Tìm hiểu về quy trình hoạch định chiến lược Marketing hiệu quả

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Minh Tâm tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Minh Tâm

Để có thể đem lại doanh thu lợi nhuận cao từ hoạt động kinh doanh thì bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần có những hoạch định chiến lược cụ thể, rõ ràng đối với hoạt động buôn bán của mình. Không chỉ vậy còn giúp cho doanh nghiệp định hướng được những bước đi trong tương lai một cách vững mạnh hơn. Nhưng để phát triển được như vậy thì quy trình hoạch định chiến lược Marketing được thực hiện như thế nào? Work247.vn sẽ bật mí ngay cho bạn những thông tin bổ ích về vấn đề này nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tìm hiểu thông tin về hoạch định chiến lược 

1.1. Bạn hiểu hoạch định chiến lược Marketing là như thế nào?  

Mỗi một doanh nghiệp để thực hiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đều cần phải lên hoạch định chi tiết về chiến lược để triển khai các phương pháp bán hàng cho phù hợp. Vậy bản chất của hoạch định chiến lược Marketing là gì? 

Hoạch định chiến lược Marketing là gì?
Hoạch định chiến lược Marketing là gì?

Hoạch định chiến lược Marketing được hiểu là cách thức mà doanh nghiệp thực hiện xây dựng các chiến lược Marketing, xác định cụ thể các biện pháp Marketing để từ đó tiến vào thị trường mục tiêu theo kế hoạch đã được đề ra. 

Việc hoạch định chiến lược đều được thực hiện bởi các nhà quản lý cấp cao và được cho là chức năng quan trọng, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong từng đoạn thị trường mục tiêu. 

1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc hoạch định chiến lược Marketing 

- Việc hoạch định chiến lược Marketing sẽ là điều kiện cơ bản nhất để các doanh nghiệp thực hiện việc cập nhật tình hình, bắt kịp xu thế thời đại trước sự thay đổi không ngừng của thị trường. 

- Giúp định hướng chiến lược và mục tiêu trong tương lai với lộ trình phát triển rõ ràng. 

Tầm quan trọng của hoạch định chiến lược Marketing
Tầm quan trọng của hoạch định chiến lược Marketing 

- Hoạch định chiến lược rõ ràng sẽ là cơ sở để các nhà quản lý thực hiện việc đánh giá sự phát triển của các chiến dịch Marketing cũng như là sự phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. 

- Kịp thời phát hiện ra những rủi ro bất ngờ và đưa ra những xử lý mang tính cấp bách, giải quyết nhanh chóng để không làm ảnh hưởng quá lớn đến chiến lược Marketing. 

- Xây dựng hoạch định chiến lược sẽ là nền tảng để thực hiện các công tác kiểm tra, giám sát cũng như đánh giá được hiệu quả hoạt động của việc kinh doanh. 

- Hơn nữa việc hoạch định chiến lược Marketing sẽ luôn tạo ra ccas cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp, nâng cao được sự nhận diện của thương hiệu trên thị trường. 

Như vậy có thể khẳng định, việc hoạch định chiến lược Marketing sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được những giải pháp, chính sách tối ưu trong hoạt động kinh doanh. Đây là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp định hướng được tầm nhìn, và phát triển những cơ hội mới, đưa doanh nghiệp tiến xa hơn trong tương lai. Tuy nhiên làm thế nào để xây dựng điều này? Quy trình hoạch định chiến lược marketing sẽ được thực hiện như thế nào? 

Xem thêm: Các công cụ quảng cáo online phổ biến nhất mà bạn cần biết

2. Quy trình hoạch định chiến lược Marketing trong hoạt động kinh doanh 

Để xây dựng hoạch định chiến lược Marketing hiệu quả và phù hợp thì các doanh nghiệp cần phải xem xét rất nhiều các yếu tố khác nhau trước khi thiết lập quy trình. Tuy nhiên đây sẽ là các bước thực hiện chung và căn bản đối với mỗi quá trình hoạch định chiến lược marketing trong hoạt động kinh doanh. 

2.1. Xác định cụ thể, chính xác mục tiêu chiến lược  

Xác định mục tiêu chiến lược
Xác định mục tiêu chiến lược 

Bất cứ một hoạt động kinh doanh nào cũng cần thực hiện việc này đầu tiên. Bạn phải xác định rõ ràng đối tượng và mục khách hàng tiềm năng có nhu cầu cao đối với sản phẩm, luôn gắn mục tiêu Marketing với mục tiêu kinh doanh, cụ thể như: 

- Phát triển thương hiệu: nhận diện thương hiệu, tăng tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp, đặc biệt là định vị thương hiệu trong lòng khách hàng. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được chỗ đứng của mình đối với khách hàng để từ đó thay đổi nhằm phù hợp với sự mong muốn, nhu cầu của khách hàng.

- Thực hiện tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, kích thích nhu cầu mua hàng của khách hàng. 

- Tập trung phát triển, nâng cao chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ.  

- Mong muốn cải thiện vị thế của doanh nghiệp trên thị trường đồng thời tạo ra những cơ hội mới cho doanh nghiệp.

2.2. Thực hiện phân tích thị trường 

Thị trường sẽ là yếu tố thiết yếu để xác định được xem nhu cầu về sản phẩm của bạn là lớn hay nhỏ, Việc nắm bắt được quy mô của thị trường đối với doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định được hướng đi chính xác. 

Thực hiện phân tích thị trường
Thực hiện phân tích thị trường 

Các doanh nghiệp sẽ phải thực hiện việc thu thập các thông tin liên quan đến số liệu, các ngành nghề liên quan, những cảm nhận cá nhân của khách hàng, những đánh giá thông qua các công cụ xã hội…. để phân tích một cách đầy đủ và chính xác nhất. Đồng thời cần có sự hỗ trợ của các công cụ Marketing để tối ưu hóa công việc phân tích: SWOT, phân tích chuỗi giá trị và nhiều các công cụ khác. Phân tích thị trường cụ thể thì việc xác định các biện pháp marketing cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. 

2.3. Xác định kỹ càng phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu 

Sau khi đã phân tích được những yếu tố liên quan đến thị trường, doanh nghiệp sẽ phải chỉ ra được từng đoạn thị trường cụ thể và đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến sử dụng dịch vụ, sản phẩm. 

Xác định phân khúc thị trường và khách hàng tiềm năng
Xác định phân khúc thị trường và khách hàng tiềm năng

Từng phân đoạn thị trường khác nhau sẽ có những biến động khác nhau thậm chí là cả sự thay đổi về khách hàng. Do vậy mà doanh nghiệp sẽ cần xây dựng cụ thể phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu thông qua định vị thương hiệu để có thể nắm bắt được một cách chi tiết cũng như kịp thời có những thay đổi trong hoạt động kinh doanh để đáp ứng được toàn bộ các nhu cầu của khách hàng. 

2.4. Xây dựng bản hoạch định chiến lược Marketing hoàn chỉnh 

Lên các kế hoạch cụ thể
Lên các kế hoạch cụ thể 

Khi đã có trong tay đầy đủ các số liệu liên quan và các nội dung cần thiết thì bạn có thể tiến hành lập hoạch định chiến lược marketing theo từng phân khúc thị trường cụ thể, phù hợp với nhu cầu của khách hàng và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc hoạch định sẽ bao gồm các kế hoạch như là: 

- Kế hoạch truyền thông, tổ chức các kênh phân phối.

- Kế hoạch chi tiêu, kế toán ngân sách các hoạt động chi tiêu cụ thể. 

- Kế hoạch về việc phân bổ nguồn tài nguyên. 

- Kế hoạch hỗ trợ, quản lý vấn đề kỹ thuật.

Các kế hoạch này cũng sẽ là cơ sở để đánh giá hiệu quả Marketing bởi khi các kế hoạch này được hoạt động hiệu quả thì tự khắc hoạt động kinh doanh sẽ phát triển theo. 

Xem thêm: Cách làm báo cáo Marketing không phải ai cũng biết 

3. Một số yếu tố cần lưu ý khi xây dựng hoạch định chiến lược Marketing 

Mỗi một kế hoạch nằm trong bản hoạch định cần phải đảm bảo đủ các tiêu chí work247 liệt kê sau: 

Lưu ý khi thực hiện quy trình hoạch định chiến lược Marketing
Lưu ý khi thực hiện quy trình hoạch định chiến lược Marketing

- Tính rõ ràng, cụ thể và chính xác: khi xác định được mục tiêu, khách hàng được cụ thể thì việc xây dựng các kế hoạch mới trở nên rõ ràng, nhanh chóng phát triển được các chiến lược marketing hiệu quả. 

- Tính sáng tạo: nó sẽ đóng vai trò chi phối trong các kế hoạch truyền thông nhằm tạo ra những điều mới mẻ thay vì việc chỉ men theo những công việc tuần tự nhất định. 

- Tính liên quan giữa các bộ phận: tất cả các bộ phận cần có sự kết nối mật thiết với nhau để hợp tác xây dựng việc hoạch định chiến lược được hiệu quả, đồng thời cũng thể hiện được sự thấu hiểu các các thành viên trong tổ chức và mở ra sợi dây gắn kết giữa các bộ phận trong công ty. 

Nhìn chung quy trình hoạch định chiến lược Marketing sẽ đảm bảo được việc xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm duy trì và đem lại lợi nhuận cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp cũng như đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng cần chú ý đến những yếu tố cần thiết cho việc hoạch định chiến lược được trở nên hiệu quả hơn.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem272 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT