Bí quyết mở cửa hàng bánh ngọt giúp bạn thu lời nhanh, bền vững
Theo dõi work247 tạiBạn là fan lớn của ẩm thực Âu? bạn cảm thấy bị mê hoặc bởi cái vị béo ngậy, thơm ngon của những chiếc bánh donut, gato và và luôn tuôn trào cảm xúc và ý tưởng khi nhào nặn bột với trăm nghìn những hình thù đầy màu sắc khác nhau. Đặc biệt, là bạn thích làm bánh và mong muốn đi lên, khởi nghiệp bằng mô hình kinh doanh bánh ngọt hay mở cửa hàng bánh ngọt nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Đừng lo lắng, hãy theo dõi ngay bài viết để rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình nhé.
1. Mở cửa hàng bánh ngọt - xu hướng hot được lựa chọn bởi nhiều người trẻ
Sự thăng hoa của làn sóng ẩm thực Âu tại Việt Nam đã kiến tạo cho nhiều mô hình kinh doanh nhà hàng, của hàng ra đời. Trong đó, những cửa hàng bánh ngọt với những màu sắc bắt mắt, hương vị ngọt lịm mọc lên ở mọi nẻo phố trở thành địa điểm lui tới của nhiều người, nhất là trong những dịp tiệc tùng hay sinh nhật. Thay vì đi nhập bánh hay chỉ làm bánh theo đam mê và phục vụ các thành viên trong gia đình như trước khi, ngày càng nhiều 9x lựa chọn phương thức làm giàu từ những cửa hàng bánh ngọt. So với nhiều mô hình kinh doanh ẩm thực khác, chi phí mở cửa hàng bánh ngọt không quá lớn nhưng nguồn lợi nhuận thu về rất hấp dẫn.
Quan trọng nhất, kinh doanh bánh ngọt dù bánh handmade đến các loại bánh được nhập về từ các tiệm bánh ngọt lớn đều hút được thị hiếu của đông đảo bộ phận người dùng. Họ không chỉ xuất phát từ nhu cầu phục vụ các sự kiện quan trọng mà còn được xem như một món Dessert, món tráng miệng, đồ ăn vặt hằng ngày…được yêu thích của rất nhiều người. Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ của mô hình kinh doanh và giao hàng trực trực tuyến, cũng làm cho việc tiếp cận đối tượng mục tiêu của các cửa hàng trực tuyến trở nên dễ dàng hơn. Nhất là, không chỉ thu về lợi nhuận mà mở cửa hàng bánh ngọt trở thành trend được giới khởi nghiệp yêu thích khi được đồng hành cùng đam mê, sự sáng tạo.
2. Chiếc lược mở cửa hàng bánh ngọt cho bạn
Mở cửa hàng bánh ngọt được xếp vào tốp mô hình kinh doanh hit hot và hút sự quan tâm của nhiều người trẻ khởi nghiệp, tuy nhiên cũng chính vì lẽ đó, mà thị trường bánh ngọt hiện đang bị cạnh tranh khốc liệt về cả nguồn nguyên liệu lẫn số lượng dày đặc các cửa hàng bánh ngọt trên quy mô nhỏ. Để có thể thành công nhờ mô hình này, chỉ đam mê làm bánh chưa đủ, bạn cần phải vạch ra một chiến lược cụ thể cho bạn thân mình ngay từ khi khởi phát ý tưởng. Đầu tiên sẽ là bước lập kế hoạch kinh doanh.
2.1. Bạn đã biết lập kế hoạch cho bản thân khi mở cửa hàng bánh ngọt
Nếu dành thời gian tìm hiểu nghiên cứu về chiếc lược kinh doanh bánh ngọt, chắc bạn là cũng nắm rõ được được hai mô hình mở cửa hàng bánh ngọt được ưa chuộng nhất hiện nay bao gồm: kinh doanh bánh ngọt nhập về và kinh doanh bánh ngọt handmade. Tùy vào hình thức mà bạn lựa chọn, thì mình sẽ có những bước quan trọng sau đây để lên kế hoạch.
2.1.1. Chuẩn bị đầy đủ những trang thiết bị phục vụ quá trình kinh doanh bánh
Khi xác định mở cửa hàng bánh ngọt, điều đầu tiên bạn cần phải tính chính là những trang thiết bị phục vụ quá trình làm bánh và bảo quản bánh tươi ngon trước khi trao đến tay người tiêu dùng.
Nếu bạn trực tiếp làm bánh, thiết bị cần chuẩn bị ngoài nguồn nguyên liệu là máy đánh trứng, máy trộn bột, lò nướng bánh và thiết bị giữ khô thoáng, chống côn trùng và đặc biệt là không gian, nội thất trong cửa hàng bao gồm bàn ghế và đồ trang trí để phục vụ khách lui tới ghé thăm và mua bán. Dĩ nhiên, không gian càng thoáng mát, ấm áp, sạch sẽ sẽ hút khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên và kích thích họ đến cửa hàng của bạn vào lần tiếp theo để thưởng thức.
Nếu quyết định nhập bánh từ những thương hiệu uy tín, các bạn phải tính toán đến chi phí mua giá để và tủ để bảo quản nhé.
2.1.2. Xác định địa chỉ nhập nguồn nguyên liệu, nguồn bánh uy tín
Khi bắt tay vào kinh doanh bánh ở vị trí là người làm bánh Handmade, dù rằng nguồn nguyên liệu làm bánh được bày bán ở hầu khắp các cửa hàng tạp hóa, siêu thị…tuy nhiên, nếu định hướng làm lâu dài và tiết kiệm bạn có thể liên hệ với các địa chỉ chuyên cung cấp nguồn nguyên liệu để nhập về với số lượng lớn.
Tùy vào những bánh khác nhau, mà khâu chuẩn bị và chọn địa chỉ cung cấp nguyên liệu khác nhau. Tuy nhiên, những đại diện không thể thiếu trong lớp nguyên liệu này bao gồm: Các loại bột như bột mì đa dụng, bột ngô, bột nở đến sữa, kem, trứng, đường. Khi bạn quyết định nhập khẩu sau đó phân phối lại bánh ngọt cho khách hàng, cần xác định thương hiệu bánh bạn muốn nhập và liên hệ đàm phán về giá cả nhập trước khi tiến hành hợp tác.
2.1.3. Lựa chọn bánh ngọt để kinh doanh và đối tượng khách hàng
Bạn có thể sáng tạo ra nhiều sản phẩm bánh ngọt đẹp mắt và ngon miệng, tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc bạn sẽ làm tất cả những sản phẩm bánh này để phục vụ kinh doanh vì hiệu quả còn phụ thuộc rất lớn về nhu cầu thực tế của đối tượng khách hàng mà bạn hướng tới. Do vậy, bạn cần xác định cụ thể là mình sẽ lựa chọn loại bánh ngọt nào để kinh doanh và đối tượng có nhu cầu lớn về loại bánh đó. Khi bạn muốn làm bánh và hướng đến đối tượng là người trẻ nên xác định thị hiếu của đại bộ phận người trẻ trước, ví dụ như sự bắt mắt, đa dạng hướng vị, thậm chí đặt tên bánh có cảm giác lạ tai.
Đặc biệt, người trẻ thường có xu hướng lựa chọn những loại bánh ăn kèm cùng với những đồ uống khác như trà. Còn nếu hướng vào đối tượng dân văn phòng hay những bà mẹ bỉm sữa đến đối tượng đang muốn giảm lượng đường trong khẩu phần ăn nhưng vẫn muốn ăn bánh…hương vị và gu bánh có đôi chút khác biệt. Đó có thể là những chiếc bánh có lượng đường thấp, có lớp vỏ thường bọc ngoài bởi ngũ cốc.
2.1.4. Hãy suy nghĩ về những sản phẩm đồ uống hay phụ kiện đi kèm
Bánh là sản phẩm chính trong cửa hàng của bạn tuy nhiên để phục vụ được nhu cầu của khách hàng, bạn cần phải suy nghĩ đến những sản phẩm, phụ kiện đi kèm để gia tăng thêm hương vị của món bánh. Thường thì nhiều chủ cửa hàng lựa chọn cà phê, sữa, trà, kem. Bạn có thể cân nhắc và lựa chọn thêm những sản phẩm đi kèm để bán cùng, điều này sẽ tăng hiệu quả bán hàng vừa giúp sản phẩm bánh của mình trở nên thu hút, hấp dẫn.
2.2. Để mở cửa hàng bánh ngọt bạn cần bao nhiêu vốn?
2.2.1. Chuẩn bị chi phí thuê mặt bằng
Trường hợp nhà ở các bạn ở vị trí thuận lợi giáp với các đường lớn, đông đúc người qua lại, đặc biệt là đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn như khu trung tâm mua sắm, trường học thì là điều cực kỳ thuận lợi để gia tăng doanh số. Tuy nhiên, nếu không được như vậy, bạn bắt buộc có phương hướng thuê mặt bằng để kinh doanh.Tùy theo độ đắc địa của vị trí mà chi phí thuê mặt sẽ khác nha, số tiền này có thể giao động từ vài triệu đến cả chục triệu đồng.
2.2.2. Chi phí về dụng cụ làm bánh và nguồn nguyên liệu
Ngoài thuê mặt bằng, số tiền chi cho dụng cụ làm bánh và nguồn nguyên liệu cũng kha khá mà bạn phải tính toán từ đầu.Về dụng cụ, bạn nên đầu tư nguyên những bộ hiện đại nhất để dùng được lâu dài. Còn về nguyên liệu, tùy theo quy mô của quán và số lượng bánh được bán trong ngày, số đơn hàng dự kiến sẽ được giao để tính nguồn nguyên liệu cần đảm bảo. Ngoài ra, dù tiệm bánh nhưng nhiều đơn hàng hay tiệm bánh với quy mô lớn, bạn cũng phải cân nhắc đến số tiền thuê nhân công đề phục vụ giao hàng khi tại địa chỉ bán hàng có các cơ sở vận chuyển và nhân viên phục vụ.
Số vốn để chi trả khi bạn mong muốn mở một cửa hàng bánh ngọt giao ít nhất giao động từ 20 -50 triệu đồng. Đó là chưa kể thêm chi phí quảng cáo, marketing để tăng thêm thương hiệu cho cửa hàng.
Trên đây chính là một số chia sẻ về kinh nghiệm mở cửa hàng bánh ngọt cho bạn có thể áp dụng khi quyết định khởi nghiệp với lựa chọn này. Ngoài ra để tăng thêm sự chú ý của khách hàng mục tiêu ngay từ thời điểm đầu tiên khai trương, có thể kết hợp các chương trình về khuyến mãi, giảm giá, tặng kèm thêm quà, để kích thích mua sắm nhé.
1278 0