Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp tiếp thị quảng cáo
Theo dõi work247 tạiMột bản CV với sự góp mặt của phần mục tiêu nghề nghiệp không còn quá xa lạ với chúng ta, từ những bạn sinh viên mới ra trường tới những người đã làm việc lâu năm. Vậy viết mục tiêu như thế nào cho ấn tượng đây? Bài viết này sẽ bật mí cho bạn một số ví dụ khi viết mục tiêu nghề nghiệp tiếp thị quảng cáo đó.
Thị trường ngày càng bão hòa, các doanh nghiệp phải cạnh tranh khốc liệt để có thể đứng vững trên thị trường. Vì thế, các doanh nghiệp rất cần những nhân viên tiếp thị quảng cáo để đẩy mạnh mức độ nhận biết, danh tiếng doanh nghiệp, các hoạt động xúc tiến bán, truyền thông doanh nghiệp,... Đây là công việc khá năng động, sáng tạo được rất nhiều người lựa chọn để học tập và làm việc. Theo chân chúng tôi để biết được cách viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng nhé.
1. Viết mục tiêu nghề nghiệp tiếp thị quảng cáo cho những người đã có kinh nghiệm
Một ứng viên đã có kinh nghiệm bao giờ cũng được để mắt tới nhiều hơn là các ứng viên chưa có kinh nghiệm. Bởi các doanh nghiệp chỉ cần đào tạo sơ qua là các bạn có thể tự nghiên cứu và nắm bắt, thực hiện ngay được vai trò của mình. Còn với những người chưa có kinh nghiệm, nhà tuyển dụng không biết chắc được người này có phù hợp với vị trí đó hay không và mất nhiều thời gian cho việc đào tạo từ đầu. Do đó, trong cv tiếp thị quảng cáo khi viết mục tiêu nghề nghiệp vào vị trí nhân viên tiếp thị quảng cáo, bạn cần nhấn mạnh vào điểm mạnh này của mình.
Một số ví dụ:
- Với kinh nghiệm 2 năm làm việc tại vị trí nhân viên tiếp thị quảng cáo ở công ty cũ, tôi nghĩ bản thân có đủ năng lực để tiếp nhận công việc này. Trong 3 năm tới, tôi mong muốn sẽ đồng hành cùng công ty lâu dài, giúp công ty đạt được doanh số tăng 20% sau mỗi năm. Và cũng trong thời gian đó, tôi sẽ được xem xét để lên vị trí quản lý trong doanh nghiệp.
- Tôi đảm nhiệm vị trí nhân viên tiếp thị quảng cáo trong công ty cũ và liên tục trong 2 năm đạt giải nhân viên xuất sắc. Với khả năng đó, tôi mong muốn sau 2 năm làm việc tại công ty, tôi sẽ được lên vị trí quản lý, giúp doanh nghiệp giải quyết được vấn đề danh tiếng trong hiện tại và tăng doanh thu.
Xem thêm: Việc làm tiếp thị quảng cáo
2. Viết mục tiêu nghề nghiệp tiếp thị quảng cáo cho những người chưa có kinh nghiệm
Tiếp thị quảng cáo không phải cứ có kinh nghiệm nhiều thì sẽ làm được nhiều hơn những người chưa có kinh nghiệm. Chỉ là khi đã có kinh nghiệm, người làm việc sẽ có công cụ, tiền đề, hỗ trợ nhiều hơn trong quá trình nắm bắt công việc. Tuy nhiên, đôi khi chưa có kinh nghiệm cũng là một lợi thế, người chưa có kinh nghiệm sẽ như một tờ giấy trắng, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng vẽ hoa vẽ lá hơn trên tờ giấy đó. Với những người đã có kinh nghiệm, họ đã quen với cách làm việc, với văn hóa doanh nghiệp trước đó nên có thể sẽ trở nên cứng nhắc và không thể hòa đồng với doanh nghiệp mới. Ngoài ra, tiếp thị quảng cáo lại thay đổi liên tục hàng ngày, hàng giờ, đòi hỏi những người làm việc phải không ngừng học tập và trau dồi kiến thức; nên có thể những kinh nghiệm đã có không thể áp dụng trong thời gian tới, nên những người trẻ đầy óc sáng tạo sẽ có một điểm cộng.
Vậy chưa có kinh nghiệm thì mình viết gì bây giờ? Một lợi thế của người mới ra trường, chưa có kinh nghiệm chính là những kiến thức nền tảng vững chắc khi học trong nhà trường. Do đó, hãy nhấn mạnh yếu tố này khi viết mục tiêu nghề nghiệp của mình. Các kỹ năng bạn được rèn giũa cho bạn sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình tiếp cận công việc này. Đồng thời, qua phần mục tiêu cũng hãy thể hiện tinh thần ham học hỏi, cầu tiến, nhiệt huyết, sẵn sàng bất chấp để dấn thân với công việc này nhé. Tuổi trẻ mà, ngại gì không thử đúng không nào? Sau đây sẽ là một số ví dụ cho bạn:
- Trong quá trình học tập tại trường đại học, em đã tích lũy và nắm vững kiến thức của các môn chuyên ngành, các kỹ năng mềm cần thiết. Trong 1 năm tới, em sẽ cố gắng sử dụng hết kỹ năng của mình để có thể học hỏi kinh nghiệm, tích lũy thêm kiến thức để có thể trở thành nhân viên chính thức trong công ty.
Xem thêm: Công ty tuyển dụng việc làm
- Với đầy đủ kiến thức và kỹ năng về ngành học như một sinh viên mới ra trường, tôi hy vọng sẽ cùng hoàn thành tốt các công việc được giao và trở thành một phần quan trọng trong doanh nghiệp.
Xem thêm: Việc làm digital marketing
3. Lưu ý
- Dung lượng ngắn gọn: Mục tiêu quan trọng thật, nhưng nó chỉ là phần mở đầu, giới thiệu cho bản CV nên các bạn cần phải thâu tóm mục tiêu của mình một cách ngắn gọn nhất có thể để không bị chiếm diện tích của các phần khác trong CV.
- Mục tiêu phải có khả năng thực hiện được: Đặt ra mục tiêu là điều cần thiết và quan trọng trong cuộc sống cũng như công việc của mỗi người. Nhưng mục tiêu như thế nào cũng rất quan trọng. Bạn đang ở dưới đất nhưng không thể đưa ra các mục tiêu trên trời, xa rời thực tiễn được. Mục tiêu đó, với khả năng của bạn thì sẽ thực hiện được. Bởi nếu mục tiêu quá xa khiến cho bạn thành kẻ thất hứa, khoa chương trước nhà tuyển dụng đó. Vì thế, hãy đưa ra các mục tiêu phù hợp với năng lực bản thân bạn nhé.
- Mục tiêu gắn với số liệu: Bạn không thể áng chừng mục tiêu của mình theo kiểu "trong những năm tới, em sẽ giúp doanh nghiệp tiến xa hơn trên thị trường" được. Bạn cần phải có số liệu để chứng minh điều đó, rằng là trong bao nhiêu năm, bạn giúp doanh nghiệp đạt được doanh số, sự tăng trưởng như thế nào,... Các con số đó, sau này sẽ là cơ sở đánh giá mức độ hoàn thiện, năng lực làm việc của bạn; do đó, hãy ước lượng chính xác con số theo khả năng của bản thân bạn nhé.
- Mục tiêu nên gắn với mục tiêu của doanh nghiệp: Khi đã tuyển người đi chung một con thuyền thì con người đó cũng phải có chung ý niệm về đích đến. Làm việc cùng nhau trong một công ty cũng giống như cùng nhau chèo thuyền vậy. Mỗi người trong đó phải đồng loạt chèo chống, chứ không thể mỗi người một nhịp, một hướng khác nhau được. Con thuyền đó sẽ chẳng tới được đích mong muốn, có khi lại bị xuôi theo dòng thị trường. Nhà tuyển dụng cần biết được bạn là người có chung chí hướng với họ để họ có thể sẵn sàng đưa bạn lên con thuyền doanh nghiệp.
- Ngoài mục tiêu nghề nghiệp bạn cũng nên chú ý đến cả mục trình độ học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc nữa để nhà tuyển dụng có thể đánh giá được khả năng của bạn ở vị trí nào.
Work247.vn tin rằng qua bài viết này bạn đã yên tâm hơn để điền vào phần mục tiêu nghề nghiệp tiếp thị quảng cáo của mình. Chúc bạn đọc có được công việc mình mơ ước.
1674 0