Cập nhập nhanh mẫu mô tả công việc thợ điện mới nhất!
Theo dõi work247 tạiThợ điện chắc không còn là một công việc quá xa lạ đối với đời sống hiện nay. Tuy nhiên hình ảnh của những người hùng “leo cột điện” liệu có chỉ dừng lại ở việc kiểm tra các đường dây chằng chịt trên cao? Ngay tại bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ rõ cho bạn những câu trả lời về nhiệm vụ và yêu cầu để trở thành một thợ điện nhé!
1. Công việc thợ điện
1.1. Những thông tin về công việc thợ điện
Thợ điện là một công việc tay chân, là cá nhân có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực điện dân dụng hoặc điện công nghiệp. Hầu hết các nhiệm vụ về khắc phục sự số, sửa chữa các sai sót kỹ thuật điện thường do một tay các thợ điện đảm nhiệm.
Đối với các thợ điện dân dụng, công việc của họ tập trung chủ yếu là sửa chữa các bóng đèn, sữa chữa cháy chập điện, sửa ổ cắm điện và các thiết bị điện trong gia đình. Khác với các thợ điện dân dụng thì nhiệm vụ của thợ sửa điện công nghiệp có phần nặng hơn. Phạm vi của các thợ điện công nghiệp là thực hiện các nhiệm vụ tại nhà xưởng, khu công nghiệp, sửa chữa các hệ thống máy móc trong khu công nghiệp, sửa chữa các hệ thống tủ điện, dây chuyền sản xuất…
Bởi vì các công việc của các thợ điện thường xoay quanh các công việc về điện, chính vì vậy có kiến thức và có kinh nghiệm về ngành điện là một trong những điều kiện vô cùng quan trọng. Ngoài ra những tố chất như cẩn thận, tỉ mỉ cũng là một trong những tiêu chuẩn quan trọng khi muốn tham gia vào công việc liên quan đến điện. Bởi lẽ, điện là một thứ vô cùng nguy hiểm, nhưng nếu kiểm soát tốt nó lại mang lại nhiều điều có lợi. Thế nhưng chỉ cần có chút sơ xuất, bất cẩn cũng sẽ tự làm tổn thương chính mình, đồng thời ảnh hưởng cả với những người xung quanh. Để có thể hiểu rõ hơn về công việc của các thợ điện thì ngay sau đây hãy cùng Work247.vn khám phá những thông tin thú vị này nhé!
1.2. Nhiệm vụ chính của các thợ điện là gì?
- Cài đặt và bảo trì hệ thống điện, đảm bảo sự điều khiển ổn định trong suốt quá trình xây dựng và bảo trì hệ thống.
- Kiểm tra các thiết bị, thành phần, máy móc về điện như cầu dao, máy biến thế…
- Kịp thời kiểm tra, phát triển các vấn đề của nguồn điện
- Cân nhắc sử dụng, thay thế các thiết bị, đồ đạc sử dụng điện
- Xem xét và đọc bản thiết kế đồng thời phác họa được mạch điện hoặc các thiết bị điện khác
- Lắp đặt các hệ thống điện, bảo trì các hệ thống chiếu sáng đô thị, thành phố
- Lắp đặt các bộ phận điều khiển như công tơ, công tác…
- Sửa chữa và kiểm tra các động cơ điện 1 chiều và 2 chiều
- Biết sử dụng các dụng cụ đo điện năng để xác định các thông số kỹ thuật trong điều kiện thực tế
- ...
Trên đây là những nhiệm vụ của thợ điện công nghiệp, để có thể giúp cho công việc này trở nên gần gũi và dễ hình dung hơn, chắc hẳn bạn cũng không thể quên được những người thợ sửa điện phải trèo lên những cột điện cao vài mét đúng không? Họ chính là những người thợ điện công nghiệp, và để có thể hiểu rõ hơn về quyền lợi cũng như mức lương mà họ sẽ được hưởng thì bạn đừng vội bỏ qua những thông tin ngay sau đây nhé!
2. Mức lương và quyền lợi của các thợ điện
2.1. Quyền lợi của các thợ điện
- Được đóng bảo hiểm theo đúng quy định của nhà nước, doanh nghiệp.
- Được hưởng lương tháng thứ 13, các mức lương thưởng vào các dịp lễ tết
- Được trang bị các bộ đồ bảo hộ trong quá trình làm việc
- Được hỗ trợ tiền xăng xe, tiền ăn trưa tại công ty ở mỗi ca làm
2.2. Mức lương dành cho các thợ điện
Đối với các thợ điện dân dụng thì hoàn toàn có thể tự mình “tiếp thị” chính mình đến với các hộ gia đình lân cận, buôn bán các thiết bị điện để có thể kiếm thêm thu nhập cho chính mình. Mức thu nhập thường giao động trong mức 5 đến 7 triệu / tháng
Đối với các thợ điện công nghiệp, mức lương trung bình cho các “tân binh” đó là 5 triệu - 7 triệu / tháng. đối với những thợ điện có kinh nghiệm và chuyên môn cao thì mức lương có thể giao động trong mức 10 triệu đến 15 triệu / tháng. Ngoài ra nếu như thợ điện chuyên làm việc trong các nhà máy lớn thì có thể hưởng mức lương là 20 triệu/ tháng
Bởi vì công việc tay chân này yêu cầu kiến thức và kỹ năng cao. Vậy nên mức lương và kinh nghiệm sẽ tỷ lệ thuận, bổ trợ lẫn nhau để mang lại thu nhập nhất định.
3. Tiêu chuẩn để làm công việc thợ điện là gì?
3.1. Trình độ về kiến thức chuyên môn nghề nghiệp
Nhìn chung nếu bạn chỉ coi rằng thợ điện chỉ cần trèo lên các cột điện cao, hiểu về điện là có thể tham gia công việc ngay thì có lẽ bạn đã nhầm. Không chỉ đơn giản là việc hiểu về những kiến thức về điện mà các thợ điện cần những tiêu chuẩn làm việc như sau:
- Có kiến thức và hiểu về những nguyên lý hoạt động của thiết bị máy móc, các loại máy phát điện một chiều, hai chiều với những công suất điện khác nhau.
- Có kiến thức và thành thạo các cấu tạo chi tiết kỹ thuật của nguyên lý động cơ pha pha.
- Có kiến thức và nắm rõ những nguyên tắc hoạt động của các máy biến áp.
- Có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ sâu về những máy móc điều khiển, thiết bị liên quan đến điện.
- Có kiến thức về an toàn lao động để có thể kịp thời ứng phó với các điều kiện khắc nghiệt từ phía công việc
Xem thêm: Mô tả công việc thợ lặn
3.2. Trình độ kỹ năng cần thiết về ngành điện lực
Ngoài những kiến thức trên sách vở ra thì các bạn cũng cần phải có trình độ, kỹ năng cần thiết trong quá trình làm việc ví dụ như:
- Các kỹ năng lắp đặt, kiểm tra các thiết bị máy phát điện
- Cách vận hành các máy móc động cơ 3 pha không đồng bộ khác nhau
- Sửa chữa các vấn đề về các thiết bị điện điện gia dụng trong gia đình
- Biết lắp đặt, vận hành và bảo trì các thiết bị của máy biến áp, các thiết bị điều khiển, các thiết bị cảnh báo
- Sử dụng các dụng cụ đo đạc cần thiết cho công việc để đem lại một sự chính xác nhất nhận định trong công việc
- Hãy hiểu rõ các phương pháp và cách thức liên quan đến an toàn lao động để tự bảo vệ mình và người khác xung quanh.
3.3. Những tố chất không thể thiếu của người thợ điện
Thái độ làm việc của thợ điện
Gần như có thể cho rằng để có thể đảm bảo được năng suất làm việc hiệu quả và tích cực thì người thợ điện phải có một niềm đam mê với nghề, có thái độ làm việc tốt. Đó cũng chính là những tiêu chuẩn đầu tiên để trở thành một người thợ điện chuyên nghiệp.
- Trong các bước thao tác kiểm tra, lắp ráp, vận hành các thiết bị điện thì người thợ phải có một sự tinh tế, tỉ mỉ và cẩn thận để tránh xảy ra những tai nạn ngoài ý muốn
- Trong bất kì công việc nào cũng sẽ có những quy trình làm việc nhất định và đặc biệt là thợ điện cũng không nằm ngoài việc đó, chính vì vậy người thợ điện cần phải làm đủ và đúng các quy trình trong quá trình làm việc.
- Điện luôn luôn biến hóa và thay đổi theo thời gian, chính vì vậy mà yêu cầu người thợ điện phải luôn tìm tòi, học hỏi những điều mới và điều hay thì mới tồn tại và phát triển được trong công việc này.
- Việc phải làm việc theo nhóm từ hai người trở lên là điều mà các thợ điện phải làm và chính vì điều này mà thợ điện phải có một tinh thần hòa đồng, tự chủ cũng như tinh thần làm việc nhóm, phải tạo ra những mối quan hệ đồng nghiệp khăng khít thì mới có thể hợp tác làm việc một cách hiệu quả nhất
- Ngoài ra trong một số trường hợp bất khả kháng thì người thợ điện phải chủ động linh hoạt, giải quyết và khắc phục khó khăn, tình huống một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất
Sức khỏe làm việc
Ngoài ra không những chỉ có thái độ và sức khỏe là một trong những tiêu chuẩn không thể thiếu bởi môi trường làm việc không hề đơn giản mà ngược lại các thợ điện phải làm việc trong môi trường vô cùng khắc nghiệt, với địa điểm thời gian không hề cố định. Để có thể chạy đua được với thời gian, môi trường việc làm thì thợ điện phải là người có một sức khỏe tốt không mắc các bệnh về tim, các bệnh không truyền nhiễm,,
Chính vì điều này mà các thợ điện cần phải đảm bảo một số các yêu cầu sau đây:
- Bởi vì đặc thù công việc sẽ phải trèo lên các cột điện cao để trực tiếp sửa chữa, chính vì vậy người thợ điện cần thiết là người không có chứng “sợ độ cao”
- Ngoài ra, công việc cũng không phù hợp cho những ai có bệnh về xương khớp thì “thoát vị đế đệm” hay các bệnh về huyết áp, tim mạch, các bệnh không lây nhiễm như bệnh phổi, bệnh dạ dày…
- Công việc này yêu cầu các thợ điện phải có khả năng kiên trì và duy trì công việc. Có thể coi rằng “làm bạn với điện” không phải là một điều thú vị vì công việc này không yêu cầu tính sáng tạo mà yêu cầu về tính tuân thủ đầy đủ các quy tắc và quy trình nhất định. Chính vì vậy nếu như vạn không kiên trì thì có thể bạn sẽ sớm bỏ cuộc.
Tìm việc làm kỹ sư điện công nghiệp
4. Tìm việc thợ điện ở đâu cho dễ?
Với những thông tin như đã nêu trên, nếu như bạn là một người có niềm đam mê với điện gia dụng hoặc điện công nghiệp thì chắc hẳn thợ điện là một công việc không thể bỏ qua. Tuy nhiên bạn đã biết tìm việc thợ điện ở đâu chưa?
Nếu câu hỏi này khiến bạn phải đau đầu suy nghĩ thì đừng lo Work247.vn sẽ giúp bạn tìm kiếm ngay những công việc thợ điện một cách nhanh nhất. Bạn hãy tham khảo qua Work247.vn để tìm kiếm nhiều hơn cho mình 1 cơ hội thợ điện nhé!
Trên đây là những thông tin quan trọng về mô tả công việc thợ điện, mong rằng với những thông tin trên đây work247.vn sẽ giúp bạn có thể tìm được một công việc với môi trường phù hợp với bản thân bạn
3447 0