Mô tả công việc cộng tác viên kinh doanh đầy đủ và chi tiết nhất
Theo dõi work247 tạiCộng tác viên kinh doanh hiện nay được xem là một công việc khá phổ biến với nhiều đối tượng lao động và lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Song không phải bất kỳ ai cũng phù hợp với công việc khi chưa biết được rõ về mô tả công việc cộng tác viên kinh doanh. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất dành cho những ứng viên đang quan tâm công việc này.
1. Cộng tác viên kinh doanh - một công việc, nhân đôi lợi ích
Kinh doanh luôn là một lĩnh vực được nhiều người yêu thích dù là kinh doanh nhỏ lẻ cho đến hoạt động kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp, tập đoàn. Đặc biệt với sự phát triển của internet cũng như các phương thức trao đổi thông tin hiện đại, đa năng mới thì các hình thức kinh doanh cũng trở nên đa dạng hơn. Từ lý do này đã dẫn đến nhu cầu cần nhiều hơn các “cầu nối” kinh doanh để có nhiều hơn nguồn khách hàng từ các kênh bán hàng mới đó. Và những “cầu nối” mà chúng ta nhắc đến ở đây chính là cộng tác viên kinh doanh. Đúng như tên gọi, những người làm công việc này sẽ có vai trò cộng tác, hỗ trợ cho công việc của bộ phận kinh doanh chính.
Lý do khiến cho cộng tác viên kinh doanh hiện nay được tuyển dụng nhiều đồng thời cũng nhiều ứng viên theo đuổi là vì nó có khả năng đáp ứng được lợi ích ngắn hạn của cả 2 bên chủ doanh nghiệp, cửa hàng và các CTV (Cộng tác viên). Trong đó, tuyển cộng tác viên kinh doanh sẽ không bị tốn chi phí nhân lực của doanh nghiệp, đồng thời cộng tác viên kinh doanh cũng không bị gò ép về thời gian hay môi trường làm việc. Đổi lại doanh nghiệp và chủ cửa hàng vẫn có lợi nhuận từ “cầu nối” cộng tác viên, còn cộng tác viên thì vẫn có thu nhập từ công việc của mình. Nói tóm lại, cộng tác viên kinh doanh là một công việc nhưng có khả năng nhân đôi lợi ích, đặc biệt về vấn đề liên quan đến lợi nhuận.
2. Mô tả công việc cộng tác viên kinh doanh
Như đã nói ở trên, trách nhiệm cao nhất của công tác viên kinh doanh chính là đem lại nguồn doanh thu cho doanh nghiệp khi các công ty tuyển dụng ở vị trí này. Nó tương tự với vai trò cuối cùng của nhân viên kinh doanh, song trách nhiệm của cộng tác viên kinh doanh tập trung hơn về các công việc liên quan đến tìm kiếm nguồn khách hàng. Và trong mỗi lĩnh vực thì các nhánh công việc của cộng tác viên kinh doanh sẽ khác nhau, song nhìn chung nó vẫn tồn tại 5 công việc sau:
2.1. Đăng tải các bài viết về doanh nghiệp và sản phẩm lên các kênh bán hàng
Công việc đầu tiên mà một cộng tác viên kinh doanh sẽ phải làm đó là đăng tải các bài viết về doanh nghiệp và sản phẩm lên các kênh bán hàng. Các kênh bán hàng chủ yếu được sử dụng như: Facebook (bao gồm facebook cá nhân, các hội nhóm, fanpage), Zalo, Instagram, Website, Forum, … Những bài đăng này sẽ được đại diện công ty hướng dẫn chi tiết để có thể đạt hiệu quả nhất cũng như chứa đựng những thông tin chính xác nhất theo kế hoạch kinh doanh của công ty. Mục đích của việc này vừa là quảng bá sản phẩm cũng như tạo ra một mạng lưới bán hàng rộng hơn trên các kênh bán hàng của công ty đó.
2.2. Tìm kiếm và tiếp cận các nguồn khách hàng
Thứ hai, thông qua việc đăng tải thì các cộng tác viên kinh doanh có thể có được những khách hàng đầu tiên của mình. Tuy nhiên thì các bạn vẫn phải chủ động tìm kiếm thêm nguồn khách thông qua các cách khác bao gồm mối quan hệ xã hội, bạn bè mạng xã hội, … Khi đã tìm kiếm được các nguồn khách hàng này, cộng tác viên kinh doanh sẽ tiếp tục thực hiện việc tạo phễu khách hàng để sàng lọc những khách nào tiềm năng hay không, đâu là khách nét và đâu là khách hàng vẫn đang trong quá trình phân vân. Sau đó các bạn sẽ tiếp cận và tìm các cách để lôi kéo khách hàng quan tâm đến sản phẩm, thương hiệu mà mình đang cộng tác nhiều hơn.
Xem thêm: Việc làm nhân viên kinh doanh
2.3. Tư vấn và giới thiệu sản phẩm đến khách hàng
Thứ ba, một nhiệm vụ quan trọng nhất của cộng tác viên kinh doanh đó chính là tư vấn và giới thiệu sản phẩm. Ở đây, các bạn đóng vai trò là đại sứ thương hiệu tương tự như các nhân viên kinh doanh. Song ưu điểm là các bạn sẽ không bị ép doanh số trực tiếp từ công ty nên việc tư vấn và giới thiệu có phần nhẹ nhàng hơn. Thế nhưng nếu bạn muốn có nhiều hơn thu nhập cho mình thì bạn cần cố gắng phát huy ở khâu này để thúc đẩy nhanh giải đoạn chốt đơn của khách. Trong quá trình tư vấn, các bạn không chỉ giới thiệu, quảng bá mà còn phải giải đáp các thắc mắc của khách hàng sao cho thỏa đáng và tạo được niềm tin của khách với thương hiệu và chính người bán là bạn.
2.4. Chuyển hồ sơ khách hàng, đơn đặt hàng đến công ty
Thứ tư, khi khách đã chốt đơn thì cộng tác viên có nhiệm vụ chuyển hồ sơ khách hàng, thông tin đặt hàng của khách đến công ty. Ở bước này, mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng một chu trình riêng, cũng như có thể phát sinh là nhiều công việc nhỏ khác để có thể đảm bảo việc chính xác, cụ thể trong yêu cầu mua hàng của khách, từ đó mang đến sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Việc bán hàng đã trung gian qua nhiều cầu nên rất dễ xảy ra sai sót trong quá trình trao đổi thông tin, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích và thu nhập của cộng tác viên. Vì vậy cộng tác viên kinh doanh sẽ phải làm chính xác, cẩn thận khâu này.
2.5. Thanh toán và chuyển giao tiền nhận với công ty
Về cuối quý, nhân viên kinh doanh phải thực hiện việc thanh toán và chuyển giao số tiền nhận từ khách hàng để hoàn trả cho công ty. Bước này sẽ có hai hình thức như sau. Nếu cộng tác viên ứng trước tiền cho công ty để lấy sản phẩm và tự giao cho khách hàng, thì bạn sẽ không phải thực hiện việc thanh toán sau khi nhận tiền từ khách hàng cho công ty. Ngược lại, nếu cộng tác viên chỉ là trung gian giữa khách hàng và công ty thì bạn sẽ báo cáo đơn đặt hàng cho công ty, có thể thu hộ hoặc không. Sau đó vào cuối tháng, công ty sẽ trích chiết khấu và trả lại cho bạn. Tuy nhiên nhìn chung, thì cộng tác viên kinh doanh sẽ ít có khả năng bị tổn thất hơn khi trực tiếp kinh doanh vì bạn sẽ không phải ôm hàng, mà chỉ giao và nhận khi có khách.
Xem thêm: Tìm việc làm giám sát kinh doanh
3. Quyền lợi và mức lương của cộng tác viên kinh doanh
Đối với vị trí cộng tác viên kinh doanh, các bạn sẽ nhận được 3 quyền lợi điển hình, cũng là đặc trưng của công việc này đó là:
- Được đào tạo chuyên môn miễn phí: bạn sẽ được training và tham gia các buổi học miễn phí về các kỹ năng bán hàng, và mẹo tiếp cận khách hàng cũng như các kiến thức bổ ích về lĩnh vực kinh doanh của công ty đó
- Có được thu nhập theo doanh thu cá nhân: cộng tác viên kinh doanh là điển hình của nhóm việc làm vừa chơi và vẫn vừa có tiền do các bạn được chiết khấu, chia cầu doanh thu
- Làm việc thời gian linh động, môi trường tự do: cộng tác viên kinh doanh được phép làm việc tự do theo thời gian rảnh của các bạn và cũng không bắt buộc phải làm việc tại văn phòng
Về mức lương, như đã nói ở trên, cộng tác viên kinh doanh sẽ chỉ có duy nhất một mức lương đó là theo doanh thu của bạn. Nói cách khác, làm được nhiều thì bạn thu được nhiều, làm được ít thì bạn thu được ít, mà làm việc không hiệu quả thì các bạn cũng sẽ không có thu nhập. Cho nên để có một con số cụ thể về mức lương của công tác viên kinh doanh thì gần như là khó để chỉ ra. Song có thể nhận thấy cộng tác viên kinh doanh ở một số lĩnh vực và công ty lớn có một mức thu nhập khá cao, có thể lên đến hơn 10.000.000 đồng.
Tìm việc làm cộng tác viên kinh doanh
4. Yêu cầu khi tuyển dụng cộng tác viên kinh doanh
Nhìn chung, điều kiện để ứng tuyển vị trí công tác viên kinh doanh không quá khắt khe, chưa nói là khá dễ dàng và phù hợp với hầu hết mọi đối tượng lao động. Cụ thể sẽ gồm có những yêu cầu cơ bản sau khi tuyển dụng cộng tác viên kinh doanh:
- Thứ nhất ứng viên phải đủ 18 tuổi, đã tốt nghiệp THPT
- Thứ hai ở một vài tính chất công việc kinh doanh mà yêu cầu ứng viên phải có sổ khổ khẩu hoặc đăng ký tạm trú tạm vắng ở địa bàn kinh doanh
- Thứ ba, ứng viên bắt buộc phải có laptop, máy tính để bàn và smartphone
- Thứ tư, ứng viên phải có phương tiện di chuyển cá nhân
- Thứ năm, ứng viên phải có sự ham học hỏi cũng như chịu khó lẫn “máu” kinh doanh
- Thứ sáu, ứng viên phải luôn trung thực trong việc kê khai doanh thu cũng như đảm bảo các thông tin chiến lược kinh doanh nội bộ của công ty
Cuối cùng vị trí cộng tác viên kinh doanh không yêu cầu về kinh nghiệm, song nếu ứng viên đã từng làm việc trong lĩnh vực kinh doanh của công ty trước đó có thể sẽ là một điểm cộng ưu tiên.
5. Có work247.vn, gặt nhiều cơ hội cộng tác viên kinh doanh
Để bắt đầu tìm kiếm việc làm cộng tác viên kinh doanh, các bạn có thể dùng đến bất kỳ một phương tiện truyền thông nào hiện nay như: báo chí, truyền hình, internet, facebook, sự giới thiệu của bạn bè. Tuy nhiên để giúp các bạn tiết kiệm được thời gian cũng như đảm bảo tính xác thực của việc làm cũng như công ty tuyển dụng, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn website work247.vn. Chỉ cần gõ tìm kiếm việc làm “cộng tác viên kinh doanh” tại trang chủ của website này, các bạn sẽ nhận về vô số các tin tuyển dụng hấp dẫn nhất ở mọi lĩnh vực kinh doanh và mọi nơi trên khắp 63 tỉnh thành.
Không những thế, đối với nhà tuyển dụng, work247.vn còn mang đến “kho” ứng viên cho vị trí Cộng tác viên kinh doanh chất lượng nhất. Từ đó hỗ trợ cho công tác tuyển dụng của bạn trở nên dễ dàng hơn. Work247.vn cung cấp cho bạn những gói lọc hồ sơ ứng viên cộng tác viên kinh doanh ưu đãi nhất cũng như vô vàn các cách thức tuyển dụng hiện đại nhất hiện nay. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo bản mô tả công việc cộng tác viên kinh doanh dưới đây để có thể tự tạo tin đăng tuyển dụng hấp dẫn nhất cho công ty của mình.
Mô tả công việc cộng tác viên kinh doanh.doc
Hy vọng rằng, bài viết trên đã cung cấp cho tất cả các bạn những thông tin chi tiết về mô tả công việc cộng tác viên kinh doanh. Từ đó, chúng tôi hy vọng tiếp thêm sự tự tin khi đi ứng tuyển vị trí này cho bạn.
3622 0