Kinh nghiệm kinh doanh sân tennis - Thách thức từ bộ môn thể thao
Tác giả: Nguyễn Thu Huyền
Bên cạnh sự phát triển của các bộ môn thể thao vua như bóng đá, bóng chuyền,...môn thể thao tennis cũng không ngừng lớn mạnh. Nhận biết được sân tennis là loại hình kinh doanh có hiệu quả, một số người đã huy động vốn để kinh doanh sân tennis. Vậy kinh doanh sân tennis liệu có mạo hiểm và kinh nghiệm kinh doanh sân tennis một cách hiệu quả là như nào? Tìm hiểu ngay bài viết sau đây để biết thêm chi tiết nhé!
1. Nhu cầu sử dụng sân tennis hiện nay
Cùng với sự phát triển của xã hội công nghệ số, nhu cầu con người về các lĩnh vực hoạt động và giải trí ngày càng tăng cao trong đó có thể kể đến những môn thể thao rèn luyện sức khỏe. Có vô số các môn thể thao có thể kể đến trong xã hội hiện đại ngày nay như là bóng đá, bóng chuyền, đua xe, điền kinh,... thì tennis cũng đang nổi lên như là hiện tượng của một môn thể thao và càng làm tăng lên những số lượng người biết đến bộ môn này. Tennis là môn thể thao đang dần chiếm được rất nhiều sự quan tâm của những tín đồ của thể thao trên toàn túc cầu, có thể kể đến rất nhiều những giả đấu lớn như các giải Grand Slam, ATP - World Tour thu hút rất nhiều những tay vợt hàng đầu trên thế giới như là Novak Djokovic hay là Rafael Nadal,...
Không thể phủ nhận rằng bộ môn tennis đã ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức của những những con người đam mê bộ môn thể thao và đang thu hút rất nhiều sự quan tâm cũng như mong muốn được trải nghiệm bộ môn này không chỉ các khán giả quốc tế mà còn là các khán giả của Việt Nam. Nắm bắt được thị hướng và nhu cầu của khán giả, trong những thời gian gần đây, nhiều công trình sân tennis cũng đã được xây dựng và thi công.
2. Một số những đắn đo trước khi đầu tư
2.1. Có nên đầu tư vào sân tennis hay không?
Các nhà đầu tư ở những thành phố lớn đổ xô vào lĩnh vực kinh doanh sân tennis đã trở thành một trào lưu và nhanh chóng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các chủ đầu tư. Bạn có thể đi vòng quanh Hà Nội và bắt gặp rất nhiều sân tennis trong tình trạng quá tải vì có quá nhiều người xếp hàng để đặt sân. Chứng tỏ rằng đây là một môn thể thao có sức hút không hề nhỏ trong vòng 5 năm trở lại đây.
Theo tính toán của các chủ đầu tư thì đầu tư sân tennis không quá rủi ro. Tuy rằng là vốn đầu tư ban đầu cho hệ thống sân bãi, mặt cỏ, các thiết bị trong sân, các cửa hàng ăn uống và bán đồ thể thao là con số lớn nhưng nếu biết cách đầu tư thông minh, lợi nhuận mang lại về trong ví của bạn cũng không hề nhỏ. Đặc biệt là xu hướng đầu tư sân cỏ tennis ở Việt Nam hiện nay là sân cỏ nhân tạo. Sau đây là một số lợi ích về sân cỏ tennis nhân tạo mang lại:
- Ít tốn chi phí chăm sóc và thời gian để chăm sóc định kỳ hàng tháng so với sân cỏ tự nhiên.
- Sân mặt cỏ nhân tạo có tần suất sử dụng nhiều lần so với sân cỏ tự nhiên.
- Giá thuê sân theo giờ cao, tùy thuộc vào từng khu vực và địa điểm để có thể đưa ra bảng giá.
2.2. Kinh doanh sân cỏ tennis liệu có phải là nghề bội thu
Với tình hình nhu cầu chơi tennis ngày một tăng hiện nay, một số nhà đầu tư đã dám bỏ ra cả bạc tỷ để đầu tư vào sân tennis. Và đặc biệt hiệu quả của việc đầu tư của khoảng này cũng đến rất nhanh. Theo một người chủ đầu tư có tiếng của Hà Nội kể lại:”Cách đây 1 năm tôi đã thế chấp nhà để vay tiền ngân hàng làm 2 sân tennis. Lúc đầu không ít người cho rằng điều đó thật không đáng và tôi sẽ rơi vào cảnh nợ nần. Tuy nhiên do có địa thế tốt và có khả năng kinh doanh nên tôi đã thu hồi được vốn đầu tư và đang trên đà lãi”.
Qua câu chuyện trên, chúng ta có thể nhận thấy được sân tennis đang là loại hình kinh doanh hiệu quả và có thể thu về được kha khá nguồn lợi nhuận. Do vậy đã có rất nhiều nhà đầu tư đã bỏ những nguồn vốn của mình vào loại hình kinh doanh sân tennis này. Đây được đánh giá là loại hình kinh doanh có hiệu quả và thu về nguồn lợi nhuận cao, do vậy tình trạng đổ xô vào kinh doanh sân cỏ nhân tạo tennis hiện nay không còn là hiếm.
3. Kinh nghiệm kinh doanh sân tennis
Để làm tốt và mang lại hiệu quả kinh doanh cụ thể của sân tennis, bạn phải có kinh nghiệm thực chiến trên thương trường và kinh doanh một cách thông minh để đầu tư sinh lời. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm cụ thể kinh doanh sân tennis để bạn có thể hướng tới:
3.1. Lên kế hoạch kinh doanh cụ thể
Có 2 việc bạn có làm trong một bản kế hoạch kinh doanh sân tennis đó là: vạch ra rõ ràng từng đường đi nước bước và phác thảo chúng cụ thể lên trang giấy để có thể thu hút được nguồn tài trợ từ bên ngoài. Mọi thứ sẽ càng trở nên dễ dàng nếu bạn xác định cụ thể các bước để có thể thực hiện và đo lường từng chi phí hiệu quả từng bước, phù hợp thì tiếp tục, chưa phù hợp thì điều chỉnh.
Những yếu tố không thể thiếu trong bản kế hoạch đó là: thương hiệu, nghiên cứu thị trường mục tiêu, sản phẩm và các dịch vụ có liên quan và đưa ra những cách thức tiếp thị, chăm sóc khách hàng. Đồng thời bạn cũng có thể thu thập kha khá những thông tin trong lúc lập ra kế hoạch kinh doanh và phát triển những dịch vụ về kinh doanh cửa hàng dụng cụ thể thao. Điều này sẽ khiến cho bạn phần nào đó quá trình kinh doanh của bạn được thuận lợi hơn.
3.2. Hiểu và đánh giá được nhu cầu của thị trường
Mức sống tỷ lệ thuận với nhu cầu nâng cao đến sức khỏe và thể lực của con người. Môn tennis đòi hỏi con người nâng cao sức khỏe và thể lực bằng cách rèn luyện vận động cả tay và chân kết hợp với tầm nhìn chuẩn xác để đánh bóng. Do vậy để có thể chơi tốt được môn thể thao này, một người chơi phải hoạt động rất nhiều. Để hỗ trợ cho người chơi việc tập luyện cũng như thi đấu một cách hiệu quả, bạn có thể kinh doanh các sản phẩm bổ sung sức khỏe hay nước giải khát, đồ ăn cho các vận động viên để họ không phải đi đâu xa mà vẫn có những thứ bổ sung kịp thời cho cơ thể sau mỗi trận đánh căng thẳng.
Đặc biệt là vào thời điểm dịch bệnh bùng phát phức tạp hiện nay, hành vi người tiêu dùng có thể sẽ bị thay đổi do khách hàng lựa chọn tới việc mua sắm online. Do vậy các nhà đầu tư có thể dựa vào đó để biết được nhu cầu thị yếu của khách hàng để ưu tiên lựa chọn tối đa chi phí của các mặt hàng, hàng tồn và chi phí chi trả cho nhân viên,... đây cũng là cách quảng cáo thương hiệu của bạn trên thương trường. Nên kết hợp cả việc bán hàng trực tiếp và bán hàng online để có thể các hàng thể thao, thực phẩm bổ sung chức năng của bạn được bán chạy hơn.
3.3. Tìm kiếm những nguồn hàng chất lượng
Những thứ quan trọng mà bạn có thể kinh doanh cùng với sân tennis đó là: các dụng cụ như vợt, bóng, áo thi đấu, khăn lau mồ hôi, dụng cụ bảo vệ tay, bảo vệ chân, hay đồ ăn , thức uống,... Việc của bạn là phải đi tìm một nguồn hàng chất lượng để phục vụ cho công việc kinh doanh của bạn.
Chất lượng sẽ tạo nên sự uy tín, và khi có được sự uy tín rồi thì bạn có thể thu hút được rất nhiều khách hàng đến với sân tennis của bạn. Dù bạn có bán đồ bình dân hay cao cấp đi chăng nữa cũng không nên làm theo kiểu chộp giật, hàng kém chất lượng. Hàng bạn nhập về và đem đi bán phải xứng đáng với tiền mà khách bỏ ra thậm chí cao hơn kỳ vọng để có thể ngày càng tạo nên thương hiệu và kinh doanh lâu dài.
Trong suốt quá trình kinh doanh, bạn cũng nên liên tục tìm kiếm và chọn lọc các mặt hàng để có thể so sánh giá cả. Nhiều người chủ quan, chọn hàng mà không so sánh giá của phẩm mà không đàm phán, tìm hiểu giá cả khiến cho hàng bạn bán ra có thể đắt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Do vậy, bạn sẽ bị khách hàng quay lưng một cách nhanh chóng, điều này cũng là một trong số những nguyên nhân mà các nhà bán lẻ thất bại trong quá trình thu hút khách hàng đến với sản phẩm của mình.
3.4. Tạo độ phủ sóng thị trường và hệ thống bán hàng online
Dù bạn ở bất kỳ nơi nào thì việc quảng bá sản phẩm ra ngoài thị trường là một việc làm rất cần thiết. Bạn nên kết hợp cả hình thức bán hàng trực tiếp và online để khách hàng biết đến rộng rãi về hệ thống sân tennis cũng như các sản phẩm mà bạn đang kinh doanh. Thời đại 4.0 rồi, bạn nên quảng bá sản phẩm rộng rãi trên Internet, kết hợp với các việc phát triển của hoạt động SEO, chạy quảng cáo cho các Website, quảng cáo Zalo, Facebook, quảng cáo Google Adwords, rao vặt trên các Group, Forum để có thể gia tăng hiệu quả cũng như tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.
3.5. Làm chủ tình hình tài chính
Không chỉ làm chủ hệ thống sân bãi, các cửa hàng mà bạn còn phải làm chủ được tình hình tài chính để kiếm thêm về lợi nhuận. Có biết bao nhiêu chi phí để bạn có thể xây dựng và phát triển hệ thống sân tennis như: tiền thuê mặt bằng, tiền hoàn thiện, chỉnh sửa, tiền thiết kế, trang trí, tiền nhập hàng, tiền lương nhân viên, tiền Marketing, và rất nhiều các chi phí phát sinh khác. Cho nên bạn phải tính toán làm sao cho mình thu về nguồn lợi nhuận lãi nhất có thể.
Sáu tháng đầu năm kinh doanh được dự báo là thời điểm khó khăn nhất của bạn. Nếu như bạn vượt qua giai đoạn này mà không bị lỗ quá nhiều thì cũng có thể được coi là thành công. Trong thời gian này bạn cần phải chú ý đầu tư về Marketing và đưa ra các chương trình giảm giá để thu hút khách hàng. Đến khi sân tennis của bạn đã trở thành một thương hiệu có tiếng thì bạn phải tổ chức những đợt ưu đãi để có thể gia tăng khách hàng cũng như giữ chân được các khách hàng trung thành
Qua bài viết trên, hy vọng là bạn đã nắm rõ được những kinh nghiệm kinh doanh sân tennis để có thể hướng tới thành công. Hãy tìm ra lời giải riêng cho bài toán kinh doanh của mình để có thể phát triển mô hình kinh doanh sân tennis một cách thuận lợi bạn nhé!