp có thể xảy ra:
Khi doanh nghiệp là đại lý của bên thứ ba, kế toán sẽ hạch toán nợ TK 3387, có TK 511. Đây là phần chênh lệch giữa doanh thu chưa thực hiện và hoa hồng đại lý.
Nếu doanh nghiệp không là bên thứ ba, kế toán sẽ hạch toán doanh thu chưa thực hiện vào nợ Tk 3387, có TK 511 là doanh thu bán hàng. Số tiền phải thanh toán cho bên thứ ba được hạch toán vào Nợ Tk 632 là giá vốn hàng, các TK 112, 331 là định khoản bán hàng.
Vậy là work247.vn đã giới thiệu đến bạn đọc những kiến thức về định khoản bán hàng thông qua bài viết trên. Nếu các bạn quan tâm đến chủ đề này, hãy theo dõi trang blog của chúng tôi và cập nhật những bài viết tiếp theo nhé! Xin chào và hẹn gặp lại!
726 0