Những ý tưởng kinh doanh mặt hàng thiết yếu đang được ưa chuộng

Theo dõi work247 tại
Hoàng Châu Lâm tác giả work247.vn Tác giả: Hoàng Châu Lâm

Ngày nay, các mặt hàng thiết yếu trở thành một ý tưởng kinh doanh mang đến hiệu quả cao. Hầu hết, các mặt hàng thiết yếu là những mặt hàng được nhiều người mua và tỷ lệ mua vô cùng cao. Vì vậy, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu đem đến cho bạn lợi nhuận không hề nhỏ. Cùng tìm hiểu một số ý tưởng kinh doanh mặt hàng thiết yếu qua bài viết dưới đây nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Mặt hàng thiết yếu là gì?

Các mặt hàng thiết yếu là những mặt hàng như dịch vụ, hàng hóa cần thiết dùng cho đời sống, sản xuất, an ninh, quốc phòng, cụ thể: những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của quốc phòng, an ninh và người dân, vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, dịch vụ chính phục vụ cho quá trình lưu thông, sản xuất.

Các mặt hàng thiết yếu cần thiết cho đời sống con người
Các mặt hàng thiết yếu cần thiết cho đời sống con người

Hàng thiết yếu là nhóm hàng tập hợp các sản phẩm cần cho nhu cầu của người dân như thực phẩm, đồ gia dụng, sản phẩm chăm sóc cá nhân, vệ sinh… bao gồm cả nhóm hàng FMCG.

Nếu bạn đang muốn kinh doanh mà chưa có ý tưởng, vậy thì có thể tham khảo các danh mục mặt hàng thiết yếu qua phần tiếp theo.

2. Kinh doanh mặt hàng thiết yếu đem lại lợi nhuận cao

2.1. Tổng hợp các mặt hàng thiết yếu cần thiết

Khi phân chia các mặt hàng thiết yếu thành từng nhóm, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn danh mục mặt hàng phù hợp với cửa hàng của mình.

2.1.1. Thực phẩm

Có thể nói, thực phẩm là mặt hàng thiết yêu vô cùng quan trọng, con người cần phải tiêu thụ mỗi ngày và giúp chúng ta duy trì sự sống, cung cấp cho cơ thể con người khỏe mạnh nhờ các chất dinh dưỡng để học tập, làm việc.

Các mặt hàng thực phẩm gồm có:

- Lương thực: Các mặt hàng như gạo, gạo nếp, gạo tẻ, chế phẩm từ gạo, khoai, các loại đậu và bột, các loại tinh bột….

- Thực phẩm chế biến: Thủy sản, các sản phẩm chế biến từ thủy, hải sản, rau củ, trái cây, thịt và các chế phẩm từ thịt, trứng và chế phẩm từ trứng…

Các loại thực phẩm chế biến
Các loại thực phẩm chế biến

- Công nghệ phẩm: Sữa, chế phẩm từ sữa, các loại bánh kẹo, miến, phở, mì tôm, nước giải khát, gia vị nấu ăn…

Bên cạnh đó, các nhóm hàng thực phẩm cũng được bổ sung thêm theo nhu hướng, nhu cầu của khách hàng và thị trường.

2.1.2. Hàng tiêu dùng thiết yếu

Hàng tiêu dùng thiết yếu gồm có các mặt hàng cần sử dụng mỗi ngày và số lượng nhu cầu tiêu dùng lớn, chẳng hạn như các sản phẩm như giấy vệ sinh, khăn giấy, khăn ướt, bỉm, tã trẻ em hay các đồ dùng sinh hoạt cá nhân như dao cạo râu, băng vệ sinh, kem đánh răng, bàn chải đánh răng,...

Các chủ cửa hàng kinh doanh mặt hàng này sẽ đem lại nguồn lợi nhuận lớn vì toàn là mặt hàng cần thiết. Các chủ cửa hàng cũng nên nhập nhiều mặt hàng khác nhau, đa dạng giá cả và thương hiệu để khách hàng dễ dàng lựa chọn.

Hàng tiêu dùng thiết yếu
Hàng tiêu dùng thiết yếu

2.1.3. Hàng tiêu dùng nhanh

Hàng tiêu dùng nhanh cũng là mặt hàng được nhiều người lựa chọn để kinh doanh vì chi phí nhập khá thấp và các sản phẩm đều bán chạy. Chẳng hạn như các mặt hàng tiêu dùng, gia dụng như: đồ uống, thực phẩm đóng gói, đồ vệ sinh, thuốc không cần kê đơn như tiêu chảy, cảm cúm…

Để có lợi cao nhất, bạn nên đan xen các mặt hàng với nhau, do đó bạn nên kết hợp các mặt hàng tiêu dùng nhanh với các loại thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu. Các mặt hàng tiêu dùng nhanh được nhiều người ưa chuộng như cá hộp, mì hộp, nước ngọt…

2.1.4. Mặt hàng văn phòng phẩm

Văn phòng phẩm cũng được xem là mặt hàng thiết yếu mà bạn có thể cân nhắc vì đây là mặt hàng cần thiết và phổ biến, phù hợp nhu cầu của nhiều đối tượng, độ tuổi khác nhau. Các mặt hàng văn phòng phẩm có thể kể đến như: Bút, sách vở, thước, đồ dùng học tập, bảng, phấn…

Mặt hàng văn phòng phẩm
Mặt hàng văn phòng phẩm

Nhu cầu thị trường ngày càng tăng, mặt hàng văn phòng phẩm đem lại tiềm năng vô cùng lớn và được nhiều đơn vị, đối tượng sử dụng như trường học, công ty, trung tâm mua sắm…

2.1.5. Mặt hàng thiết yếu khác

Ngoài ra, một số mặt hàng thiết yếu khác cũng quan trọng không kém, cần thiết cho người tiêu dùng như: Các mặt hàng y tế (thuốc, khẩu trang và thiết bị y tế…); Mặt hàng là nguyên liệu phục vụ sản xuất (phân bón, sắt, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật…); Mặt hàng nguyên liệu, vật liệu (xăng, khí đốt, dầu, ga…).

Các mặt hàng này đều là các mặt hàng thiết yếu, tuy vậy bạn cũng cần phải lựa chọn và cân nhắc kỹ càng vì đây là các mặt hàng đặc thù, cần phải đủ điều kiện kinh doanh và áp dụng các quy định khắt khe. Nhưng bù lại, nguồn lợi nhuận mà các sản phẩm này đem lại là vô cùng lớn, đảm bảo thu hút được nhiều khách hàng và cạnh tranh ít hơn.

2.2. Kinh nghiệm kinh doanh mặt hàng thiết yếu hiệu quả

2.2.1. Lựa chọn mặt hàng phù hợp

Trong tình hình dịch bệnh căng thẳng, việc kinh doanh sẽ gặp nhiều rủi ro và khó khăn, do đó nếu bạn có ý định kinh doanh, bạn nên lựa chọn các mặt hàng phù hợp và có thể biến đổi linh hoạt trong thời kỳ này.

Lựa chọn mặt hàng phù hợp
Lựa chọn mặt hàng phù hợp

Các mặt hàng thiết yếu được xem là cách thức kinh doanh khôn ngoan và được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo nguồn hàng của bạn chất lượng và đảm bảo an toàn cho khách hàng thì mới có thể thu hút nhiều khách đến với bạn.

2.2.2. Chọn kênh bán hàng phù hợp

Xu hướng chuyển sang bán hàng đa kênh ngày càng phổ biến hơn, giúp chủ kinh doanh quảng bá hàng hóa, thương hiệu của mình để nhiều người biết tới và gia tăng đơn hàng, nguồn thu nhập cho chủ cửa hàng.

Tuy nhiên, các kênh bán hàng sẽ có những ưu điểm và rủi ro nhất định. Nếu quản lý quá nhiều kênh bán hàng, bạn có thể không có thời gian quản lý từng kênh và cũng không đem lại hiệu quả.

Mỗi kênh bán hàng sẽ có đặc thù riêng, do đó nên áp dụng việc kinh doanh bán hàng của các kênh riêng biệt. Vì vậy, nếu bạn mới kinh doanh thì nên lựa chọn một kênh bán hàng phù hợp với mình , sau đó tập trung hoàn toàn vào nó, tránh việc lựa chọn quá nhiều kênh khác nhau.

Chẳng hạn, nếu bạn muốn kinh doanh online hoặc kết hợp cả hai hình thức thì có thể chọn bán hàng qua các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki… hay mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Zalo, Instagram…

Chọn kênh bán hàng phù hợp
Chọn kênh bán hàng phù hợp

2.2.3. Quản lý đơn hàng

Các mặt hàng kinh doanh ngày càng đa dạng hơn, do đó chủ cửa hàng kinh doanh cần chú trọng việc quản lý. Khi kinh doanh online, các yếu tố nhận đơn, giao hàng cho khách hàng cần phải được kiểm soát tốt.

Để quản lý hàng hóa và đơn hàng hiệu quả nhất, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng 365 hỗ trợ bán bán hàng thông minh, ghi nhớ các thông tin về đơn hàng và sản phẩm của bạn. Với chi phí hoàn toàn miễn phí, bạn dễ dàng sử dụng phần mềm này giúp bạn quản lý đơn hàng hiệu quả từ quá trình nhận đơn đến giao hàng.

Ngoài ra, khi bạn bán hàng qua các sàn thương mại điện tử hay mạng xã hội cần lựa chọn các kênh giao hàng chất lượng và uy tín, để hàng hóa đến tay khách hàng nguyên vẹn, nhanh chóng và an toàn. Vì vậy, các chủ cửa hàng kinh doanh cần chú ý về vấn đề giao hàng.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được những nên kinh doanh mặt hàng thiết yếu nào và một số lưu ý cần thiết trong quá trình kinh doanh. Bạn nên lựa chọn mặt hàng thiết yếu phù hợp với nhu cầu của thị trường, xây dựng kênh bán hàng uy tín và tìm kiếm nguồn hàng đảm bảo chất lượng, có như vậy việc kinh doanh của bạn mới hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2017 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT